Trung Quốc dự tính loại bỏ toàn bộ công nghệ ngoại vào năm 2020

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 01/04/2015 0:00 AM

Trung Quốc có kế hoạch nhằm loại bỏ công nghệ ngoại khỏi các cơ quan chính phủ và những ngành công nghiệp trọng điểm cho tới năm 2020.

Cuối tuần trước, nhiều trang báo quốc tế phương Tây có đề cập một câu chuyện thú vị xoay quanh những kế hoạch của Trung Quốc nhằm loại bỏ công nghệ ngoại khỏi các cơ quan chính phủ và những ngành công nghiệp trọng điểm cho tới năm 2020, chủ yếu vì những lý do an ninh. Trung Quốc đã bắt đầu xúc tiến theo hướng này khi Windows 8 đang bị cấm tại các máy tính chính phủ, Qualcomm bị đánh sập bởi lượng phí phạt chống độc quyền khổng lồ, và những sản phẩm của Apple như iPad đã bị loại bỏ khỏi danh mục kiểm duyệt được chính phủ công nhận.

Nhưng liệu Trung Quốc có thể thực sự tách biệt mình khỏi công nghệ ngoại, ít nhất là trong những lĩnh vực trọng tâm? Cho tới khi họ phát triển được hệ điều hành máy tính của riêng mình thì câu trả lời chắc chắn là: Không. Những báo cáo của trên website Bloomberg cho thấy hy vọng của chính phủ bản địa vào một hệ điều hành Trung Quốc mới được dựa trên NeoKylin, một hệ điều hành “cây nhà lá vườn” vừa trải qua cuộc thử nghiệm thành công tại một thành phố nhỏ Tứ Bình. Có vẻ như, đây sẽ là sự thay thế của Trung Quốc dành cho Windows.

Hệ điều hành Neokylin

Hệ điều hành Neokylin

Thay thế một hệ điều hành mới trong một thành phố nhỏ không hề giống với việc thay thế toàn bộ cơ sở hạ tầng máy tính quốc gia bao gồm cả chính phủ, ngân hàng, và các doanh nghiệp nhà nước, vì vậy đây sẽ là một bước khởi đầu hợp lý. Những tổ chức này có hàng ngàn hệ thống vận hành trên Windows, và khiến các SoE (stated-own enterprises – doanh nghiệp nhà nước) chuyển sang một hệ điều hành hoàn toàn mới và xây dựng lại tất cả những hệ thống đó rất có thể sẽ mất tới hơn 5 năm.

Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn cả là việc NeoKylin lại không thực sự là một hệ điều hành “cây nhà lá vườn”. Nó được dựa trên hệ điều hành Kylin mà chính phủ Trung Quốc đã làm việc trên trong gần 15 năm tính tới nay, và Kylin chưa bao giờ được xây dựng từ nguyên gốc. Phiên bản ban đầu của hệ thống được sao chép từ một hệ điều hành Mỹ có tên FreeBSD. Sau này, các cơ quan ở Trung Quốc đã chuyển sang sử dụng Linux làm hệ điều hành cơ sở. Phiên bản mới nhất của Kylin được dựa trên Ubuntu và nó được phát triển cho Trung Quốc bởi một công ty Anh có tên Canonical. Trên thực tế, Ubuntu Kylin không hề “Trung Quốc” chút nào bởi tính tới cuối năm 2014, nhiều phần của Kylin vẫn chưa được dịch sang tiếng Trung Quốc.

Ubuntu Kylin, Hệ điều hành “cây nhà lá vườn” của Trung Quốc, được phát triển bởi một công ty… Anh

Không rõ NeoKylin và Ubuntu Kylin giống nhau đến thế nào. Ubuntu Kylin rất có thể là phần mềm mới hơn, bởi lẽ cái tên NeoKylin đã được sử dụng một thời gian. Công ty phần mềm China Standard khẳng định rằng họ phát triển NeoKylin cùng với trường đại học khoa học và công nghệ quốc phòng quốc gia Trung Quốc, mà không nhắc gì tới Canonical. Nhưng NeoKylin vẫn dựa trên Linux, có nghĩa là cuối cùng thì kể cả nếu như nó không vay mượn gì từ Canonical hay Ubuntu Kylin, rất nhiều mã của hệ điều hành này không được phát triển tại Trung Quốc. (Và tất nhiên, có khả năng sự chuyển đổi sang Kylin trong vòng 5 năm tới cuối cúng sẽ chỉ giúp cho Ubuntu Kylin vượt qua NeoKylin)

Đặt sự mỉa mai của việc sử dụng phần mềm nguồn mở để cách biệt hệ thống phần mềm của mình với thế giới sang một bên, sự dịch chuyển từ Windows sang Linux cũng phần nào có lý nếu xét từ viễn cảnh của Trung Quốc. Kể cả nếu như NeoKylin,Ubuntu Kylin hay bất kỳ nhánh Linux nào mà chính phủ Trung Quốc sử dụng cuối cùng cũng không hoàn toàn là “cây nhà lá vườn”, nhưng nó chắc chắn cũng sẽ “Trung Quốc” hơn một hệ điều hành hoàn toàn ngoại như Windows.

Và bởi phía Trung Quốc đã nhúng tay vào việc phát triển những hệ điều hành gốc-Linux này, chuyển đổi sang chúng có nghĩa là quốc gia này sẽ không còn phụ thuộc vào Microsoft để giữ cho hệ điều hành của mình được liên tục cập nhật bản mới nhất (điều này đã trở thành một vấn đề từ khi Microsoft ngừng hỗ trợ hệ điều hành ưa thích của Trung Quốc, Windows XP). Cốt lõi của Kylin có thể là từ nước ngoài, song Trung Quốc vẫn có quyền kiểm soát với nó hơn nhiều so với thứ mà họ có với Windows.

Windows XP đã từng là hệ điều hành phổ biến nhất tại Trung Quốc trong nhiều năm

Windows XP đã từng là hệ điều hành phổ biến nhất tại Trung Quốc trong nhiều năm

Dẫu vậy, ý tưởng rằng Trung Quốc có thể thay thế toàn bộ công nghệ ngoại trong vòng 5 năm tiếp theo bằng cách chuyển đổi sang một hệ điều hành dựa trên Linux – một công nghệ phát triển ngoại – khá là vô lý. Và hệ điều hành PC sẽ không phải là vấn đề duy nhất mà Trung Quốc phải đối mặt với nếu như họ muốn loại bỏ hoàn toàn công nghệ ngoại. Trung Quốc sẽ phải đối mặt với vấn đề tương tự trong mảng mobile, ví dụ, khi mà hầu như tất cả những hệ điều hành mobile thành công của Trung Quốc đều dựa trên hệ điều hành ngoại Google Android.

Khả thi hơn việc chuyển toàn bộ sang công nghệ phát triển nội địa là Trung Quốc sẽ khiến những nhà cung cấp ngoại phải chịu sự kiểm duyệt kỹ càng hơn và chia sẻ nhiều công nghệ hơn với các đối tác địa phương, đổi lại để được tiếp tục cung cấp cho “thị trường tỷ dân màu mỡ”. Và mặc dù vài công ty công nghệ ngoại có thể sẽ ngần ngại đồng ý với điều này, số nhiều sẽ chấp thuận. Nhượng bộ một chút với các cơ quan chức năng ở Trung Quốc sẽ thiệt hại ít hơn so với việc bỏ hoàn toàn quyền cung cấp với một quốc gia rộng lớn như vậy. Trung Quốc chưa sẵn sàng thay thế toàn bộ công nghệ ngoại, nhưng thực tế là họ không cần phải làm như vậy bởi lẽ thị trường công nghệ Trung Quốc quá thu hút khiến cho họ ngày càng có thể đưa ra những điều lệ khắt khe hơn đối với những công ty nước ngoài mong muốn kinh doanh tại đây.

Hệ điều hành Neokylin

Hệ điều hành Neokylin

NeoKylin và Ubuntu Kylin không phải là những hệ điều hành “thuần Trung”, đây là sự thật. Song những nước cờ xoay quanh chúng sẽ rung hồi chuông kết thúc thời đại của những công ty công nghệ nước ngoài như Microsoft, công ty mà đến bây giờ đã có thể tung ra các sản phẩm như Windows mà không cần cân nhắc nhiều đến những chính sách và yêu cầu bảo mật của chính phủ Trung Quốc. Trong tương lai, bất cứ công ty nước ngoài nào muốn thâm nhập vào thị trường doanh nghiệp công nghệ lớn và sinh lời như SoE, các bộ phận chính phủ, hay ngân hàng Trung Quốc khả năng cao sẽ phải thực hiện những sự nhượng bộ lớn, bao gồm cả nhượng bộ công nghệ có thể sinh lợi cho những đối thủ cạnh tranh nội địa.

Điều đó có tốt hơn việc bị cấm hoàn toàn khỏi thị trường này hay không? Đối với vài công ty, câu trả lời có thể là “không”. Vậy nên trong khi Trung Quốc chưa sẵn sàng thay thế toàn bộ công nghệ ngoại trong những lĩnh vực quan trọng cho tới năm 2020, điều gì sẽ xảy ra có lẽ cũng sẽ không phải là tin tốt cho bất kỳ công ty công nghệ nước ngoài nào.

Theo Techinasia

 

>>Nhật Bản: Marketing game mobile đạt tới tầm cao mới