Tổng hợp tin tức thị trường game phương Tây trong năm 2014

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 22/02/2015 0:00 AM

Theo sau những tin tức tổng hợp về các nước ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, chúng ta tiếp tục đến với những thông tin thị trường đáng chú ý về ngành game phương Tây.

Game online miễn phí của phương Tây rất chán?

Trong tháng 5 năm 2014, ông Owen Mahoney, CEO của Nexon, có đưa ra lời phê bình thẳng thắn đối với cách thức phát triển game miễn phí (free-to-play) của nhiều studio phương Tây.

Theo chia sẻ của ông Mahoney, rất nhiều game online áp dụng mô hình kinh doanh miễn phí được sản xuất các nhà phát triển phương Tây có chất lượng rất thấp, tất nhiên vẫn có một vài cái tên sáng giá và tạo được chỗ đứng vững trãi trên thị trường.

Game online miễn phí của phương Tây rất chán? 1

Ông Owen Mahoney, CEO Nexon

Bản thân công ty Nexon là một cái tên danh tiếng ở phương Đông, trong nhiều năm qua, họ đã chịu trách nhiệm phát triển và phát hành nhiều tựa game miễn phí cực kỳ thành công như Dungeon Fighter Online, MapleStory và Counter-Strike Online.

Ông Mahoney nói rằng mặc dù vẫn tiếp tục duy trì thành công thời gian qua, tuy nhiên ông cũng đã nhận thấy một số điểm đối lập ở lĩnh vực game miễn phí trên PC ở phương Tây.

Game online miễn phí của phương Tây rất chán? 2

Chúng tôi đang nhận thấy sự đối lập ở phương Tây, chủ yếu là bởi vì có quá nhiều tựa game miễn phí trên thị trường, bao gồm cả sản phẩm từ những công ty danh tiếng đều được làm một cách rất tồi tệ”, vị CEO của Nexon cho biết.

Phát triển được một game miễn phí hay, đồng nghĩa rằng bạn phải duy trì ổn định lượng người sử dụng qua mỗi năm, là một công việc hết sức khó khăn. Ví dụ đơn giản là việc tạo sự cân bằng trong một game online miễn phí rất khác biệt so với những game thu phí truyền thống, và công việc này cần được thực hiện bằng phương pháp khác”.

Game online miễn phí của phương Tây rất chán? 3

Cho đến khi các nhà phát triển phương Tây học được cách làm việc đó tốt hơn, bạn sẽ không được thấy nhiều game miễn phí xuất sắc từ phương Tây đâu. Từ quan điểm của Nexon, chúng tôi muốn được cộng tác với những nhà phát triển phương Tây có tư duy sáng tạo mạnh mẽ và tin tưởng vào sự vui vẻ, thay vì món tiền ngắn hạn làm ưu tiên quan trọng nhất của họ, và sau đó mang họ tới kho tàng kiến thức về mô hình free-to-play của chúng tôi”.

Ông Mahoney cũng chia sẻ rằng ngày nay có quá nhiều người trong ngành công nghiệp game quên mất rằng một gameplay vui vẻ, lôi cuốn phải được đặt trước cơ chế lưu hành tiền tệ và marketing. Ông nói thêm rằng đây là một vấn đề cụ thể diễn ra trong vài năm qua, và lưu ý bất cứ khi nào Nexon đặt sai thứ tự ưu tiên của mình, họ đều gặp phải thất bại.

Ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển một game miễn phí thành công cũng giống với bất kỳ loại game nào khác, đó là: Tựa game có vui không?”, ông nói.

Game online miễn phí của phương Tây rất chán? 4

Giống với bất kỳ game online nào khác, để duy trì lượng người chơi qua nhiều năm thì bạn phải liên tục xây dựng những trải nghiệm ‘gốc’ bằng các nội dung và hình thức mới để thưởng thức tựa game. Mô hình lưu hành tiền tệ và marketing cũng có vai trò quan trọng, nhưng có một điều mấu chốt cần ghi nhớ là: nếu game không vui, bạn sẽ chẳng có vị khách hàng nào và hai thứ trên đều trở thành vô nghĩa”.

Vì vài lý do nào đó, ngành công nghiệp game đang lãng quên điều này, đặc biệt là trong vài năm qua, họ tập trung vào mọi thứ trừ việc tạo ra một tựa game vui nhộn. Chúng tôi thấy rằng cứ khi nào Nexon phạm vào sai lầm này đều sẽ nhận lấy thất bại. Tôi nghĩ rằng phần còn lại của ngành game cũng đã nhận ra điều này”.

Các nhà phát triển châu Âu rất ưa chuộng PC và mobile

Nhân dịp Game Developers Conference Europe (GDC Europe) lần thứ 6 chuẩn bị được tổ chức từ ngày 11 – 13 tháng 8 năm 2014 tại Đức, ban tổ chức của sự kiện đã cho phát hành bản báo cáo “Điều tra tình trạng ngành game châu Âu”. Đây là năm thứ 2 liên tiếp GDC Europe cho ra mắt bản báo cáo này, trong đó có bao hàm nhiều thông tin dữ liệu thú vị và cả dự đoán về những xu hướng trong tương lại của ngành game ở lục địa già.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các nhà phát triển game châu Âu tiếp tục hướng tới nền tảng PC và mobile

Hiện nay, PC và mobile đang là những nền tảng game được ưu thích nhất bởi các nhà phát triển châu Âu. Trong số các nhà phát triển có tham gia bản báo cáo, có tới 58% đang phát triển game PC, 60% có dự định sẽ cho ra mắt một sản phẩm trên nền tảng PC, 65% người đang sáng chế game mobile, và 64% có dự tính chuẩn bị cho một game mới trên mobile.

So sánh với Mỹ, các nhà phát triển game ở châu Âu tỏ ra quan tâm tới nền tảng PC và mobile hơn hẳn.

PS4 trở thành đứa con cưng được các nhà phát triển xem trọng ở năm thứ 2 liên tiếp

Trong hai hệ thống console mới của Microsoft và Sony, PlayStation 4 tiếp tục nhận được sự ủng hộ cao hơn từ phía các nhà phát triển: có 18% người đang tập trung làm việc cho game PS4, trong khi con số này ở Xbox One chỉ có 13%. Thêm nữa, có 33% nhà phát triển hi vọng có thể tung ra một sản phẩm trên PS4, còn chỉ có 23% nhà phát triển lựa chọn Xbox One làm nơi gửi gắm sản phẩm mới mà thôi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các nhà phát triển game châu Âu rất hoan nghênh mô hình Kickstarter

Trước mắt, số lượng các nhà phát triển áp dụng mô hình Kickstarter để gây quỹ quần chúng chỉ chiếm không tới 10%, nhưng có tới 41% người được phỏng vấn cho biết rằng họ sẽ thử qua mô hình này trong tương lai. Ngày nay, mô hình Kickstarter đang có tốc độ phát triển rất nhanh, trở thành nơi gây quỹ quan trọng của nhiều nhà phát triển game.

Thụy Điển trở thành trung tâm phát triển game số một của châu Âu

Với vai trò là đất nước sản xuất hàng loạt sản phẩm danh tiếng như Minecraft, Battlefield và Goat Simulator…, Thụy Điển được các nhà phát triển tham gia GDC Europe lựa chọn là khu vực phát triển game số 1 châu Âu ngày nay. Nhưng theo bản báo cáo của ban tổ chức, trong vòng 5 năm tới, Anh và Đức sẽ giành lấy ngôi vị này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nước Anh có chính sách ưu đãi thuế tốt nhất

47% số người được hỏi tin rằng Vương quốc Anh có cung cấp các ưu đãi về thuế tốt nhất cho sự phát triển game địa phương, trong khi Phần Lan, Pháp, Đức và Hà Lan theo sau, mỗi nước giành được khoảng 9,5% phiếu bầu. Tuy nhiên, về phương diện ưu đãi thuế, đại đa số các nhà phát triển đều cho biết rằng Anh vẫn không thể so sánh với Canada.

Mỹ và Trung Quốc thi nhau mua lại các công ty game

Theo ghi nhận từ ngân hàng đầu tư game Digi-Capital ở Luân Đôn cho biết, trị giá những thương vụ mua lại và sát nhật (Mergers & Acquisitions) đang trên đà xác lập kỷ lục mới trong năm nay. Trong 3 quý đầu năm 2014 vừa qua, tổng trị giá những phi vụ mua lại của các công ty game đã đạt đến 12,2 tỷ USD , lớn hơn 2 lần so với tổng số cả năm 2013.

Năm thương vụ thúc đẩy mạnh mẽ cho con số năm nay bao gồm Microsoft chi ra 2,5 tỷ USD để mua lại nhà sản xuất Mojang của tựa game Minecraft; Facebook bỏ ra 2 tỷ USD để mua lại công ty sáng chế thiết bị thực tế ảo Oculus VR; Giant Interactive bỏ ra 1,6 tỷ US để tiến hành tư hữu hóa; Amazon mua lại trang Twitch với giá trị 970 triệu USD; và Zhongji chi ra 960 triệu USD để mua lại các dòng game của FunPlus.

Trung Quốc và Mỹ nắm 10 thương vụ mua lại và sát nhập có giá trị cao nhất năm 2014

Trung Quốc và Mỹ nắm 10 thương vụ mua lại và sát nhập có giá trị cao nhất năm 2014

Ngoài trừ các thương vụ lớn, tình hình mua lại và sát của ngành game đang diễn ra ở mức tương tự như ghi nhận trong năm 2013. Người mua từ Trung Quốc và Mỹ đã thống trị top 10 vụ giao dịch đình đám của năm nay, với con số ngang bằng nhau là 5 cho mỗi nước. So với năm 2013 có 9 trên 10 vụ giao dịch lớn nhất đều thuộc về công ty của Trung Quốc và Nhật Bản, ngành game Mỹ đang tỏ ra sôi động hơn trong năm 2014 này.

Trước mắt, lực thúc đẩy chính của ngành game toàn cầu là sức tăng trưởng của game online và game mobile. Digi-Capital dự tính rằng tổng doanh thu phần mềm game sẽ tăng từ mức 70 tỷ USD hiện tại lên 100 tỷ USD vào năm 2017. Game online và game mobile có khả năng đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 23,7% trong giai đoạn từ năm 2011 – 2017, vói tổng doanh thu đạt 60 tỷ USD vào năm 2017.

Lợi nhuận của các nhà đầu tư game sẽ gấp 11 lần số tiền đã đầu tư trong năm 2014. Cho đến hết quy 3 năm 2014, giá trị tiền đầu tư game đã chạm mức 1,1 tỷ USD, vượt qua con số 1 tỷ USD của cả năm 2013. Game mobile và công nghệ game vẫn là hai hạng mục được đầu tư nhiều nhất trong năm nay.

Lợi nhuận cho các nhà đầu tư game lớn gấp 11 lần giá trị đầu cho tới quý 3 năm 2014

Lợi nhuận cho các nhà đầu tư game lớn gấp 11 lần giá trị đầu tư cho tới quý 3 năm 2014

Châu Á là khu vực thúc đẩy tăng trưởng giá trị kinh tế lớn nhất về game online và game mobile. Digi-Capital dự tính rằng Châu Á và Châu Âu có thể chiếm hơn 80% thị trường kết hợp của cả game online và game mobile. Ngày nay, game đang chiếm 32% tổng số ứng dụng mobile và đóng góp 74% doanh thu ứng dụng mobile trong năm 2013.

Ngoài ra, giá trị trung binh của các thương vụ mua lại và sát nhật của ngành game cũng tăng 145% từ năm 2013 lên mức 174 triệu USD trong quý 3 năm 2013. Giá trị của các vụ đầu tư cũng đã tăng 45% trong quý 3 năm 2014 so với năm 2013.

Ngành game có vai trò quan trọng đối với kinh tế Mỹ

Trong tháng 11 năm 2014, Hiệp hội phần mềm giải trí Mỹ (viết tắt: ESA) và công ty Economists Incorporated có phát hành một bản báo cáo mới với tên gọi: “Video Games in the 21st Century: The 2014 Report”, qua đó phân tích sức ảnh hưởng của ngành công nghiệp game tới sự phát triển của kinh tế Mỹ. Bản bán cáo có chỉ ra rằng, ngành công nghiệp game đang có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 4 lần so với kinh tế Mỹ, với tỷ lệ tăng trưởng việc làm hàng năm là hơn 9% từ giai đoạn năm 2009 đến năm 2012.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thêm vào đó, tỷ lệ tăng trưởng việc làm hàng năm của ngành game cũng gấp 13 lần với tỷ lệ tương tự của thị trường lao động Mỹ (9% so với 0,72%) trong cùng giai đoạn đó. ESA cho biết rằng, ngành game đã thuê khoảng 146,000 lao động cá nhân từ trực tiếp cho tới gián tiếp.

Tính đến năm 2012, ngành công nghiệp game Mỹ đã thuê trực tiếp hơn 42,000 người trên 36 bang (tăng hơn 30% kể từ báo cáo năm 2009). Trong bộ phận những nhân viên được thuê trực tiếp, mức lương trunh bình hàng năm của họ là 95,000 USD (khoảng gần 2 tỷ VNĐ) và nếu cộng tổng số lương của tất cả nhân viên đang hoạt động trực tiếp trong ngành game Mỹ thì ta sẽ có món tiền khổng lồ trị giá 4 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tiếp đó, bản báo cáo có nhìn nhận về tầm ảnh hưởng của ngành game tới nền kinh tế các bang trên khắp nước Mỹ, và chẳng mấy bất ngờ khi California là bang có tỷ lệ thuê nhân viên trực tiếp cao nhất. Texas là khu vực đứng vị trí thứ hai về lượng nhân lực làm việc trong ngành game Mỹ, và đã tăng trưởng gần 50% kể từ năm 2009 nhờ vào luật thuế sản phẩm kỹ thuật số.

Ngành công nghiệp game kỹ thuật cao đang góp phần tạo nên những công việc có giá trị nhất trong nền kinh tế Mỹ”, ông Michael D. Gallagher, chủ tịch của ESA, nói. “Game đang là một trong những lĩnh vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ và đại diện cho hàng chục nghìn người lao động với mức lương cao, bao gồm các chuyên gia có học vấn tốt, họa sĩ và nhà sáng tạo”.

PS4 và Xbox One thúc đẩy ngành game Mỹ đạt 13,1 tỷ USD trong năm 2014

Trong ngày 15 tháng 1 năm 2015, cơ sở nghiên cứu thị trường game NPD Group đã chính thức phát hành bản báo cáo tóm tắt của thị trường game Mỹ trong tháng 12 và cả năm 2014, qua đó cho thấy một bức tranh chi tiết và có phần u ám hơn so với năm 2013. Nhờ có sự tăng trưởng 20% ở lĩnh vực phần cứng đã mang lại tới 5,07 tỷ USD, ngành công nghiệp game Mỹ đã có tổng giá trị đạt 13,1 tỷ USD trong năm 2014. Bên cạnh đó, doanh thu phần mềm bị giảm 13% xuống 5,3 tỷ USD, trong khi lĩnh vực phụ kiện lại tăng 5% lên 2,73 tỷ USD.

Top 10 game bán chạy nhất thị trường Mỹ trong tháng 12 và cả năm 2014

Top 10 game bán chạy nhất thị trường Mỹ trong tháng 12 và cả năm 2014

Tính riêng tháng 12 năm 2014, doanh thu thị trường game Mỹ đã đạt tổng là 3,25 tỷ USD, trong đó, phần cứng giảm 4% xuống 1,31 tỷ và phần mềm giảm 2% xuống 1,25 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013. Phụ kiện là hạng mục duy nhất có tăng trưởng với 8% lên 681,2 tỷ USD. Như chúng ta có thể quan sát ở biểu đồ trên, top phần mềm bán chạy trong tháng 12 và cả năm 2014 không khác nhau là bao, với Call of Duty: Advanced Warfare của Activision ở vị trí số 1 và theo sau đó là Madden NFL 15, Destiny và GTA V .

Ông Liam Callahan, nhà phân tích uy tín của NPD, lưu ý mọi người rằng: “Kết quả trong tháng 12 và cả năm 2014 cho thấy thị trường game console ở Mỹ đang trải qua hai giao đoạn chuyển giao cùng lúc: Một là sự chuyển giao từ thế hệ console thứ 7 sang thế hệ console thứ 8 và hai là sự chuyển giao phương thức mua bán khi gamer console đang ngày càng trở nên thích thú với hình thức tải và mua game qua dịch vụ kỹ thuật số hơn”.

Call of Duty: Advanced Warfare

Call of Duty: Advanced Warfare

Bên cạnh đó, ông Callahan cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường phần cứng đối với cả ngành game Mỹ trong năm 2014. “Sau 14 tháng chính thức ra mắt, doanh số bán hàng của PS4 và Xbox One đang ngày càng được cải thiện và dần dần thay thế hoàn toàn thế hệ đàn anh PS3 và Xbox 360".

"Hơn nữa, Sony và Microsoft cũng liên tục đưa ra những gói bundles rất hấp dẫn nhằm thúc đẩy doanh số phần cứng trong những tháng gần đây. Trong tháng 12 năm 2014, doanh số phần cứng của thế hệ console thứ 8 đã tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, và đang có thành tích ra mắt tốt nhất trong lịch sử thị trường game console Mỹ với vị trí đầu là của PS4 và thứ 2 của Xbox One”, ông Callahan chia sẻ trong bản báo cáo.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đồng hành với sự tăng trưởng ổn định của PS4 và Xbox One , doanh thu phần mềm của thế hệ console thế hệ thứ 8 cũng đã có một năm 2014 rất thành công và đem lại 1,7 tỷ USD cho ngành game Mỹ. Ngược lại, doanh thu phần mềm từ thế hệ console cũ đã giảm mạnh trong năm 2014 so với năm trước đó.

Trong khi PS4 và Xbox One vẫn là điểm sáng ở thế hệ console hiện nay, phía Nintendo cũng thông báo rằng Wii U đã có quãng thời gian đẹp nhất trong tháng 12/2014. Cụ thể hơn, nhờ có tháng cuối năm thuận lợi mà doanh số phần cứng và phần mềm trong năm 2014 của Wii U đều có bước tăng trưởng vượt trội, lần lượt là 29% và 75% so với doanh số trong năm 2013.

Người chơi game mobile chiếm 20% thị trường Mỹ

Thị trường game mobile có vị thế lớn và đang ngày càng phát triển, đó không còn là chuyện bất ngờ nữa. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất từ NPD Group đã cung cấp cho chúng ta thêm vài khía cạnh thú vị về thời lượng người chơi game mobile hiện nay so với thời điểm hai năm trước. Trong năm 2014, thời gian trung bình dành cho game mobile là hơn 2 giờ đồng hồ, cho thấy sự tăng trưởng lên tới 57% so với trung bình 1 giờ 23 phút vào năm 2012.

Cụ thể, NPD nhận định các tablet (máy tính bảng) đã “trở thành trung tâm của ngành game mobile “ bởi người chơi trên tablet có xu hướng trả phí và chi tiêu trung bình vào game nhiều hơn người chơi trên các nền tảng mobile khác.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sự tăng trưởng liên tục của game mobile sẽ xuất phát từ những khách hàng hiện thời, họ sẽ trả nhiều tiền hơn nữa để chơi, đặc biệt là trong thị phần game miễn phí (free-to-play)”, ông Liam Callahan, nhà phân tích chuyên môn của NPD Group, nói. “Một tín hiệu lạc quan từ phía người tiêu dùng theo xu hướng này là trên thực tế có hơn gấp đôi lượng người chơi cho biết họ thực hiện chi tiêu trong game so với khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu này hai năm trước”.

Một điều thú vị là, mặc cho sự thật hiển nhiên rằng mọi người đang chuyển hướng sang game mobile và game console đang phải hứng chịu tổn thất như một hệ quả tất yếu, NPD phát hiện ra rằng lượng người chỉ chơi game mobile chiếm khoảng 20% thị trường và đó rõ ràng là số lượng bổ sung vào ngành công nghiệp game hiện nay. Đại diện của NPD Group cho biết rằng: “Tuy lượng thời gian dành cho game trên các thiết bị di động đang tăng, nhưng các thiết bị game truyền thông vẫn không bị quên lãng. Trên thực tế, người chơi game console và máy tính vẫn đang chơi với thời lượng tương đương một năm trước đây.”

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong khi các thiết bị di động nhận được lượng thời gian chơi nhiều nhất, phần lớn người chơi game mobile có xu hướng chơi game trên nhiều nền tảng khác nhau. NPD cũng đã tìm ra sự khác biệt trên khía cạnh cách mà các nhóm tuổi người chơi ảnh hưởng tới thị trường. Số phút trung bình trong mỗi lần tương tác thường đạt đỉnh ở nhóm thiếu nhi, sau đó giảm dần qua thời kỳ vị thành niên và những năm đầu trưởng thành. Không hề bất ngờ khi trẻ em từ 2 - 12 tuổi đang dành nhiều thời gian nhất trên thiết bị của chúng cho việc chơi game hơn bất cứ hoạt động nào khác. Tuy nhiên, người lớn mới là đối tượng tiêu nhiều tiều nhất.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của trẻ em trong việc thúc đẩy lợi nhuận”, ông Callahan chia sẻ. “Nhưng chính người lớn mới là đối tượng tiêu nhiều hơn cả trẻ em và thiếu niên. Nhóm này cũng có xu hướng trở thành người quyết định trải nghiệm game của con cái mình, khiến họ trở thành đối tượng hàng đầu của các nhà phát triển và những người làm marketing”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngành công nghiệp game mobile rõ ràng đã khẳng định được vị thể của mình, nhưng nó đã thay đổi một cách chóng mặt chỉ trong vòng vài năm qua. Ngày nay sẽ khó khăn hơn để phát triển thành công một game và nhận được sự chú ý, và bảng xếp hạng game mobile bây giờ gần như chẳng bao giờ thay đổi, chủ yếu là những trong top đầu tráo đổi thứ hạng cho nhau mà thôi. Mobile không còn là pháo đài độc lập như trước đây, bởi lẽ sẽ ngày càng khó khăn hơn để cạnh tranh với những công ty lớn, có thể tận dụng tiền bạc và thế lực của họ để chi phối, thống trị thị trường.

 

>>Tổng hợp tin tức thị trường game Nhật Bản thú vị trong năm 2014