Tổng quan chi tiết thị trường game mobile Việt Nam & Đông Nam Á (P1)

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 13/04/2015 0:00 AM

Châu Á vẫn luôn là thánh địa của game mobile, với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… nhưng giờ đây khu vực Đông Nam Á lại đang nổi lên với tư cách là một "mỏ vàng mới".

Châu Á vẫn luôn là thánh địa của game mobile, với những đế chế hùng mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Giờ đây, một “mỏ vàng” mới lại được khám phá ra tại chính vùng đất này – đó chính là 5 thị trường game mobile mới nổi tại Đông Nam Á. Những con số về lợi nhuận và lượng download dưới đây sẽ cho chúng ta thấy độ “khủng” của “mỏ vàng” này dựa trên những báo cáo dữ liệu của cơ sở nghiên cứu thị trường uy tín App Annie.

1. Tổng quan game mobile tại Đông Nam Á

*Thống kê cho thấy lượng download game tại Đông Nam Á cao gấp 3 lần tại Hàn Quốc

Game là một trong những tính năng thông dụng nhất của các thiết bị di động. Một cuộc khảo sát của Google chỉ ra rằng hơn 1/3 người dùng smartphone trong cả 5 thị trường mới nổi ở khu vực Đông Nam Á có chơi game mobile ít nhất một lần trong vòng 7 ngày gần nhất.

Sự phổ biến của game mobile trong khu vực này được thể hiện qua những dữ liệu thống kê trên iOS App Store và Google Play, đặc biệt là khi so sánh với Hàn Quốc, một trong những thị trường ứng dụng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Ví dụ, tháng 12/2014, lượng download game tại Indonesia, thị trường lớn nhất trên phương diện lượt download tại Đông Nam Á, đã đạt xấp xỉ 90% so với Hàn Quốc. Còn Việt Nam, thị trường nhỏ nhất trong khu vực, cũng đã đạt ngang 50% lượng download của Hàn Quốc. Tổng thể, lượng download của cả 5 quốc gia Đông Nam Á cao gần gấp 3 lần Hàn Quốc.

Tuy nhiên, lợi nhuận từ App Store tại những thị trường trên vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng đầu tiên. Vào tháng 12/2014, tổng lợi nhuận được tạo ra từ game mobile tại 5 quốc gia Đông Nam Á này chỉ đạt gần bằng 25% lợi nhuận game mobile của Hàn Quốc

Cũng nên lưu ý là lợi nhuận app store chỉ là một phần của tổng thể tiềm năng game mobile tại các quốc gia này. Các NPH thường sử dụng quảng cáo và các chiến thuận kinh tế gián tiếp hay trợ cấp khác, như mô hình kinh doanh huy động vốn cộng đồng bằng sản phẩm, để hỗ trợ lợi nhuận trực tiếp mà các game tạo ra từ thanh toán in-app và download trả phí.

*Game mobile chiếm gần ½ toàn bộ số ứng dụng được download

Game mobile đóng một vai trò quan trọng đối với ngành kinh tế ứng dụng của từng quốc gia. Trong 5 thị trường mới nổi này, tỷ lệ phần trăm kết hợp giữa iOS và Google Play về lượng download từ game giao động từ mức thấp là dưới 40% tại Indonesia tới mức cao là hơn 60% tại Philippines, và game là hạng mục ứng dụng di động lớn nhất của cả 2 trong khu vực Đông Nam Á (theo số liệu tháng 12/2014). Ở Hàn Quốc, lượng download game chiếm 35% tổng số download trên iOS và Google Play kết hợp lại.

Tuy nhiên, khác với Hàn Quốc, nơi mà lợi nhuận từ game mobile chiếm hơn 90% tổng lợi nhuận của App Store, lợi nhuận từ game tại các thị trường ở Đông Nam Á trên chỉ đóng góp từ 50 đến 75% tổng lợi nhuận của App, với tỷ lệ cao nhất ở Malaysia và Thái Lan Store (tính trong cùng thời gian tháng 12/2014). Xét về lợi nhuận, game cũng vẫn là mảng lớn nhất trên cả 2 cửa hàng ứng dụng này.

Như Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan là những thị trường game online PC châu Á truyền thống từ những năm 2000, khi mà người ta quen hơn nhiều với việc trả phí để chơi các game online. Bên cạnh đó, theo một series nghiên cứu được thực hiện vào khoảng đầu - giữa năm 2014 bởi Euromonitor, thu nhập khả dụng (sau khi đóng thuế) hàng năm và xâm nhập tín dụng ở Malaysia và Thái Lan là cao hơn so với 3 thị trường còn lại. Cả khả năng tài chính và thái độ sẵn sàng chi tiền ở Malaysia và Thái Lan có thể sẽ giúp 2 quốc gia này đẩy mạnh khai thác lợi nhuận từ game mobile hơn.

2. Đông Nam Á – “Bệ phóng” game mobile

*Tổng lượng game được download tăng 45% qua một năm

Nhìn vào thực trạng hiện tại của game mobile ở Đông Nam Á, thật thú vị khi thấy những thị trường này phát triển nhanh đến như thế nào. Lượng download game trên iOS và Google Play kết hợp lại tại cả 5 thị trường tăng 45% từ 2013 đến 2014. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, tăng tới 95% trong thời gian này. Indonesia đứng tiếp theo với 85%, Philippines và Thái Lan cùng có tỷ lệ tăng trưởng trung bình, vào khoảng 25%, trong khi đó lượng download tại Malaysia lại vẫn giữ ổn định tương tự những thị trường lâu năm như Nhật Bản và Hàn Quốc.

“Bệ phóng” thâm nhập smartphone có lẽ là yếu tố quan trọng dẫn tới sự tăng trưởng download này. Theo như eMarketer, thâm nhập smartphone tại Indonesia tăng từ 13,8% lên 21,3% (2013 đến 2014), và được dự đoán sẽ chạm mức 26,3% trong năm 2015, tức là vươn tới 60 triệu người dùng. Tương tự, Nghiên cứu kết nối người dùng toàn cầu 2014 cho thấy 36% dân số Việt Nam sở hữu một chiếc smartphone, gần gấp đôi số liệu năm ngoái. Indonesia và Việt Nam vốn đã theo sau Malaysia và Thái Lan trên thang đo kinh tế, dẫn tới việc thâm nhập Internet và PC ở hai quốc gia này cũng thấp hơn.

Smartphone và internet di động có tính biến đổi cao hơn ở những dạng thị trường này bởi lẽ nó thậm chí còn tiếp cận được với những người dùng có thu nhập thấp, không có khả năng truy cập những cơ sở hạ tầng mạng lưới cao cấp. Game mobile dẫn tới sự phát triển của các ứng dụng di động bằng việc cung cấp một dạng giải trí phải chăng và thu hút mà người dùng có thể tham gia vào bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu.

Điều thú vị là tăng trưởng lợi nhuận còn ấn tượng hơn. Tổng hợp 5 thị trường mới nổi tại Đông Nam Á, lợi nhuận từ game mobile trên iOS và Google Play tăng gần gấp đôi từ năm 2013 đến 2014. Việt Nam và Malaysia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, với 150 và 115%. Kể cả Thái Lan, quốc gia có mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 nước, cũng có lợi nhuận game mobile tăng 75%.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặc dù tăng trưởng lợi nhuận game mobile là rất ấn tượng, nó chỉ được lợi từ một lượng nhỏ cở sở người dùng bởi lẽ vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy nhiên, với cơ sở người dùng đang tăng nhanh và các kênh thanh toán đa dạng, đặc biệt là sự bổ sung của mô hình thanh toán bằng tài khoản gốc di động DCB (direct carrier billing), chúng ta đã chứng kiến nhiều nhà phát hành ngoại bắt đầu đề nghị các game đã được bản địa hóa trong thị trường Đông Nam Á, khả năng cao sẽ dẫn tới một “cú nổ” lớn về lợi nhuận trong tương lai.

*Google Play đè bẹp iOS với lượng download hơn gấp 4 lần

Trong 5 thị trường mới nổi tại Đông Nam Á, Android đang giữ khoảng cách khá xa so với iOS trên cơ sở thiết bị cài đặt. Sự kết hợp của sức mạnh trả phí thấp thịnh hành trong khu vực và phân phối smartphone trực tiếp (với giá cả không bao gồm phí hợp đồng) tạo cơ sở cho mức giá thấp được cung cấp bởi Android OEM.

Trong năm 2014, Google Play có lượng download game mobile gấp 4 lần iOS App Store trong cả 5 thị trường. Chênh lệch lớn nhất là tại Indonesia, nơi mà Google Play bành trướng gấp 9 lần iOS; chệnh lệch nhỏ nhất là tại Việt Nam, Google Play chỉ gấp 3 lần iOS.

iOS vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong việc kinh doanh game và có kích thước gấp 1,3 lần Google Play trong cả 5 thị trường năm 2014. Tại Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines, khoảng cách của iOS App Store với đối thủ là xấp xỉ từ 1,3 tới gấp 2 lần. Malaysia là nơi duy nhất mà lợi nhuận của Google Play không trượt dài so với iOS App Store trong năm 2014.

Nếu xét về mức tăng trưởng qua từng năm, Google Play phát triển nhanh hơn iOS trong năm 2014 về cả 2 mảng là lượng download và lợi nhuận. Tổng cộng trong cả 5 thị trường, lượng download của Google Play tăng 65% trong năm 2014, về cơ bản đã bứt tốc so với iOS. Bên cạnh đó, lợi nhuận của Google Play tăng tới xấp xỉ 220% trong khi của iOS chỉ tăng tầm 45%. Xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều so với iOS trong năm 2013, song Google đã tăng tốc chóng mặt chỉ trong vòng 1 năm ngắn ngủi.

Tháng 2/2015, Google phát hành các thiết bị Android One tại Philippines và Indonesia, hứa hẹn sẽ tung ra nhiều sản phẩm tại nhiều quốc gia hơn. Android One là một bộ smartphone tiêu chuẩn được thiết kế cho người dùng trong các nước đang phát triển, tập trung vào đối tượng mua smartphone lần đầu tiên. Chiến dịch Android One gần như đã xếp Android vào với những dịch vụ di động của Google và có thể được xây dựng trên các thiết bị phần cứng được thiết kế bởi Google.

Sự lấn sân ngày càng sâu của Google vào tiêu chuẩn phần cứng và phần mềm có thể giảm thiểu chi phí sản xuất nghiên cứu và phát triển để giúp tạo ra những chiếc điện thoại rẻ hơn, cung cấp một trải nghiệm thống nhất và đơn giản cho người dùng, bên cạnh đó còn là bảo mật cá nhân tốt hơn. Rất đáng để chờ đợi xem các thiết bị của Android sẽ thâm nhập sâu hơn thế nào vào thị trường smartphone ở những quốc gia này.

(còn tiếp)

 

>>Game thủ mobile trả phí tuy ít nhưng thường là "đại gia"