Đầu tư mua lại: sự lựa chọn của thiểu số
Vài năm trước đây, các doanh nghiệp Client Game đã quen với việc thông qua đầu tư hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp địa phương để tiến vào Thành Đô. Trong thời kỳ của Mobile Game, hình thức như vậy lại ít xuất hiện. Có 2 nguyên nhân chính: 1 là trong bối cảnh thị trường hiện nay, giá của game mobile tăng cao, cũng phải vào cỡ chục triệu, tương đương với đầu tư cho 1 nhóm làm game, vì thế mà các doanh nghiệp bản địa ở Thành Đô không cần phải bán đi đội ngũ của mình. Nguyên nhân thứ 2 là vì chất lượng của các nhóm nghiên cứu phát triển Mobile Game là không đồng đều, đối với các doanh nghiệp hàng đầu mà nói, sau khi trải qua thời kỳ client game càng phải cẩn trọng hơn khi dùng phương thức này.Saii Technology:
Một số doanh nghiệp trong ngành vẫn qua phương thức đầu tư để tiến vào Thành Đô, tiêu biểu như Saii Technology. Người sáng lập Saii - Đặng Dương Nhất sau khi du học ở Nhật về, tình cờ gặp được Du Vĩnh Phú - CEO của UC, và quyết định thành lập Saii Internet vào năm 2006. Kể từ đó, doanh nghiệp nhận được sự đầu tư của UC.
Ban đầu, Saii còn hơi thiếu độ nhạy cảm với thị trường. Năm 2011, khi Android bắt đầu trần ngập trong các ngóc ngách của thị trường di động thì doanh nghiệp này vẫn làm java, đến 2012 công ty này mới chuyển hướng sang Android với game Separate nhưng trên thị trường vẫn chưa thu hút lắm.
Chengdu Wangmo Interactive Technology:
Vào tháng 2 năm 2013 Chukong Technology chính thức thành lập công ty con của mình mang tên Chengdu Wangmo Interactive Technology. Được biết Chukong đã bỏ ra 20 triệu NDT để thành lập công ty này tại Tianfu Software Park. Nhưng nói Chukong tới Thành Đô theo cách trực tiếp e là không hoàn toàn chính xác. Đó là vì trên thực tế, doanh nghiệp này thông qua mua lại doanh nghiệp ở Thành Đô để đặt chân lên mảnh đất này.
Sau khi được điều tra, PTBus đã chứng thực doanh nghiệp được mua lại này là nhà phát triển các ứng dụng trên mobile có thương hiệu tại Thành Đô – Chengdu Wangmolihudong. Công ty này thành lập 2007, trước đó tập trung nghiên cứu và phát triển các ứng dụng mobile cho Java, Symbian, đồng thời cũng là cơ quan thiết kế được chứng nhận duy nhất của Nokia tại khu vực Tây Nam. 6 tháng cuối năm 2010, công ty này chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu trên các smartphone. Đối với Chukong, việc sáp nhập lần này có những tác dụng nhất định.
Giang Hồ Chiến
Chukong chọn Thành Đô là nơi thành lập nhóm nghiên cứu và phát triển một mặt là muốn duy trì công nghệ và phát triển các sản phẩm, mặt khác là có liên quan tới CocoaChina – nền tảng phát triển game lớn nhất Trung Quốc, tập trung vào các sản phẩm của Apple và phát triển hệ thống iOS mà họ đang vận hành. Họ hy vọng có thể thông qua Thành Đô để tiếp xúc với nhân tài nơi đây. Cũng từ đó, công ty của Chukong ở Thành Đô còn đảm nhiệm đầu tư và đại lý sản phẩm. Tháng 8 năm 2013, Chukong đã làm đại lý cho game Giang Hồ Chiến do Chengdu Yuxiang Technology sản xuất với giá lên tới vài triệu NDT.
Đại lý: Sản phẩm còn “đáng giá” hơn nhà sản xuất
Năm nay, rất nhiều NPH cảm thấy vô cùng phiền não khi đại lý cho 1 sản phẩm game nào đó. Do chịu ảnh hưởng của những thăng trầm trong ngành, giá đại lý của mobile game cũng lên cao trong khi chất lượng sản phẩm không đồng đều. Sản phẩm chất lượng rất ít ỏi nên hầu như chúng luôn bị các NPH tranh cướp. Đợi đến khi có được quyền đại lý, thì chi phí đại lý có lẽ cũng ngang ngửa với chi phí mua 1 doanh nghiệp game rồi. Ở phương diện này điển hình nhất là Zhongqing baowang (Zqgame) là đại lý của game Băng Hỏa Kỷ Nguyên với giá trị hợp đồng đại lý lên tới 10 triệu NDT.
God of War Studio:
20 tháng 11 năm 2013, Zqgames đã tuyên bố đã làm đại lý cho trò chơi Ngai Vàng Hỏa Băng– siêu phẩm của God of War Studio với giá trị hợp đồng lên tới 10 triệu NDT.
Băng Hỏa Kỷ Nguyên
Những thông tin về God of War Studio thì Zqgames vẫn chưa tiết lộ, chỉ biết rằng đội ngũ của God of War Studio đều là những người đến từ các doanh nghiệp hàng đầu và God of War Studio vẫn không phải là tên đăng ký chính thức. Còn theo PTBus được biết, Zqgames hiện tại đã đầu tư cho khoảng 20 tập thể trong lĩnh vực mobile game, chính vì thế mà God of War Studio cũng có khả năng là 1 trong những đội ngũ mobile game được Zqgame đầu tư.
Zhangwo Wuxian:
Trong lễ trao giải cho các game sáng giá của năm thì trò chơi mang tên Danh Tướng Tam Quốc đã nhận được giải thưởng sản phẩm sáng tạo nhất. Nhà sản xuất trò chơi này chính là Zhangwo Wuxian, chỉ đến giữa tháng 10 game đã được công ty TeamTop3 nhận làm đại lý.
Zhangwo Wuxian thành lập ở Thành Đô tuy không nổi tiếng nhưng lý lịch về công ty lại rất phong phú. Người sáng lập Zhangwo Wuxian là CEO Vi Trương Đào, là người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở Kingsoft. Danh Tướng Tam Quốc là sản phẩm đầu tay của họ sau khi thành lập. Mặt khác, 1 thông tin ngoài lề chưa được chứng thực là công ty này có cả Phó tổng giám đốc Trịnh Khả của Seasun Entertainment, người đã từng làm việc tại Kingsoft.
Ngoài một số trường hợp kể trên, cũng cần phải nhắc tới Kingsoft người đại diện cho gameThe Gods 3 của Calvi Thành Đô đã được nhắc ở phần trước với khoản hợp đồng giá trị lên tới chục triệu NDT. Và C1Wan cũng là đại lý cho game Fantasy của Attagame.
Tự bỏ vốn
Theo thống kê cho biết, Thành Đô có hơn 700 doanh nghiệp game di dộng, nhưng số lượng thực sự nhận được đầu tư thì lại rất ít, phần lớn đều là những doanh nghiệp tự bỏ vốn để kinh doanh. Phương thức dùng vốn để khởi nghiệp thì không giống nhau, nhưng không thể phủ nhận được rằng điều này khiến các công ty củng cố quyền cổ đông và không bị áp lực bởi nhà đầu tư.
Digital Cloud
Digital Clooud có lẽ là doanh nghiệp không mấy tha thiết với đầu tư mạo hiểm. Dragon Force là siêu phẩm S_class (Super Class) của doanh nghiệp. Tính đến tháng 4 năm nay, mỗi tháng Digital Cloud thu về 30 triệu NDT từ game này.
Người sáng lập ra Digital Cloud cũng là Vương Thành, trải qua nhiều lần thất bại trong lập nghiệp khiến Vương Thành không mấy mặn mà với phương thức đầu tư VC. Có thông tin cho biết năm 2014 doanh nghiệp này sẽ bước lên sàn giao dịch chứng khoán Hoa kỳ (NASDAQ).
Lanhang Technology (LV1):
Cũng giống như Digital Cloud, Lanhang là công ty nhỏ nhưng lại đạt được thành tựu đáng kể. Năm 2013, App Annie công bố, 2 doanh nghiệp kiếm nhiều tiền nhất trên App Store là Nibiru mà ở phần trước đã nhắc tới và Lanhang Technology (LV1). Những game tiêu biểu của doanh nghiệp này phải kể tới Pocket Monster, Pet Hunter, Wonderful trip. Lanhang được thành lập năm 2008 bởi 1 trong những người sáng lập ra Yuanye wang. Trước doanh nghiệp này tập trung vào kinh doanh webgame, người sáng lập ra Lanhang trước đây cũng từng là biên tập viên của CBI Service Group (CBI :Computer Business Information).
1 số thông tin cho biết, năm 2011 công ty này đã chuyển sang hướng sản xuất SNS game trên di động sau 1 lần bị sâp tiệm. Thậm chí ban hội đồng quản trị cũng đã quyết định giải thể công ty, nhưng khi kiểm tra thì phát hiện tài khoản của họ không hiểu sao lại tăng lên vài triệu NDT. App Annine cho biết tháng 4 năm 2013 doanh thu mỗi tháng của LV1 lên tới 480 nghìn USD, nhưng con số này vẫn chưa được LV1 xác nhận.
Moqikaka:
Nói tới doanh nghiệp chuyển từ lĩnh vực webgame sang mobile, còn phải kể đến Moqikaka, người thành lập công ty này là CEO Phạm Bình. Năm 2007 Phạm Bình đã thành lập mạng xã hội giống facebook mang tên Siqi Wang nhưng lại thất bại. Năm 2010, Phạm Bình lại tiếp tục khởi nghiệp với số vốn bỏ ra là 200 nghìn (toàn bộ vốn tự góp) mục tiêu hướng tới là webgame. Trải qua 8 tháng sản xuất phát triển, trò chơi Tiên ma lệnh của Moqikaka đã lọt vào mắt xanh của 51 wan.
Nhưng Moqikaka chỉ thực sự bước vào thời hoàng kim khi tung ra trò chơi Fisheries Crisis,tương tự như Fishing Joy bản miễn phí và trả phí vào tháng 6 năm 2011 trên nền iOS. Trong đó chỉ riêng bản miễn phí lượng download đã lên tới 20 nghìn lượt, còn bản thu phí ngay sau khi được tung ra đã lọt vào top 10 trên App Store ở châu Âu. Game này sau đó còn được đưa lên Gree.
Thành công đó đã giúp cho Moqikaka thuận buồm xuôi gió trong việc chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mới, năm 2012 tiếp tục cho ra game Muzhi xiyou (Ngón tay Phật )… Cho đến tháng 10 năm nay, tổng số user của game này là hơn 150 nghìn người, lượng người đăng nhập hàng ngày lên tới 20 nghìn người, mỗi tháng thu về gần 1 triệu NDT. Năm 2013, công ty còn tiếp tục cho ra các game như Daibing mengjiang.
Chuyển hướng kinh doanh
Trên thực tế, một số đối tượng doanh nghiệp trong lĩnh vực Mobile Game ở Thành Đô mà ta không thể không nhắc tới, đó là những doanh nghiệp chuyển ngành từ Client Game sang Mobile Game. Xu hướng chuyển đổi này chủ yếu là do thị trường client game và webgame đang rơi vào tình trạng bão hòa, các doanh nghiệp lớn ở Thành Đô về phương diện vốn, kinh nghiệm và thị trường lại khác nhau. Trong hoàn cảnh như vậy, lựa chọn Mobile game đã trở thành con đường để sinh tồn.
Dreamwork net:
Với tư cách là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất ở Thành Đô. Dreamwork net đã sớm lấn bước vào mảng mobile game. Tháng 6 năm 2012, Dreamwok net đã thành lập 1 team chuyên nghiên cứu và phát triển game di động mang tên Finger Studio.
Sản phẩm game đầu tay của họ ra đời ngay sau khi thành lập vào tháng 8 năm nay, lúc đó CEO của Dreamwork net là Ngụy Tiếu đã công bố 1 loạt các screenshot của sản phẩm này, sau đó được xác nhận là game Dragon Guard. Mặc dù CEO Ngụy Tiếu vẫn chưa tiết lộDragon Guard là đứa con tinh thần của Finger Studio nhưng theo suy đoán từ sự kiện trên thì có thể biết rằng Finger Studio đang tập trung chế tác các sản phẩm U3D MMORPG, do đó có thể khẳng định Dragon Guard là game đầu tiên của Finger Studio.
Mặt khác, ngoài việc tự nghiên cứu phát triển sản phẩm, Dreamwork net còn thông qua những phương thức như mua lại doanh nghiệp địa phương để tích cực tìm kiếm những đội ngũ làm game xuất sắc. Đối với việc thiết kế sản phẩm trong nửa năm của Dreamwork net, công ty vẫn chưa tiết lộ nhiều với giới truyền thông. Nhưng B-ray media trước đó đã từng công bố trong tương lai Dreamwork net sẽ đưa ra 5 sản phẩm game, đó là các game Dũng sĩ hắc ám, Dragond guard, Đạo hiệp nghĩa 2 bản iOS, Hikaru bản Android.
NeBa Net (MUD):
Neba net do giám đốc kỹ thuật trước đây của LV1 là Vương Thạch đảm nhận. Buổi đầu thành lập do công ty này nhận được đầu tư của B-ray media nên công ty còn có tên là B-ray tiantang. Nhưng theo lời giới thiệu của Vương Thạch thì Neba và B-ray tiantang là khác nhau: “B- ray tiantang là của B-ray media, còn Neba net là do tôi tự thành lập”. Nhưng người ngoài nhìn vào thì lại thấy đó cũng chỉ là 2 cái tên khác nhau của 1 công ty mà thôi. Theo 1 số thông tin chưa được chứng thực thì Vương Thạch đã đem B-ray tiantang nhượng lại cho B-ray media và giữ lại Neba net.
Theo như 1 người giới thiệu thì sản phẩm game đầu tay của Neba là Hoàng Đế Thiên Truyện, thuộc dạng game bài. Nhưng kết hợp nhiều yếu tố có thể thấy, Hoàng đế Thiên Truyện chỉ là 1 dự án nhỏ hay nói cách khác là sản phẩm mang tính thử nghiệm của Neba mà thôi. Neba hy vọng là thông qua sản phẩm này sẽ hiểu rõ hơn về tình hình mobile game hiện nay, còn những dự án lớn sẽ để sau tiến hành.
Duokemeng (DKM):
Với Duokemeng, không ít người bị trò chơi Thần thoại đại lục che mắt mà quên đi rằng công ty này đã sớm tiến vào thị trường Mobile Game vào năm 2010. Khi đó, trò chơi mang tên Hạo thiên kỳ duyên của DKM tuy đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng đã có được thành tích với 500 nghìn người chơi đang ký, nhưng đó là lịch sử của 3 năm về trước.
Năm 2013, Duokemeng lại “tái xuất giang hồ”. Tháng 9 năm 2013, doanh nghiệp này đã mua lại Devil Studio với giá 12 triệu NDT và làm đại lý cho game 3D Thế giới quỷ dữ sau này đổi tên thành Xunyao (tạm dịch là Find demon). Ngoài ra công ty còn có 1 nhóm game khác, nhóm này đã cho ra đời game Trảm long.
Wangcheng Technology:
Cái tên này tương đối lạ trong làng doanh nghiệp mobile game, nhưng nguồn gốc của công ty thì lại rất đáng nể. Wangcheng vốn là Đội ngũ của NetEase Thành Đô. Sau khi NetEase thành lập viện nghiên cứu ở Hàng Châu, nhóm NetEase Thành Đô này không muốn chuyển đên đây, họ quyết định từ bỏ tập thể, khởi nghiệp và cho ra đời Wangcheng. Người sáng lập của Wangcheng là Tôn Trọng Vũ, người đã từng làm tại Net Ease, Kingsoft, Interserv và cũng là người từng tham gia các dự án sản xuất game Xuân Thu Qzhuan và Butterfly Sword Ol. Thời đại client game, họ đã cho ra đời game Độc cô cầu bại. Còn trong thời kỳ mobile họ đã tung ra 2 sản phẩm là game Toupo Sanguo và 1 sản pẩm MMOROPG đang trong quá trình sản xuất.
“Vườn ươm tài chính” (Business Incubator)
Thành Đô có hơn 700 doanh nghiệp mobile game, nhưng những doanh nghiệp thực sự có nguồn đầu tư tài chính lại không nhiều. Dựa vào nguyên nhân này những doanh nghiệp như Nibiru, Calvi game và Haowan 123 đã bắt đầu thử xây dựng “Vườn ươm tài chính” hay còn gọi là “Vườn ươm doanh nghiệp” (Business Incubator) trong nội bộ ở Thành Đô. Trong đó thì Nibiru là doanh nghiệp thành công nhất, thông qua Baotuan technology, Nibiru đã cung cấp hỗ trợ cho các đội ngũ làm game ở Thành Đô về kỹ thuật, nơi làm việc và tiền vốn.
Nhìn về lâu dài mà nói, phương thức này của Nibiru cũng là mô hình kiểu xanhđica (syndicate) trong lĩnh vực mobile game, Nibriru dựa vào đại lý sản phẩm để dần dần có được nguồn vốn và kênh khách hàng, và trong tương lai phát triển mobile game, giành kênh khách hàng sẽ hơn hẳn giành vốn kinh doanh. Ở góc độ này, hiện tại Calvi game và Haowan 123 là những doanh nghiệp thông qua phát triển Business Incubator để tranh kênh khách hàng và vốn.
Theo Innoflex.vn