Kể từ khi ngành công nghiệp game ngày càng trở nên lớn và đa dạng hơn, thật khó để ta có thể tìm ra những xu hướng nổi trội xuyên suốt trong năm. Tuy nhiên, dưới con mắt sắc sảo của những chuyên gia, chúng ta vẫn thấy một vài chuyển động, chủ đề và thay đổi luật lệ điển hình đã giúp định hình ngành game trong năm 2015.
Nintendo bứt phá khỏi vòng an toàn
Có thể coi đây là một năm kỳ lạ khi một trong những game thành công nhất của Nintendo thuộc thể loại bắn súng online. Splatoon là một cái tên bất ngờ trong năm 2015, và nó thậm chí còn đạt giải “Game Bắn Súng Hay Nhất” của The Game Award, đánh bại những bom tấn như Halo 5 và Call of Duty: Black Ops III. Thành tựu đáng khen lại được đến từ một công ty vốn có tai tiếng về tính năng online nghèo nàn.
Super Mario Maker là một tựa game đình đám khác của Nintendo trong năm 2015, và nó cũng tập trung vào các tính năng online. Niềm vui chủ yếu của nó đến từ việc kiểm tra những màn chơi của cộng đồng và đăng tải màn của chính mình tạo ra. Hơn nữa, bản thân Super Mario Maker còn mang vai trò của một thử nghiệm thành công. Chúng ta đã từng thấy Nintendo đưa công cụ sáng tạo vào game như Smash Bros. và Mario vs. Donkey Kong, nhưng Super Mario Maker mới thực tỏa sáng và cho phép người chơi hoàn toàn tự do.
Game thế giới mở thống trị
Fallout 4, The Witcher 3 và Metal Gear Solid V: The Phantom Pain là 3 game khủng nhất của năm nay, và tất cả chúng đều có một thế giới mở rộng lớn. Nhưng trên thực tế, phong cách xây dựng thế giới mở đang lan tỏa đi khắp nơi và ta có thể kể tới vô số những cái tên đáng nhớ khác như Just Cause 3, Rise of the Tomb Raider, Mad Max, Batman: Arkham Knight, Xenoblade Chronicles X, Assassin’s Creed: Syndicate và Dying Light.
Dường như các game thế giới mở đã chiếm ½ thị trường AAA ngày nay. Đó là một xu hướng được bắt nguồn với thế hệ console hiện tại, khi PlayStation 4 và Xbox One có đủ sức mạnh và mang lại cho các nhà phát triển nhiều công cụ hơn để sáng tạo ra những thế giới hùng vĩ. Ngay cả những series vốn đi theo một đường tuyến tính như Metal Gear Solid cũng đã chọn con đường thế giới mở.
Game theo từng tập
Telltale đã tiếp tục tạo ra những series game theo từng tập trong năm 2015, bao gồm Game of Thrones và Tales from the Borderlands. Tuy nhiên, ta thấy rằng ngày càng có nhiều công ty ủng hộ phương thức phát hành này trong năm 2015. Điển hình có thể kể tới như Square Enix đã phát hành Life is Strange, và Activision đã bắt đầu một series King’s Quest mới bằng phân nhánh Sierra Games. Giờ đây, đến cả Final Fantasy VII Remake cũng có dự dịnh phát hành theo nhiều phần, cho ra thấy rõ rằng xu hướng phát hành game theo từng tập sẽ trở nên lớn hơn nữa trong năm 2016.
Các thương hiệu game 3A mang lại trải nghiệm mobile giá trị
Nhiều tháng trước khi Fallout 4 chính ra phát hành, Bethesda đã gây shock fan với tựa game gây nghiện Fallout Shelter. Thay vì cố gắng nhào nặn một game nhập vai phức tạo thành một trải nghiệm mobile đơn giản hóa, Fallout Shelter đã mang lại một trải nghiệm miễn phí, vui vẻ cho phép người chơi tự tạo và quản lí hầm trú ẩn của riêng họ.
Series Tomb Raider cũng đã tạo được thành công trên nền tảng mobile. Trong khi series chính đã tự reboot với một hướng đi chân thực hơn, Lara Croft GO là một tựa game nền tảng giải đố mang tính hoài niệm và hoạt động rất tốt trên mobile.
Bản đồ miễn phí
Có vẻ như kỷ nguyên của những gói bản đồ cuối cùng đã kết thúc. Bungie đã hứa với người chơi rằng mọi bản đồ được đưa vào Halo 5: Guardians đều sẽ miễn phí, và họ đã giữ đúng lời cho tới thời điển hiện tại. Nintendo cũng đưa ra hành động tương tự với Splatoon, cho người chơi thỏa sức trải nghiệm bản đồ mới mà không cần trả thêm phí. Việc này không chỉ mang lại cho mọi người thêm nội dung, và còn giữ lượng người chơi khỏi bị phân mảnh.
Tất nhiên, không phải mọi nhà phát hành đều thuận theo xu hướng này ngay. Call of Duty: Black Ops III vãn có dự định yêu cầu người chơi trải phí cho gói bản đồ, và trong khi Star Wars: Battlefront cho bản đồ Jakku miễn phí, nhưng người chơi sẽ phải mua các bản đồ khác trong tương lai.
Theo VentureBeat