- Theo Trí Thức Trẻ | 12/10/2015 04:30 PM
Khai thác game dựa theo những cụm từ khóa đề tài hot luôn là một “thượng sách” được nhiều công ty Trung Quốc hướng tới, và dựa theo một thống kê từ chính các trang truyền thông nước này cho thấy, tính riêng thị trường webgame nửa đầu năm 2015, các tựa game có chữ “Tam Quốc” trong tên gọi đạt 283 sản phẩm, “Truyền Kỳ” đạt 72 sản phẩm, và dự kiến đến hết năm nay số lượng game liên quan tới từ khóa “Tam Quốc” sẽ tăng lên tới 300 sản phẩm, và “Truyền Kỳ” là 85 sản phẩm.
Các webgame có chữ "Tam Quốc"
Qua đó, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng các nhà phát triển webgame Trung Quốc ưa chuộng nhất là cụm từ khóa “Tam Quốc” và “Truyền Kỳ”, một cái gắn liền với tiểu thuyết lịch sử vô cùng được yêu thích bởi nhiều tầng lớp độc giả và một là gắn liền với sản phẩm “Nhiệt Huyết Truyền Kỳ” được Shanda Games phát hành từ năm 2001, trở thành biểu tượng kinh điển trong lòng người chơi game online nước này.
Các webgame có chữ "Truyền Kỳ"
Ngoài hai cái tên trên, ta còn có thể kể tới rất nhiều những cụm từ khóa tên game hot khác, có tới 20 – 40 sản phẩm ở thị trường webgame Trung Quốc như sau:
1. Thế Giới: 38 sản phẩm
“Thế Giới” là một từ khóa ý chỉ nội dung đề tài rộng lớn, so sánh với “Giang Hồ” thì nó có phần vĩ đại hơn. Do đó trên thị trường Trung Quốc có rất nhiều sản phẩm webgame mang tên gọi “Thế Giới” và khai thác đủ dạng đề tài từ võ hiệp phương Đông, tiên hiệp huyền ảo cho tới thể thao, thần thoại phương Tây.
Các webgame có chữ "Thế Giới"
2. Chiến Thần: 28 sản phẩm
Bất luận là đề tài chiến tranh lịch sử hay thần thoại, “Chiến Thần” là một cụm từ khóa rất ăn khách bởi chắc chắn phần đa game thủ đều có mong muốn trở thành một vị chiến thần bất bại thực thụ trong thế giới ảo.
Các webgame có chữ "Chiến Thần"
3. Liên Minh (League): 27 sản phẩm
Trong khoảng thời gian gần đây, “Liên Minh” có thể được coi là một cụm từ hot trên phạm vi toàn cầu chứ không chỉ ở riêng Trung Quốc, khi nó được gắn liền với Anh Hùng Liên Minh (tên tiếng Trung Quốc của League of Legends). Tuy nhiên, nó cũng là một cụm từ rất có ý nghĩa, muốn nhấn mạnh cơ chế gameplay tổ đội, có sự phối hợp chặt chẽ lẫn nhau của cộng đồng người chơi trên nhiều thể loại chứ không chỉ riêng MOBA.
Các webgame có chữ "Liên Minh"
4. Đồ Long: 26 sản phẩm
Món thần khí “Đồ Long Bảo Đao” trong Nhiệt Huyết Truyền Kỳ đã biến “Đồ Long” trở thành một cái tên vô cùng hot, được nhiều nhà sản xuất webgame áp dụng trong tên gọi sản phẩm, quảng cáo…
Các webgame có chữ "Đồ Long
5. Lam Cầu (nghĩa là bóng rổ): 23 sản phẩm
Ở Trung Quốc, bóng rổ là một môn thể thao được ưa chuộng không hề kém cạnh bóng đá, với niềm tự hào chính là tuyển thủ Diêu Minh. Do vậy, “Lam Cầu” (tiếng Trung của bóng rổ) là một cụm từ xuất hiện trong tới 23 sản phẩm liên quan tới môn thể thao này trên thị trường webgame.
Các webgame có chữ "Lam Cầu"
6. Phong Vân: 22 sản phẩm
Không chỉ những sản phẩm khai thác đề tài võ hiệp sử dụng cụm từ “Phong Vân”, mà ngay cả các sản phẩm thuộc thể loại lịch sử, chiến tranh cũng rất ưa chuộng nó.
Các webgame có chữ "Phong Vân"
7. Tranh Bá: 21 sản phẩm
Tranh đoạt bá quyền, công thành kinh địa, truy tìm quyền lực tối cao, chính là tâm lí háo thắng của rất nhiều người chơi như tìm đến thế giới ảo game online, và mang lại cơ hội cho nhiều công ty ăn nên làm ra.
Các webgame có chữ "Tranh Bá"
8. Võ Hiệp: 21 sản phẩm
“Võ Hiệp” có thể được coi là quan niệm truyền thống, là món ăn tinh thần và là niềm tự hào văn hóa của người dân Trung Quốc, thường xuyên được thể hiện qua vô số tác phẩm văn học, điển ảnh nổi tiếng. Vì lẽ đó, đương nhiên nó là đối tượng tranh đoạt của vô số nhà làm game nội địa.
Các webgame có chữ "Võ Hiệp"
9. Mộng Ảo (hay Mộng Huyễn): 21 sản phẩm
Song song với “Võ Hiệp”, “Mộng Ảo” cũng là một quan niệm xuất hiện từ thời đầu cả ngành game Trung Quốc. Các sản phẩm sử dụng cụm từ “Mộng Ảo” thường có xu hướng khai thác bối cảnh phương Đông cổ điển, đồ họa dễ thương với những yếu tố thần thoại, hư hư thực thực như cõi mơ.
Các webgame có chữ "Mộng Ảo"
10. Thần Ma: 20 sản phẩm
Những câu chuyện thần bí liên quan tới các thế lực siêu nhiên luôn khơi gợi trí tò mò của người nghe, và đương nhiên các nhà sản xuất game sẽ không bao giờ bỏ qua được cụm từ đơn giản nhưng lại rất có sức hút “Thần Ma”.
Các webgame có chữ "Thần Ma"
11. Hiên Viên: 20 sản phẩm
Cuối cùng là “Hiên Viên”, cụm từ tiêu biểu thể hiện thần thoại thượng cổ Trung Quốc đã từng được sử dụng trong không chỉ game mà còn cả phim truyền hình.
Các webgame có chữ "Hiên Viên"
Người chơi game thích trả tiền nhất là lúc ... ăn cơm tối xong