- Theo Trí Thức Trẻ | 21/02/2015 0:00 AM
Liệu game mobile có cứu được ngành game Nhật Bản?
Trong nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản đã luôn là khu vực phân phối chính hoặc ít nhất là đứng thứ hai cho tất cả mọi hệ thống console, nhưng giờ đây tình thế đã hoàn toàn thay đổi, các hệ thống console mới đều ra mắt tai thị trường Nhật Bản chậm hơn hàng tuần hay thậm chí hàng tháng so với phương Tây. Các game do Nhật Bản phát triển cũng đã từng chiếm 5 vị trí trong top 10 game bán chạy nhất tại Mỹ trong năm 2003, nhưng trong 2013 thì chẳng có nổi một cái tên lọt vào danh sách này.
Ảnh minh họa
Doanh số bán hàng game console Nhật Bản đã chịu sự tụt giảm trong 6 năm liên tiếp, và khiến nhiều người hoài nghi về vị thế của xứ mặt trời mọc trong ngành game thế giới.
Ngược lại, thị trường game mobile của Nhật Bản lại đang nở rộ mạnh mẽ, có mức tăng trưởng thần tốc lên hơn 5 tỷ USD doanh thu trong năm ngoái, và đang trong quá trình vượt qua doanh số bán hàng của game console. Vậy tại sao ngành công nghiệp game console Nhật Bản lại đang ở “buổi xế chiều” và game mobile thực sự có thể cứu lấy ngành game nước này hay không?
Ảnh minh họa
Video game không phải là sản phẩm văn hóa Nhật Bản duy nhất đang bị thất sủng trên chiến trường quốc tế. Doanh thu từ anime ở thị trường nội địa và ở phương Tây cũng đã giảm mạnh trong 5 năm qua, hậu quả kéo theo nó là nhiều công ty anime lớn đã phải cắt giảm, thậm chí đóng cửa và rút lui khỏi phạm vi hoạt động quốc tế. Điều này cho chúng ta thấy rằng khẩu vị văn hóa quốc tế đã thay đổi.
Trong vài năm gần đây, văn hóa đặc trưng Nhật Bản đang tỏ ra thất thế trước những nền văn hóa khác, cho dù đó là của Trung Quốc, Hàn Quốc hay thậm chí là văn hóa phương Tây có dung nhập một số yếu tố từ văn hóa Nhật Bản. Bên cạnh đó, các vấn đề mà Nhật Bản đang phải đối đầu như khủng hoảng kinh tế, sự lão hóa và giảm dần dân số cũng có thể đóng góp một vai trò nhất định.
Ảnh minh họa
Ngành công nghiệp game Nhật bản cũng có những rắc rối của riêng nó. Các nhà phát triển của họ vốn có truyền thống thiết kế game tương thích với khẩu vị của riêng người chơi nội địa. Trong giai đoạn những năm 1990’, chuyện này đã đem lại kết quả rất tốt, tạo ra những cú hit thành công vang dội trên thị trường quốc tế khi khẩu vị của người chơi Nhật Bản và phương Tây tỏ ra rất giống nhau và không phải chịu sự cạnh tranh từ những nhà phát hành phương Tây.
Nhưng đến những năm 2000’, do sở thích về nền tảng lẫn game ở Nhật Bản và phương Tây có sự tách biệt nhanh chóng, các nhà phát triển của Nhật Bản đã phải đối mặt với ngã rẽ hoặc phát triển game cho thị hiếu quốc tế hoặc người dân nội địa. Phần lớn trong số họ đã lựa chọn vế thứ 2, từ bỏ tiềm năng của mình trên thị trường toàn cầu vốn đã bị suy giảm.
Ảnh minh họa
Trong khi các nhà phát triển phương Tây ngày một gia tăng tập trung cho những sản phẩm bom tấn với nguồn ngân sách leo thang, bộ phận các nhà phát triển console Nhật Bản lại bắt đầu mất dần tay nghề, nguồn tài chính hỗ trợ và tham vọng để cạnh tranh trong một thị trường game console quốc tế hiện đại.
Có rất ít sản phẩm bom tấn tới từ Nhật Bản đủ sức so sánh với những Call of Duty, FIFA hay GTA. Doanh số của rất nhiều thương hiệu lớn nhất Nhật Bản đã sụp đổ trong những năm gần đây, với một số ít những thương hiệu mới được ra đời, và không gì có thể cạnh tranh được với top đầu. Sự đóng cửa của những studio hàng đầu như Neverland, EA Japan và Game Republic càng hoàn thiện thêm bức tranh ảm đạm của ngành game Nhật Bản.
Làn sóng di cư của mobile
Một trong những lý do gây ra sự sụt giảm của game console Nhật Bản chính là game mobile. Tuy sự tác động của game mobile ở phương Tây chưa đủ gây ảnh hưởng tới bộ phận game console, nhưng tỷ lệ chi tiêu trung bình cao hơn cho game mobile ở người tiêu dùng Nhật Bản đã tạo ra cơn địa chấn không nhỏ tới doanh thu của game console.
Ảnh minh họa
Mặc dù có dân số nhỏ hơn, nhưng Nhật Bản lại có thể ganh đua với Mỹ cho danh hiệu khu vực có cửa hàng ứng dụng lớn nhất. Ngành công nghiệp game mobile hiện đại của Nhật Bản có thể được sáng lập bởi những doanh nhân không liên quan tới game, nhưng nó đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhiều nhà phát triển game console và PC.
Các công ty game mobile hàng đầu Nhật Bản như GREE và DeNA đã liên thục tuyển nhân viên từ những studio phát triển console và anime bị thua lỗ, nhiều công ty như GungHo lại có một đội ngũ phát triển cực kỳ tài năng và nhiều doanh nghiệp phát triển game console lớn của Nhật Bản cũng đã chuyển dịch sang mobile.
Ảnh minh họa
Mặc dù triển vọng của những công ty game mobile Nhật Bản là rất tươi sáng, nhưng có lẽ nào nó cũng sẽ đi vào vết xe đổ của game console không? Chúng ta có thể những dấu hiệu tương đồng khá rõ ràng.
Các nhà phát triển game mobile hàng đầu Nhật Bản đang làm game chủ yếu cho người chơi nội địa, với những thành công quốc tế được đến từ sự ngẫu nhiên, vô tình hơn là được tính toán trước. Ngay đến các công ty như Gree hay DeNA cũng đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi sang nền tảng quốc tế và đang cảm thấy thỏa mãn với thị trường nội địa. Trên thực tế, có rất ít sản phẩm hit cả các nhà phát triển Nhật Bản tạo được chỗ đứng ở phương Tây.
Ảnh minh họa
Sự nở rộ của thị phần game mobile Nhật Bản có thể bù đắp phần nào cho ngành game console, nhưng các công ty hàng đầu của Nhật Bản biết họ phải cố gắng giữ gìn lấy thành công này và tránh vấp phải sai lầm cũ.
Mặt trời lặn rồi lại mọc, nhưng có lẽ nó sẽ tối và ít ấm áp hơn đối với những công ty game Nhật Bản đã không thể vượt qua được chiếc cầu nối văn hóa, tiếp cận đến lượng khách hàng quốc tế, và cạnh tranh hiệu quả với các công ty game phương Tây để ngăn chặn lịch sử lặp lại một lần nữa.
Có chăng người Nhật Bản đã chán game console?
Theo những thống kê số liệu bán hàng của các hệ thống console như PlayStation 4 , Xbox One , Wii U, hay cả handheld như 3DS và PlayStation Vita thời gian gần đây cho thấy, dường như người dân hay các game thủ tại Nhật Bản đã không còn quá mặn mà với game console giống với thời điểm trước đây nữa.
Vào khoảng đầu tháng 9 vừa qua, hệ thống Xbox One của Microsoft đã chính thức được bày bán tại thị trường Nhật Bản. Mặc dù không ai trông đợi rằng Xbox One có thể bán chạy tại xứ mặt trời mọc bởi đây vốn không phải thị trường sân nhà của họ, nhưng theo báo cáo từ tạp chí Famitsu cho biết thì sau tuần ra mắt đầu tiên đã có 23,562 máy Xbox One được bán.
Ảnh minh họa
Có vẻ như đây là một doanh số đáng mừng cho chi nhánh Xbox tại Nhật Bản, nhưng nếu so sánh với thời điểm ra mắt của Xbox 360 cũng tại đây thì con số trên thực sự chưa đáng là bao. Qua đó, ta có thể phần nào cảm nhận được rằng hình như các nhà phát triển và game thủ Nhật Bản đang ngày càng tuyệt giao với những phần cứng nước ngoài.
Sự thành công của hệ thống PlayStation 4 của Sony trên toàn cầu là rất ấn tượng với doanh số hơn 10 triệu đơn vị trong chưa đầy 1 năm. Nhưng điều đáng bất ngờ chẳng kém là ngay tại thị trường sân nhà thì doanh số bán hàng của PS4 lại rất nghèo nàn. Cho tới thời điểm hiện tại, PS4 mới chỉ tiêu thụ đươc khoảng gần 700,000 máy tại Nhật Bản.
Ảnh minh họa
Nếu so sánh với tuần lễ đầu ra mắt của hệ thống PS2 với 630,552 máy được bán trong chớp mắt, chúng ta có thể thấy rõ được sự thờ ơ của người dân Nhật Bản đối với game console ngày nay. Một hệ thống khác của Sony là PS Vita cũng có doanh số kém xa người tiền nhiệm của nó là PSP. Hệ thống 3DS và thậm chí cả Wii U của Nintendo cũng có doanh số tốt hơn PS4 tại thị trường Nhật Bản. May mắn cho Sony rằng họ đang chiếm lợi thế tại các khu vực khác trên thế giới, và hi vọng doanh số của PS4 sẽ có thể duy trì được phong độ, vượt qua được thành tựu của PS3.
Hiện nay, điểm sáng và điểm tựa của ngành game truyền thống Nhật Bản chính là thị trường game handheld. Hệ thống 3DS vẫn đang bán rất chạy và thậm chí nó còn thành công hơn cả đàn anh DS, nhưng dường như nó đã không tạo được hiện tượng giống với thời của DS. Tuy nhiên, thị trường này cũng đang trên đà giảm sút dần dần bởi sự tấn công mạnh mẽ của game mobile. Trước đây, các hệ thống cầm tay handheld vốn là một thiết bị được mọi người ưa thích bởi sự tiện lợi và có thể sử dụng cho những chuyến đi xa, nhưng giờ đây thì ai cũng dùng smartphone để làm việc đó.
Ảnh minh họa
Trong quãng thời gian vài năm trở lại đây, Nhật Bản là đất nước đang điên cuồng vì làn sóng game mobile. Nhiều công ty game console truyền thống đang chuyển đổi mô hình và xây dựng thêm cơ sở để chuyên phục vụ phát triển game mobile, bên cạnh đó là những cái tên mới nổi đều phát đạt nhờ kinh doanh game mobile
Có vẻ như cả ngành game Nhật Bản đang trong quá trình chuyển mình và tái sinh lại theo một hình dạng mới để có thể tiếp tục phát triển theo xu thế, nhưng chắc chắn rằng niềm đam mê của người Nhật Bản đối với game console đã không còn như trước.
Game độc lập là giải pháp mới của ngành game Nhật Bản
Đối với ngành game toàn cầu, thị trường game Nhật Bản đã trưởng thành và hùng mạnh từ rất lâu nay, nhưng đồng thời nó cũng “khép kín” hơn nhiều so với những thị trường khác. Điều đó đã có ảnh hưởng không nhỏ tới quan niệm kinh doanh của các công ty game, sở thích của người chơi Nhật Bản cho tới tận thời điển hiện tại.
Do thực lực của một thị trường khép kín là có hạn, khối lượng giao dịch cũng đã diễn ra tình trạng đình trệ trong vài năm qua, nhưng để thu hút thêm người sử dụng thì chắc chắn phải cần đến những dòng game hoàn toàn mới. Đối mặt với vấn đề này, nhiều doanh nghiệp game Nhật Bản đang cho rằng phát triển game độc lập (indie) sẽ trở thành một bước đột phá mới, có thể hóa giải tình hình hiện nay.
Tokyo Game Show 2014 tràn ngập “phiên bản tiếp theo”
Ở hội chợ TGS vừa qua, khách tham quan có thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết những sản phẩm hot của các hãng sản xuất nổi tiếng đều là những phiên bản tiếp theo của một dòng game nào đó.
Đơn cử có thể kể tới dòng game Monster Hunter được ra đời từ năm 2004 của Capcom, kẻ từ đó cho tới nay thì đã có tới 28 sản phẩm thuộc dòng game được tung ra thị trường, tiêu thụ hơn 28 triệu bản và Monster Hunter 4G là phiên bản mới nhất được đem tới TGS 2014 .
Về cơ bản, gian hàng của Capcom không hề có game mới và toàn là “phiên bản tiếp theo”. Bên cạnh đó thì tình hình của gian hàng những hãng lớn khác như Konami hay Sega cũng diễn ra tương tự.
Lí do các hãng thích sản xuất “phiên bản tiếp theo”
Đương nhiên, chuyện các công ty game Nhật Bản ưa thích phát triển phần tiếp là có một lí do khách quan. Cùng với sự tiến hóa của game console , các trò chơi đang ngày càng được nâng cao về chất lượng hình ảnh, gameplay cũng ngày một phong phú, nhưng để có được những bước tiến hóa vượt bậc đó thì công việc phát triển phần mềm game cũng đã không ngừng phức tạp, chi phí đầu tư cũng không ngừng nhân lên.
Hiện nay, số tiền đầu tư để phát triển một game console tầm cỡ tại thị trường Nhật Bản là khoảng 40 – 50 triệu USD (khoảng 1000 nghìn tỷ VNĐ), đây là một con số không hề nhỏ đối với đại đa số những sản phẩm mới và nếu thất bại thì sẽ rất nguy hiểm tới số phận của doanh nghiệp.
Mặt khác, công việc phát triển các bản tiếp theo của một dòng game nào đó lại là một phương án an toàn và ít tốn kém hơn, bởi chúng vốn đã có một lượng người sử dụng ổn định, khâu phát triển mô hình nhân vật, chuyển động cảnh vật hay phong cách thiết kế đều có thể tận dụng từ sản phẩm trước, phương thức quảng cáo tuyên truyền cũng dễ dàng hơn.
Vấn đề thị trường game Nhật Bản đang phải đối mặt
Tất nhiên, chuyện gì cũng có mặt trái của nó, khi ngày càng có nhiều hãng game lựa chọn phương thức sản xuất phiên bản tiếp theo thì thị trường cũng xuất hiện tinh trạng đình trệ. Năm ngoái, top 5 phần mềm game có doanh số bán hành tốt nhất khu vực Nhật Bản đều là những phiên bản tiếp theo của một dòng game nổi tiếng từ trước đó.
Trước mắt, số lượng game thủ tại Nhật Bản đã đạt lên đỉnh và đang bắt đầu đà xuống dốc, đối với hoàn cảnh như thế thì cần có những sản phẩm mới để thu hút thêm lượng người sử dụng nếu không thì tỷ lệ tăng trưởng của ngành sẽ bị chậm lại.
Thời gian gần đây, không ít người trong ngành game Nhật Bản đang coi các nhà phát triển game độc lập là một giải pháp đột phá mới. Mặc dù TGS 2014 không có khu vực riêng dành cho game độc lập, nhưng các hãng truyền thống như SCE, Nintendo đều có công bố những game độc lập mới và nhận được phản ứng tích cực từ phía thị trường.
Nhiều người bình luận rằng game độc lập và các nhà phát triển game độc lập có hi vọng gia tăng nhân khẩu của ngành, cống hiến và mở rộng phạm vị của game, tạo bước đi mới cho thị tường game Nhật Bản vốn đang bị ngưng trệ.
Các cửa hàng game bán lẻ ở Nhật Bản đang dần biết mất
Đối với đa phần game thủ trên thế giới mà nói, Nhật Bản luôn được coi là thiên đường của game bởi vô số những cửa hiệu bán lẻ có trang trí vô cùng lôi cuốn và có đầy đủ tất cả những gì mà một game thủ cần đến. Tuy nhiên, ở chính ngay tại xứ sở hoa anh đào lại có những người lo lắng rằng những chuỗi cửa hàng game bán lẻ sẽ dần biến mất hết trong vài năm tới.
Ảnh minh họa
Chia sẻ trên website Gekicore Gamelife, anh Osho, nhân viên của một cửa hàng game bán lẻ, có nói đến khó khăn của lĩnh vực kinh doanh này trong thời gian gần đây, và nó đang ngày càng thất thế khi mô hình bán hàng kỹ thuật số, hay online đang ngày càng được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi. Đương nhiên, tình trạng này không chỉ diễn ra ở riêng các cửa hàng game bán lẻ tại Nhật Bản mà ngay cả ở Châu Âu và Mĩ cũng như vậy.
“Các cửa hàng bán lẻ chuyên về game sẽ không thể sống sót tại Nhật Bản”, anh Osho viết. “Có vẻ như chúng sẽ biến mất hết trong vòng 5 năm tới”. Để thu hút thêm khách hàng và tạo ra những lí do mới nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới ngày nay, các cửa hàng game tại Nhật Bản đã chủ động bán thêm nhiều dạng thẻ bài, đồ chơi và figure.
Ảnh minh họa
Trước đây, mọi người chơi đều cần đến những của hàng game để mua bán những vật dụng cần thiết để chu du trong thế giới ảo, số lượng khách hàng sẽ tỉ lệ thuận với lợi nhuận của cửa hàng. Nhưng giờ đây, ai cũng có thể mua hàng trực tuyến thông qua những kênh bán lẻ kỹ thuật số, do đó chả ai muốn đi ra ngoài để mua game nữa, vì vậy mà công năng của những cửa hàng game chuyên môn sẽ không còn cần thiết nữa.
Bên cạnh đó, theo những thống kế gần đây cho thấy, tỷ lệ người sử dụng các dịch vụ mua hàng kỹ thuật số đang ngày càng tăng cao. Thậm chí, có người cho rằng đến năm 2018 thì tỷ lệ mua game vật lý truyền thống và game kỹ thuật trên toàn cầu sẽ cân bằng ở mức 1:1, nhưng ở Nhật Bản thì chắc tỷ lệ này sẽ đến sớm hơn.
Ảnh minh họa
Những chia sẻ và suy nghĩ của một vài cá nhân như anh Osho đã khiến không ít game thủ trung thành và có tuổi đời gắn liền với thế giới game phải lo lắng. Có thể trong tương lại gần, những cửa hàng bán lẻ chuyên game tại Nhật Bản sẽ không còn hưng thịnh nữa, nhưng nhất định chúng sẽ vẫn tồn tại và là nơi lý tưởng để các game thủ có thể tìm tới để sưu tầm những băng đĩa game cũ, quý hiếm đã từng qua sử dụng từ nhiều năm trước.
Dù gì cũng phải nói rằng, sự hiện diện của các cửa hàng game bán lẻ đã là một phần văn hóa của thế giới game và được coi là thánh địa của vô số thế hệ trẻ em Nhật Bản ở thập niên 70’, 80’.
Người Nhật Bản thích chọn game mobile qua quảng cáo TV
Bạn thường thông qua những phương thức nào khi đến với game mobile ? Theo lời giới thiệu của bạn, bảng xếp hạng trên kênh phát hành, hay thông qua các trang tin tức truyền thông? Hoặc đơn giản là bạn sẽ lựa chọn theo cảm tính, nhưng ở Nhật Bản thì lại không phải như vậy. Dựa trên một bản báo cáo mới được công bố bởi MMD cho biết, quảng cáo TV là mô hình quảng cáo có hiệu quả rất tốt đối với game mobile tại Nhật Bản .
Người dân Nhật rất thích xem TV, có số liệu điều tra phát hiện rằng thời gian xem tivi trung bình mỗi ngày của người Nhật hơn hẳn người Mỹ, đạt đến 265 phút/ngày. Hơn nữa, tỷ lệ tự nguyện trả phí của người Nhật đối với ứng dụng mobile, trong đó đặc biệt là game mobile cũng cao hơn người sử dụng ở các quốc gia khác.
Puzzle & Dragons
Cơ sở MMD đã tiến hành nghiên cứu thói quen sử dụng smartphone và game mobile đối 562 đối tượng bao gồm có nam và nữ có tuổi đời trên 20 tuổi ở Nhật Bản , qua đó phát hiện ra quảng cáo TV rất quan trọng trong đời sống người Nhật, và có quyết định ảnh hưởng to lớn tới tỷ lệ download ứng dụng.
Cụ thể hơn, 52.7% người được phỏng vấn nói rằng họ có chú ý tới quảng cáo TV của sản phẩm siêu hot Puzzle & Dragons của hãng GungHo; sản phẩm Monster Strike của hãng Mixi đứng thứ 2 với tỷ lệ 34,5%; và đứng thứ 3 là sản phẩm Bạch Miêu Project của hãng Colopl với 30,2%. Trong số những người tham gia vào nghiên cứu của MMD, có 22,4% tự nhận rằng họ đã download game mobile ngay sau khi xem quảng cáo trên TV.
Monster Strike
Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, so sánh với quảng cáo TV thì quảng cáo smartphone mang lại tỷ lệ download cao hơn. Trong số những người được hỏi, có 35,9% người tự nhận rằng đã download game mobile ngay sau khi xem một đoạn quảng cáo trên smartphone; ngoài ra, có 15,3% người được hỏi đã download game sau khi được bạn bè giới thiệu.
Trong bản báo cáo của MMD còn bao gồm một số điểm đáng chú ý sau:
1. Người sử dụng Nhật Bản thích nhất 3 thể loại game mobile gồm giải đố trí tuệ, mô phỏng kinh doanh và nông trại.
2. Theo số người được phỏng vấn, Puzzle & Dragons, Line: Disney Tsum Tsum và Puyo Puyo!! Quest là 3 game mobile hot nhất Nhật Bản trong năm 2014.
Puyo Puyo!! Quest
3. Có 46,1% người được hỏi cho biết rằng họ đều cho game mobile mỗi ngày. Và trong số người được hỏi, có 40,4 nam giới chơi game mobile mỗi ngày, 52,1% nữ giới chơi game mobile mỗi ngày.
4. Có 72,9% người được hỏi đã cài từ 1 - 4 game mobile trên thiết bị của mình.
5. Có 4,5% người được hỏi đã cài trên 11 game mobile trên thiết bị của mình.
Sự khác biệt giữa thế giới game Nhật Bản với Âu - Mỹ
Từ cuộc chiến ở các cửa hàng bán lẻ giai đoạn cuối năm 2014 cho thấy, PlayStation 4 và Xbox One đã giảm bớt “hot” ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu , nhưng theo thông báo từ phía Sony cho biết, doanh số tiêu thụ toàn cầu của PS4 kể từ thời điểm chính thức phát hành đã đạt 18,5 triệu chiếc.
Tính đến tháng 10 năm 2014, doanh số tiệu thụ PS4 mới chỉ dừng ở mức 13,5 triệu chiếc, và chỉ trong vòng 2 tháng cuối năm vừa qua mà đã tăng thêm những 5 triệu máy, còn tính đến tháng 11 năm 2014 thì Xbox One mới dừng ở mức 10 triệu máy mà thôi. Qua đó, PS4 đã thiết lập kỷ lục hệ thống console có tăng trưởng tiêu thụ nhanh nhất trong lịch sử trong năm 2014.
Ảnh minh họa
Ngược lại với những thành công ở thị trường nước ngoài, doanh số tiệu thụ của PS4 tại quê nhà Nhật Bản còn chưa đạt nổi 1 triệu chiếc (kình địch Xbox One mới được khoảng 5 vạn chiếc). Thêm nữa, tin tức thị trường game mobile Nhật Bản lại đang rất khởi sắc trong vài năm qua, càng khiến cho nhiều người tin tưởng rằng thời đại game console ở Nhật Bản đang phải đối mặt với một thời kỳ đen tối và nguy hiểm.
Cho đến tháng 1 năm 2015, số lượng công ty phát triển game PS4 ở Nhật Bản đã ngày càng ít đi, còn công ty phát triển gameXbox One thì có đếm trên đầu ngón tay. Nhờ đó, phản ánh được tình trạng khó khăn mà các công ty phát triển phải đối mặt như lợi nhuận thu về không đủ bù cho kinh phí bỏ ra, thị phần lại ngày càng ít đất trống, nên đại bộ phận đều không lựa chọn lĩnh vực có quá nhiều rủi ro này.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý rằng thời gian gần đây thì chất lượng game console cũng không còn cao và độc đáo như thời gian trước nên cũng khó lòng thu hút được sự chú ý của nhiều game thủ trên toàn cầu. Ngoại trừ một số công ty lớn tiếp tục sử dựng phương án an toàn là khai thác các thương hiệu IP thông dụng ra, các nhà phát triển game Nhật Bản cần phải có những bước đi mới nếu muốn phá bỏ tình thế hiện nay.
So sánh những triển lãm game lớn nước ngoài như E3 , Gamescom … với Tokyo Game Show có thể thấy rằng, mặc dù quy mô và nội dung có nhiều điểm khác nhau, nhưng số lượng game xuất hiện tại mỗi triển lãm lại khá là tương đồng, nhưng gần đây lại có phát sinh một thay đổi vô cùng lớn chính là sự hiện diện của game mobile .
Ảnh minh họa
Ở những triển lãm game nước ngoài, chúng ta rất khó nhìn thấy bóng của game mobile bởi chi phí tham dự triển lãm rất cao nên các hãng game mobile có thể lựa chọn nhiều phương án quảng cáo khác mà lại tối ưu hơn. Nhưng ở thế giới game Nhật Bản thời gian gần đây thì lại hoàn toàn khác, game console và game mobile đã hoán đổi vị trí cho nhau, và bằng chứng trông thấy là có vô số công ty game console đã thay đổi mô hình thành game mobile.
Đối với thế giới game Âu – Mỹ mà nói, mặc dù những nhà phát hành game lớn đều có bộ phận chuyên môn game mobile, nhưng sẽ chỉ dừng lại ở mức công ty con nằm trong một tập đoàn lớn, và có thêm điểm khác biệt lớn so với những công ty game Nhật Bản ở chỗ, họ có thể lựa chọn phương án thu mua hoặc hợp tác đề tiến vào lĩnh vực game mobile. Trọng tâm của các ông lớn Âu – Mỹ vẫn là game console hoặc PC, thêm nữa lại không có chuyện “chuyển đổi” nghiệp vụ mà là “tăng thêm” nghiệp vụ thì chuẩn xác hơn, mục đích là lấy cái nhỏ để hỗ trợ cái lớn.
Ảnh minh họa
Các công ty game Nhật Bản lại không hề có tư tưởng như vậy, không nói tới những công ty game indie, ngay cả những công ty game truyền thống cũng không có sự phân công hợp lý trong quá trình chuyển đổi sang game mobile, dẫn đến tình trạng chuyển đổi xong thì nghiệp vụ ban đầu lại dần dần bị mai một mất. Hiện nay, game console Nhật Bản đang ngày càng suy nhược còn game mobile lại ngày càng mạnh mẽ, ở Tokyo Game Show 2014 cũng có thể cảm nhận được điểm này.
>>Tổng hợp tin tức thị trường game Hàn Quốc đáng chú ý năm 2014