Thành Đô – Thành phố thứ 4 của Mobile Game (Phần 1)

PV  - Theo PLXH / PLXH | 07/12/2013 04:30 PM

Thời kì của Mobile Game, xu hướng trực tiếp thành lập những công ty con tại đây lại trở nên thịnh hành.

Có thể nói trong những năm gần đây, ngành Mobile Game ở Thành Đô Trung Quốc phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê tính đến tháng 10 năm 2013, Thành Đô đã có khoảng 700 doanh nghiệp Mobile Game và trở thành thành phố thứ 4 về lĩnh vực game di động. Nhưng khác với thời đại Client Game khi mà các doanh nghiệp hàng đầu tranh nhau đầu tư vào các đội ngũ làm game mobile thì ở thời kì của Mobile Game, xu hướng trực tiếp thành lập những công ty con tại đây lại trở nên thịnh hành.
 
Trực tiếp ra đời các công ty con
 
Trong thời kỳ của Client Game, các doanh nghiệp hàng đầu như Shanda, Giant, Perfect World thông qua phương thức M&A (mua lại & sáp nhập) đã lập ra trung tâm nghiên cứu phát triển Mobile Game của mình tại Thành Đô. Đến thời kỳ mà Mobile Game lên ngôi hiện nay các ông lớn lại chuộng hình thức thành lập công ty con hơn. Đồng thời khác với thiên hướng nghiên cứu và phát triển ở Thành Đô thời kỳ trước, đến thời kỳ này nghiên cứu và phát triển chỉ còn là nhiệm vụ thứ yếu.
 
GameLoft
 
GameLoft là 1 trong những doanh nghiệp game di động đã sớm thành lập công ty con ở Thành Đô. Có lẽ đây cũng là số ít các doanh nghiệp Mobile Game ở Thành Đô chủ yếu nghiên cứu và phát triển. Năm 2006, GameLoft đã thành lập công ty chuyên nghiên cứu phát triển tại Thành Đô, có tên “Trí lạc Software”.
 
Ở Trung Quốc, GameLoft có quy mô khá lớn khoảng 1000 người, riêng Thành Đô đã khoảng gần 400 người. Là công ty thuộc sở hữu của UBISOFT, GameLoft đã sớm chọn Thành Đô là nơi để phát triển. Đây cũng là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp bởi Thành Đô là mảnh đất màu mỡ ở trung tâm Tây Nam, có nhiều điều kiện thuận lợi lại tập trung nhiều trường Đại học và chi phí sinh hoạt không đắt đỏ.
 
Với tư cách là 1 công ty chuyên nghiên cứu và phát triển, Gameloft Thành Đô trước đó thường tập trung vào các gói dự án bên ngoài, sau này mới dần dần tiếp nhận các dự án trong nội bộ công ty, những dự án tầm cỡ như Let’s go!3, Spider-Man đều là của họ. 6 tháng đầu năm nay, Iron Man 3 – trò chơi đang làm mưa làm gió trên iOS cũng là của GameLoft. Có thể nói, trải qua nhiều năm cùng những kinh nghiệm tích lũy được, GameLoft Thành Đô với thực lực của mình đã có thể tự bước đi trên con đường mà mình đã chọn.

 Thành Đô – Thành phố thứ 4 của Mobile Game (Phần 1) 1

Ở phương diện khác, GameLoft lại là 1 công ty game nước ngoài đang tiến vào Thành Đô. Đối với việc đào tạo nhân tài ở địa phương, GameLoft có những đóng góp nhất định. Ví dụ như CEO Dương Khiết Tường – người sáng lập ra Nibiru (doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực Mobile Game ở Thành Đô hiện nay) cũng chính là giám đốc sản phẩm của GameLoft.
 
CMGE (China Mobile Games and Entertainment Group)
 
Tập đoàn này đã trực tiếp đặt chân lên mảnh đất Thành Đô với việc thành lập công ty Mobile Game mang tên Zhuoxing Technology vào ngày 23 tháng 6 năm 2013 ở Tianfu software Park với vốn đăng kí là 10 triệu NDT, người phụ trách trực tiếp cũng chính là phó chủ tịch của CMGE – Ứng Thư Lãnh.
 
Khác với GameLoft, Zhuoxing Technology không phải là doanh nghiệp chuyên nghiên cứu phát triển mà vai trò chủ yếu của họ là nhà phát hành. Joygame – nơi phát hành game của của CMGE trên thực tế vận hành và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Zhuoxing. Zhuoxing phụ trách vận hành các sản phẩm của CMGE chạy trên iOS và Android, hiện đã vận hành thành công các trò như Monster Island, Võ Hiệp. Và game I’m Naruto bản Android trong tháng 10 quyền đại lý cũng là giao cho Zhuoxing.
 
VC (Venture Capital) – Đầu tư mạo hiểm
 
Đây là một trong các hình thức của đầu tư vốn tư nhân (Private Equity), là chiến thuật đầu tư vốn vào các công ty tư nhân có tiềm năng phát triển với mục tiêu làm tăng giá trị doanh nghiệp thông qua tái cơ cấu tài chính và tái cơ cấu hoạt động.
 
Các bước đầu tư vốn tư nhân bao gồm: xác định doanh nghiệp mục tiêu -> tăng trưởng giá trị doanh nghiệp mục tiêu (tư vấn chiến lược, tư vấn quản trị tài chính, quản trị doanh nghiệp) -> thoái vốn (niêm yết doanh nghiệp mục tiêu trên thị trường chứng khoán hay IPO; chuyển nhượng cho bên thứ ba; giải thể doanh nghiệp).
 
Có một nhận thức sai lầm là phương thức tích hợp vốn chủ yếu của các công ty Mobile Game ở Thành Đô là VC. So với các trường hợp được các doanh nghiệp hàng đầu đầu tư thành công thì những trường hợp thành công nhờ VC đều không đáng kể. Nhưng dù nhiều hay ít thì có 1 điều mà ta nên nhớ là những người khởi nghiệp ở Thành Đô có được VC lại là những gương mặt không hề mới và đều là người có kinh nghiệm trong ngành. Đặc điểm này có lẽ chứng tỏ được rằng, phương thức này có thể tránh được rủi ro ở mức độ nhất định nào đó trong lĩnh vực Mobile Game.
 
Nibiru Technology
 
Nibiru là 1 trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực game di động ở Thành Đô. Nibiru Technology thành lập vào tháng 7 năm 2007, và năm 2012 mới gây dựng được tiếng tăm. Trong 1 bài viết với tiêu đề 10 nhà doanh nghiệp lớn của Trung Quốc kiếm tiền nhiều nhất trên iOS, thì Nibiru là 1 trong số đó.
 
Người sáng lập Nibiru – CEO Dương Khiết Tường cũng đã từng đảm nhiệm vị trí giám đốc sản phẩm của GameLoft Thành Đô, đội ngũ ban đầu của công ty phần lớn cũng đến từ GameLoft Thành Đô. Trong buổi đầu thành lập Nibiru, họ chủ yếu làm các dịch vụ bên ngoài; đến đầu năm 2011 công ty mới chuyển hướng sang làm các ứng dụng game cho iPhone.
 
Bước chuyển ngoặt của Nibiru là vào tháng 7 năm 2011, thời điểm này công ty đã tung ra thị trường 2 game là Island Empire và Galaxy Empire; sau đấy đã nhận được những đánh giá tích cực trên App Store. Đến 4 tháng 4 năm 2012, Galaxy Empire đã trở thành game ăn khách nhất trên App Store, đây là cột mốc cho bước xoay chuyển vận mệnh của Nibiru. Theo số liệu công bố, thu nhập hàng tháng của Nibiru là 1.12 triệu USD.

 Thành Đô – Thành phố thứ 4 của Mobile Game (Phần 1) 2
Island Empire
 
Về VC, có 2 khoản đầu tư cho Nibiru Technology đó là từ Matrix Partners vào tháng 6 năm 2011 và từ Softbank vào năm 2010, tuy nhiên khoản đầu tư từ Softbank vẫn để lại nhiều nghi ngờ. Được biết năm 2010 Softbank đã mời Dương Khiết Tường tới Nhật Bản để khảo sát, kết quả là sau khi gặp mặt Masayoshi Son được 5 phút, Softbank liền quyết định đầu tư.
 
Xét từ góc độ thời gian thì thấy Nibiru thành lập năm 2007 với vốn khởi nghiệp 3000 NDT. Cho đến 2011 mới bắt đầu quyết định chuyển hướng sang làm những game trên smartphone, và cho đến giữa năm 2011 họ mới được đón nhận. Để có được thành công họ đã trải qua 4 năm học hỏi và cọ xát. Vì thế, mặc dù câu chuyện về Softbank chưa được rõ ràng, nhưng xét về nút thời gian thì Nibiru rất có khả năng đã nhận được khoản đầu tư này.
 
Calvigames
 
Calvigames là 1 doanh nghiệp ở Thành Đô đã nhận được nguồn tài chính 5 triệu USD từ tập đoàn đầu tư Zero2Ipo giữa năm 2012. Calvi nổi tiếng với game 3D ARPG The Gods. Năm 2012, The Gods sau khi tung ra thị trường chỉ trong 12 tiếng đã trở thành game xếp thứ 5 trong các game mobile bán chạy nhất trên iPhone tại đại lục, đứng thứ 11 trong bảng trả phí và đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng thu phí trên iPad. Ngoài ra, game này còn là game xếp thứ 5 trên danh sách game trả phí của iPhone ở khu vực Hồng Kông và xếp thứ 13 trong các game hot được tiêu thụ nhiều nhất trên iPhone. Có thể nói đây là 1 siêu phẩm game tầm cỡ.

Thành Đô – Thành phố thứ 4 của Mobile Game (Phần 1) 3
The Gods
 
Người sáng lập ra Calvi Thành Đô là CEO Dương Tồn Phú. Theo các phương tiện truyền thông cho biết thì đây là doanh nghiệp thuộc Shanda nhưng nguồn tin này có vẻ không chính xác khi bản thân Calvi không nhận sự đầu tư nào từ Shanda. Nhà đầu tư đầu tiên của Calvi là Cát Bân Bân và Goldcool Games do Cát bân sáng lập thì lại là 1 trong những dự án của Shanda. Nếu nói về đội ngũ sáng lập thì thấy rằng, họ đều là những người có kinh nghiệm đến từ Gaia Technology – công ty nghiên cứu và phát triển của Shanda thành lập ở Thành Đô, chủ yếu tập trung nghiên cứu Client Game.
 
Chính vì những mắt xích với Shanda mà có nhiều người đã cho rắng Calvi là 1 bộ phận được đầu tư bởi Shanda. Sau khi bị Shanda cắt giảm biên chế, những người sáng lập này đã ra làm ăn độc lập và tìm nhà đầu tư đó là Cát Bân Bân. Năm 2011, sau khi đầu tư cho Calvi, Cát Bân đã rời bỏ công ty Goldcool Games của mình và lấn sân sang lĩnh vực Thương Mại Điện Tử với trang mua sắm Ibuying khá nổi tiếng tại Trung Quốc.
 
ATTA Game Technology
 
Atta Game khởi nghiệp tương đối muộn so với các doanh nghiệp được đầu tư VC. Công ty này mới thành lập tháng 11 năm 2012, người sáng lập là Tằng Vĩnh Lâm và Trần Huyên, đều từng làm việc cho Tencent trong khoảng 7 năm, đội ngũ ban đầu của công ty này cũng đều đến từ Tencent. Có thể nói đây là doanh nghiệp tuy nhỏ nhưng lại có một đội ngũ lãnh đạo hoàn hảo. Đặc điểm này đã khiến doanh nghiệp thu hút được sự quan tâm của Tằng Lý Thanh – 1 trong những người sáng lập ra Tencent. Tháng 6 năm 2013, Decent Investment – công ty đầu tư của Tằng Lý Thanh đã chính thức đầu tư cho Atta 5 triệu NDT, cũng trong năm đó sản phẩm game đầu tay mang tên Fantasy của Atta được ra mắt và giao cho C1Wan làm đại lý độc quyền.
 
Firefly Game Information Technology và Haowan 123
 
Firefly Game đã nhận được khoản đầu tư vài chục triệu NDT do Green Pine Capital Partners và CyberAgent Ventures liên kết đầu tư. Còn Haowan123 thì người đầu tư hay cơ quan đầu tư lại không mấy ai rõ. Trong ngành người ta chỉ biết công ty này nhận được khoảng 90 triệu NDT tiền đầu tư, còn là ai thì vẫn là còn là câu hỏi bỏ ngỏ. Nhưng có thông tin cho biết nhà đầu tư của Haowan123 là 4399 Innovation Home. Đối với ý kiến này thì PTBus không thể chứng thực được thật giả nhưng 1 điểm có thể chứng thực được là Haowan123 đã lọt vào mắt xanh của Thái Văn Thăng – Chủ tịch 4399. Haowan123 thành lập tháng 2 năm 2012, người đứng đầu là Tôn Vũ, mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm về làm game nhưng lại có kinh nghiệm về phần mềm, xét về mặt nào đó thì có lẽ đây là 1 trong những nguyên nhân được Chủ Tịch Thái Văn Thăng xem trọng.

Theo Innoflex.vn