- Theo Trí Thức Trẻ | 28/08/2015 09:30 PM
Các hãng game mobile Trung Quốc điên đảo vì tìm IP hot
Nếu như nói năm 2013 là “năm vàng của game mobile Trung Quốc”, vậy thì năm 2014 hẳn phải là “năm IP game mobile Trung Quốc”. Trong suốt năm vừa ngoái, vô số game mobile Trung Quốc đều có gắng khai thác lấy những IP (intellectual property) hay bản quyền trí tuệ sản phẩm hot làm “phù hộ thân” để kiếm lời.
Vậy rốt cuộc IP là gì mà chúng lại trở nên hot đến như thế? Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng tất cả những nội dung trong game như nhân vật, bối cảnh hay cốt truyện đều có liên quan mật thiết tới các sản phẩm được gắn mác bản quyền trí tuệ nào đó. Tác dụng của một IP hot là rất lớn và có ảnh hưởng tới nhiều hình thức giải trí khác nhau, ví như các tác phẩm võ hiệp của nhà văn Kim Dung hay Cổ Long đã trở thành nguồn đề tài vô tận để khai thác không ngừng nghỉ suốt bao năm qua.
Ảnh minh họa
Tương tư như vậy nhưng là ở khía cạnh đề tài game, các sản phẩm dựa trên IP hot và có chút chất lượng chắc chắn sẽ có khả năng “hút máu” và “sức sống” mãnh liệt hơn hẳn so với những cái tên khác ở cùng thời kỳ đó. Có thể nói rằng, nếu một công ty game có thể nắm trong tay một IP tốt, tức là họ đã nắm trong tay vô số hình tượng nhân vật, câu chuyện, bối cảnh và quan trọng nhất chính là bộ phận người chơi trung thành, nhiệt tình với IP đó.
Vì lí do đó, đa số công ty game mobile Trung Quốc đều không ngừng tìm kiếm những IP game mobile chất lượng, và càng những công ty lớn, có tiền thì càng nắm trong tay nhiều IP hot. Trong ngày 7 tháng 1, công ty 360, nền tảng phân phối ứng dụng lớn nhất Trung Quốc, đã phát hành “Sách bìa lục xu hướng ngành công nghiệp game mobile Trung Quốc” (gọi tắt: “Sách Lục”) với nhiều số liệu quan trọng và hấp dẫn.
Ảnh minh họa
Trong “Sách Lục” có nêu rõ, trong năm 2013, một số IP tiểu thuyết hot có giá khoảng 100 vạn tệ (khoảng 3,5 tỷ VNĐ), nhưng cho đến năm 2014, giá cả đã leo thang lên hơn 300 vạn tệ (khoảng hơn 10 tỷ VNĐ). Bất kể là tiểu thuyết, phim điện ảnh, phim truyền hình, hoạt họa, tiết mục văn nghệ… đều có trở thành một IP hot với cái giá trên trời.
IP game mobile xuất sắc là một dạng tài nguyên hiếm mà lại có khả năng sinh lời vượt trội, do đó mà những công ty hàng đầu như Tencent, ChangYou, Giant, Shanda, Perfect World… đều không tiếc tiền mua cho bằng được. Hiện nay, ChangYou đang sở hữu bản quyền 10 võ hiệp Kim Dung, Giant đang có hơn 40 IP game mobile, China Mobile lại đang giữ IP của nhiều bộ manga nổi tiếng. Nhìn chung, các hãng đều có con bài riêng ở bất kể hình thức mua hay tự phát triển để tiến quân vào thị trường game mobile màu mỡ. Dưới bối cảnh như thế, cái khó, cái khổ sẽ càng đè nặng lên vai của những nhà phát triển vừa và nhỏ.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, “Sách Lục” cũng có ghi nhận vài con số kỷ lục và thú vị về thị trường IP game mobile Trung Quốc trong năm 2014 ví như: Tần Thời Minh Nguyệt là IP game mobile đắt nhất, có 628 game mobile có chữ “Tam Quốc” trong tên gọi khi tìm kiếm trên nền tảng 360, thẻ bài là thể loại game mobile có nhiều IP cải biên nhất.
Tại sao game mobile Trung Quốc có tiềm năng thống trị thế giới?
Trong khoảng cuối năm 2014, cơ sở nghiên cứu thị trường game Newzoo có công bố một bản báo cáo chi tiết về thị trường game mobile châu Á. Trong báo cáo có nói rằng, quy mô game mobile Trung Quốc năm 2014 đạt 4,25 tỷ USD, vượt xa so với con số 2,3 tỷ USD ở năm 2013, và có hi vọng vượt qua Bắc Mỹ để trở thành thị trường game mobile lớn thứ hai thế giới, đứng sau Nhật Bản trong năm 2015.
Trên thực tế, thị trường siêu việt chỉ là một phương diện, nhờ có sự thuận lợi với lượng dân cư đông đúc, ngành công nghiệp game Trung Quốc luôn đứng top đầu trong mắt bạn bè quốc tế là lẽ đương nhiên, nhưng thật sự khiến nhiều người phải kinh ngạc thì phải kể tới công lao của game mobile trong vài năm trở lại đây. Hiện nay, ta có thể dễ dàng thấy rằng game mobile có nguồn gốc Trung Quốc đang tràn ngập thị trường và nhận được nhiều phản hồi tích cực của người chơi khắp nơi.
World of Warcraft là một trong những sản phẩm nước ngoài thành công nhất ở thị trường Trung Quốc
Chắc hẳn ta vẫn không quên rằng, trong thời đại Internet trước đây, Trung Quốc được coi là “ông vua” đại lý game, từ Legend of Mir cho tới World of Warcraft , cho tới thời kỳ “phục hưng” của Tencent với CrossFire , Dungeon Fighter , League of Legends , các sản phẩm này có nguồn gốc nước ngoài. Kể ra, Trung Quốc cũng đã tự khai sinh ra những dòng sản phẩm có tiếng như Đại Thoại Tây Du , Chinh Đồ , Thiên Long Bát Bộ ..., nhưng về cơ bản chúng cũng có phần “sao chép” những sản phẩm kinh điển của nước ngoài, hơn nữa là chúng cũng không thể nổi tiếng ở cấp độ quốc tế như những sản phẩm kia.
Có thể nói rằng từ thời đại console cho tới handheld hay đến PC, ngành game Trung Quốc đều có tiến bộ, nhưng vẫn thua xa so với Âu – Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Vậy tại sao đến thời đại của game mobile, Trung Quốc lại đột nhiên có các thành tựu bất ngờ đến thế, thậm chí còn có tiềm năng vượt mặt tất cả các nước vốn có ngành game phát triển lâu năm? Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân lí giải hiện tượng này.
1. Rào cản thấp, người trong ngành nhiều
Ở thời đại game console và handheld, Trung Quốc cơ bản là vẫn chưa có ngành game, mà phải đến thời đại PC thì lĩnh vực này mới bắt đầu được hình thành. Nhưng ở thời đại game PC, các nhà phát triển độc lập có nhiệt huyết là chưa đủ, hãy còn cần đến đầu tư nhân lực, vật lực, tài lực đầy đủ thì mới làm nên “bom tấn” được. Tuy nhiên đến thời đại của game mobile, những điều kiện “cần và đủ” kia đã hoàn toàn được thay đổi, một studio nhỏ lẻ cũng có thể cho ra đời sản phẩm tạo hiện tượng toàn cầu.
Game mobile không yêu chi phí cao để phát triển
Thông thường, một đội ngũ phát triển nhỏ khoảng 5 người, mất 3 – 6 tháng nghiên cứu và phát triển, đầu tư khoảng 1 triệu tệ (khoảng 3,5 tỷ VNĐ), là có thể cho ra đời một game mobile có chất lượng. Đương nhiên, với số lượng game mobile ngày một nhiều, đầu tư đẩy cao chất lượng và khai thác những IP đắt giá cũng ngày một lớn hơn, nhưng nếu so sánh mức đầu tư của game client thì quả thực mức đầu tư của game mobile vẫn chả đáng là bao. Do đó, Trung Quốc đang ngày càng có nhiều nhà phát triển tham nhập vào thị trường mobile, tính sơ sơ thì hiện nay đã có hơn 10,000 game mobile hoạt động, trong đó có không ít sản phẩm đạt chất lượng tuyệt hảo.
2. Game console, PC đều bị lạc hậu, nhưng game mobile lại đi cùng thế giới
Bất luận là thời đại game PC, hay những thế hệ game cổ hơn, ngành game Trung Quốc đều bị lạc hậu và đi sau mặt bằng chung thế giới nhiều năm. Ở thời điểm năm 1994, game PC được coi là đầu tiên của Trung Quốc ra đời và lấy tên Thần Ưng Đột Kích Đội với nền đồ họa so sài, nhưng cùng năm đó thì Blizzard đã nghiên cứu ra dòng game chiến thuật kinh điển Warcraft , và năm 1995 cho ra đời Warcraft II với doanh số hàng triệu bản trên toàn cầu.
Thần Ưng Đột Kích Đội - Game PC được coi là đầu tiên của Trung Quốc
Nhưng đến thời đại game mobile, ngành game Trung Quốc đã có cơ hội sánh bước cùng thế giới, trong năm 2012 đã cho ra đời nhiều sản phẩm có doanh thu nghìn vạn tệ (hàng chục tỷ VNĐ) mỗi tháng ví như Nhị Chiến Phong Vân . Mặc dù trong năm 2012 và 2013, số lượng game mobile Trung Quốc copy nước ngoài vẫn rất nhiều, nhưng về tổng thể, game mobile Trung Quốc chẳng hề thua kém quốc tế là bao.
Cho đến năm 2014, game mobile Trung Quốc đã bắt đầu dần dần vượt qua xu thế của nước ngoài, dù là ở phương diện gameplay hay kỹ thuật, đều có những sáng kiến mới lạ và hấp dẫn, tạo ra xu hướng phát triển mới.
3. Mô hình đại lý đã không còn quá phổ biến
Do số lượng nhà phát triển một nhiều nhiều và chất lượng sản phẩm cũng không còn lạc hậu như thời gian trước, các công ty game Trung Quốc đang dần thay đổi thái độ đối với những sản phẩm nội địa, và chủ động hình thức tự nghiên cứu – tự phát hành hơn, nhờ đó mà nâng cao năng lực công ty.
Từ thời game PC, dựa vào sản phẩm đại lý mà đạt thành công lớn có thể kể tới 3 công ty là Shanda, The9 và Tencent. Sau này, họ đều chủ động đầu tư tự phát triển và phát hành sản phẩm mới, tuy chưa thể lập lại thành công như đối với các sản phẩm làm đại lý nhưng đó cũng là những động thái mới mẻ.
Legend of Mir là sản phẩm tạo nên thương hiệu cho Shanda Games
So sánh với tình hình ở phương Tây, đại đa số công ty hàng đầu thị trường game mobile đều áp dụng hình thức “nhất thể hóa”, tự nghiên cứu – tự vận hành bao gồm EA, Supercell, King…
4. Chú trọng tự nghiên cứu phát triển
Học tập theo xu hướng của thế giới, nhiều công ty game Trung Quốc ngày một chú trọng năng lực tự nghiên cứu và tự vận hành hơn. Ta có thể kể tới một số game mobile tiêu biểu trong thời gian qua như Loạn Đấu Tây Du của NetEase, Thái Cực Hùng Miêu ( Taichi Panda ) của Snail Games, hay Thiên Long Bát Bộ 3D của ChangYou.
Với mô hình “nhất thể hóa” nghiên – vận, tuổi thọ của game mobile sẽ được kéo dài hơn, do mọi số liệu, thói quen người sử dụng… đều về một tay, không cần thông qua trung gian, có thể nâng cấp phiên bản và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Ta có thể lấy ví dụ ở sản phẩm Thái Cực Hùng Miêu của Snail Games, game mobile này đã được phát triển cận thận trong vòng 2 năm, hao tổn không ít thời gian và tiền bạc nhưng những gì mà nó mang lại cũng rất xứng đáng. Tựa game này đã lọt top danh sách những game ăn khách nhất trên cả hai nền tảng smartphone và tablet của Apple ngay khi mới ra mắt chính thức. Hơn nữa, nó cũng hoạt động rất tốt ở các thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, đem về các khoản doanh thu lên tới hàng triệu USD.
Thái Cực Hùng Miêu - Game mobile ăn khách của Snail Games
Từ những báo cáo tổng quan ngành công nghiệp game Trung Quốc năm 2014 cũng cho thấy, doanh số tiêu thụ thực tế của game online client Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài đã đạt 853 triệu USD, tăng trưởng 4,15% so với cùng kỳ năm trước; webgame đã đạt 950 triệu USD, tăng trưởng 30,49% so với cùng ky năm trước; còn gamemobile đã đạt tận 1,273 tỷ USD, tăng trưởng 366,39% so với cùng kỳ năm trước đó.
Như vậy chỉ trong vòng 3 năm hoạt động, game mobile Trung Quốc đã mang lại nguồn doanh thu xuất khẩu cao hơn hẳn cả game client lẫn webgame, qua đó khẳng định vị trí quan trọng của mình.
5. Toàn cầu đang học theo mô hình game miễn phí của Trung Quốc
Trong bối cảnh game mobile Trung Quốc từ từ tiến quân ra thế giới như hiện nay, chắc chắn nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới mô hình kinh doanh ở nhiều khu vực. Ở thời đại game client, nguồn doanh thu chủ yếu của các thị trường nước ngoài được đến từ việc mua game đầu vào và trả phí tháng, hầu như không có cái gọi là mô hình miễn phí. Nhưng đến giai đoạn game mobile, ta dễ dàng nhận thấy là phần lớn doanh thu của các cửa hàng ứng dụng đều tới từ bộ phận game miễn phí với tính năng mua bán in-app.
Loạn Đấu Tây Du - Game mobile của NetEase
Mô hình game mobile miễn phí đã trở thành làn sóng lan đi khắp toàn cầu, và chắc chắn Trung Quốc là người có rất nhiều kinh nghiệm với mô hình kinh doanh này. Thời đại game mobile cũng chính là cơ hội mới để các thương hiệu game Trung Quốc được lên tiếng, khẳng định vị thế của mình trên diễn đàn quốc tế.
Lợi dụng IP hot cải biên game mobile là "lợi" hay "hại"?
Một chiêu thức lợi dụng IP (bản quyền trí tuệ) mới đang gây ảnh hưởng mạnh tới thị trường game mobile Trung Quốc , khiến giá cả của game client PC lại được đẩy lên cao, và có thể thu hút không ít người chơi cũ, nhưng do gameplay đã bị cải biến mà có thể mang lại một mức nguy hiểm nhất định cho nhà vận hành.
Trong khoảng hơn 2 năm trở lại đây, xu hướng chuyển dịch sang game mobile đang diễn ra rất sôi nổi và ngày một tầm cỡ ở thị trường Trung Quốc . Do vậy, câu chuyện săn lùng những IP hot đang trở thành một đề tài rất nóng ở làng game nước tỷ dân, và có không ít những công ty game client truyền thống đã biến lợi dụng xu thế này để đi những nước cờ cao, biết tự làm nóng mình để thâm nhập cạnh tranh.
Ví du gần đây nhất chính là IP của dòng sản phẩm Tiên Kiếm Kỳ Hiệp Truyện (gọi tắt: Tiên Kiếm) được sản xuất bởi công ty SoftStar. Trước mắt, Tencent đang là người nắm được bản quyền chuyển thể game mobile của Tiên Kiếm, và đã cho ra mắt sản phẩm thuộc thể loại thể bài với tên Tiên Kiếm Kỳ Hiệp Truyện, đồng thời đang phát triển thêm một phiên bản thuộc thể loại RPG; trong khi CMGE lại nắm được bản quyền của phiên bản Tiên Kiếm đầu tiên trên PC và đã tung ra game mobile 3D với tên Tân Tiên Kiếm Kỳ Hiệp Truyện.
Một người phụ trách phát triển của Tiên Kiếm tiết lộ rằng, trong giai đoạn năm 2013 đến 2014, SoftStar đã thương thảo bản quyền IP với rất nhiều công ty game khác nhau. Do các IP hot rất có sức ảnh hưởng trên thị trường, lại thêm chuyện SoftStar cũng là một thương hiệu có tiếng lâu năm, vì thế mà khiến cho Tiên Kiếm trở thành một IP rất có giá trị phát triển.
Mặt khác, một người đại diện của ChangYou cho biết rằng, sau thương hiệu Hiên Viên Kiếm, họ sẽ là đại lý độc quyền ở Trung Quốc cho sản phẩm mới nhất trong series kinh điển của SoftStar là Tiên Kiếm Kỳ Hiệp Truyện 6. Nhằm vận hành IP xuất sắc này thật tốt, ChangYou đã cho thành lập hẳn một công ty con có tên JoyAct trong năm 2014 để phụ trách.
Mặc dù, phiên bản game mobile Tiên Kiếm của ChangYou chưa ra mắt thị trường, nhưng trong năm qua, hãng này đã tung ra game mobile Thiên Long Bát Bộ 3D được cải biên theo IP kinh điển Thiên Long Bát Bộ vốn làm mưa gió trên PC. Dựa theo những số liệu được công bố cho thấy, Thiên Long Bát Bộ 3D đã mang về tổng doanh thu hơn 65 triệu USD chỉ sau 2 tháng chính thức phát hành. Đây là một thành tích đáng nể và chỉ những sản phẩm cực hot như Dota Legend hay dòng sản phẩm Thiên Thiên dưới lá cờ của Tencent mới có thể đạt được. Trên thực tế, Thiên Long Bát Bộ là một trong những IP game kiếm tiền lợi hại nhất của ChangYou và hãng này chắc chắn sẽ còn có dự định xoay quanh nó trong vòng vài năm tới.
Đối với thị trường game Trung Quốc mà nói, các dạng IP hot thông qua quá trình tích lũy người chơi và lợi nhuận từ những phiên bản game client PC là không thiếu. Với mức độ mở rộng của thị trường game mobile , các hãng lớn gia tăng thâm nhập và cạnh tranh quyết liệt, những dạng game như trên sẽ lại được rất nhiều chú ý.
Số liệu từ cơ sở nghiên cứu iResearch cho thấy rằng, trong top 30 IP game hot ở năm 2014, số lượng game mobile cải biên từ IP game PC tương đối nhiều và chiếm tới 23,3%. Mức độ hot của IP đã đẩy cao chuyên môn của các công ty game, khiến ngành game Trung Quốc chuyển bước từ thời đại “lấy kênh phát hành làm vua” sang “lấy nội dung làm vua”.
Nhưng, trong lúc mọi người đang sôi nổi tiến quân vào thị trường, người tiêu dùng cũng chưa chắc đã bị chiêu bài “hoài niệm” làm mờ mắt.
Thắng bại 50 – 50
Bắt đầu từ nửa cuối năm 2012, thị trường Trung Quốc đã xuất hiện xu hướng cải biên IP game kinh điển thành game mobile. Có thể kể đến sản phẩm Legend of Mir đã xuất hiện trên nền tảng Android dưới thân phận là Hãn Tướng Truyền Thế và đã lập tức đạt 180,000 lượt tải về ngay trong ngày đầu tiên. Trong một khoản thời gian ngắn, hãng Shanda đã không ngừng mở thêm server mới và tiếp tục đưa sản phẩm StoneAge lên nền tảng moble.
Nhưng chiêu bài “thay da” đơn giản kết với phong cách thiết kế sơ sài này đã nhanh chóng làm giảm sự mong đợi của người chơi. Nhiều chuyên gia trong ngành game Trung Quốc nhận định, các game kinh điển sau khi được cải biên thành game mobile, mặc dù có thể xuất hiện cực hot trong ngày đầu tiên, nhưng khi đến lúc mở cửa rộng rãi là đã để rơi rụng lượng lớn người chơi rồi. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có nhiều phương diện, nhưng chủ yếu là do không sử dụng IP một cách đích đáng.
Ngoài ra, xu hướng sử dụng các IP tác phẩm văn học để cải biến thành game client , rồi thuận theo sự phát triển của kỹ thuật mà biến thành game mobile cũng rất phổ biến ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do ngay trong giai đoạn cải biên ban đầu, môt số công ty game đã không thể nắm rõ nhu cầu của người sử dụng, nên chỉ giữ lại một số đặc thù từ phiên bản game client, ít nhất là ở phần tên gọi, còn đội ngũ phát triển thì đã có không ít hoán đổi. Từ trải nghiệm người sử dụng cho tới gameplay đều mang dáng dấp của một game hoàn toàn mới, qua đó mà làm tổn hại đến sự mong đợi của người sử dụng và rút ngắn tuổi thọ của sản phẩm.
Vì vậy, đối với những công ty game client đang chuyển hướng sang game mobile mà nói, sử dụng các IP kinh điển có thể giúp thu hút nhiều người chơi, nhưng cần phải tham khảo để sử dụng cho thật thích hợp, đưa ra gameplay hợp lý và có những bước chuẩn bị lâu dài, nếu không sản phẩm cuối cùng ra mắt sẽ có ít thu nhập và chết sớm.
Môi trường phát triển
“Trong bộ phận game client, MMORPG là thể loại phổ biến nhất, nhưng thị trường game mobile lại không có mấy sản phẩm thuộc thành loại này đạt thành công lớn”. Một người phụ trách ở công ty ChangYou có chia sẻ với truyền thống Trung Quốc rằng, trong giai đoạn tiền phát triển, tất cả nhân viên trong team đều phải nghiên cứu nhiều game mobile thành công trên thị trường, hơn nữa còn phải tìm hiểu cả hành vi người sử dụng.
So với PC có thể thông qua chuột, bàn phím và nhiều dạng phụ kiện để tiến hành điều chỉnh khác nhau, smartphone chỉ có thể thông qua hình thức nhấn vào màn cảm ứng. Vì tính chất đặc thù này, rất nhiều hệ thống gameplay, từ những cái nhỏ như thiết kế UI cho tới cơ chế chiến đấu đều cần phải thay đổi sao cho phù hợp.
Người phụ trách phát triển hai game mobile cải biên Thần Điêu Hiệp Lữ và Ma Lực Bảo Bối của Perfect World cho biết, điểm mấu chốt quan trọng nhất khi chuyển hai sản phẩm này sang nền mobile chính là làm sao hiểu được thói quen thao tác và bối cảnh sử dụng của người chơi, thay vì một lần chơi vài tiếng thì họ sẽ chỉ chơi một lần vài phút, địa điểm từ chỗ ngồi cố định bên máy tính sang bất cừ nơi nào có internet.
Thời gian tồn tại của một IP game PC tương đối dài, nhưng trong bộ phận người sử dụng game mobile lại không chỉ đơn thuần là mỗi nhóm người chơi PC năm xưa, do đó làm sao để vừa thu hút người chơi cũ, nhưng lại tạo cảm hứng được với cả người chơi mới, cũng là một bài toán quan trọng cần giải quyết đối với đội ngũ phát triển.
Bởi đặc tính của mobile thiên về tính giải trí casual, nên trừ phi có điểm khác thường nổi bật ra, game client cải biên sang game mobile sẽ rất khó kế thừa cộng đồng người chơi từ PC.
Khả năng tiềm ẩn
Nhờ có phần cứng của smartphone không ngừng được nâng cấp, cộng thêm chất lượng internet ngày càng được cải thiện, con đường phát triển của game mobile ngày càng gần với game client. Người sử dụng cũng ngày càng có nhu cầu thưởng thức các game mobile kế thừa đề tài và thể loại trên PC.
Kể từ năm 2013, Tencent đã bắt đầu chiến dịch game mobile và trở thành một trong những công ty game client truyền thống xâm lấn vào lĩnh vực này sớm nhất ở Trung Quốc. Giờ đây, các công ty lớn của Trung Quốc cũng đã đặt quyết tâm chuyển trọng tâm sang game mobile, trong đó bao gồm hàng loạt những tên tuổi như NetEase, ChangYou, Shanda, Perfect World… Những “ông lớn” này đều đặt định hướng phát triển trong thời gian tới nhắm vào game mobile, chứ không chỉ thiên về game client nữa.
Các công ty lớn thường sẽ có 3 lợi thế khi họ dịch chuyển sang game mobile bao gồm lượng người sử dụng đã qua tích lũy, kinh nghiệm kỹ thuật có từ nguyên bản, và những mẫu mỹ thuật có thể được sử dụng lại. Qua đó, họ có thể nâng cao hiệu xuất phát triển, rút gọn thời gian nghiên cứu, và gia tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường game mobile.
Phương thức tốt nhất để nhanh chóng chuyển sang game mobile trong thời gian ngắn, chính là lợi dụng những tài nguyên sẵn có. Những game client kinh điển vốn có tuổi thọ trường kỳ, độ trung thành người sử dụng cao, nên cải biên IP game client sang game mobile đã trở thành chiêu bài nhanh chóng xâm lấn thị trường của nhiều công ty. Tuy nhiên, ta cần lưu ý rằng game mobile thường thường rất “đoản mệnh”, làm sao để tránh đi vào vết xe đổ đó chính là rào cản mới cần vượt qua đối với những công ty game client lớn.
"Seeding" là bí mật để cạnh tranh game mobile ở Trung Quốc
Android đang là nền tảng thống trị ở Trung Quốc , nhưng cửa hàng ứng dụng Google Play thì lại không phải là cái tên nổi bật ở thị trường này. Điều đó đã “bức ép” nhiều nhà phát triển và phát hành, những người muốn đưa game lên hàng chục cửa hàng ứng dụng Android độc lập phải sáng tạo trong chiến thuật marketing của mình.
Và “seeding” chính là một trong những phương thức hiệu quả mà người ta thường làm nhưng lại ít được nhắc tới. Ông Calvin Ng, Giám đốc điều hành ở nhà sản xuất 21Pink, đã tiết lộ cách thức hoạt động của “seeding” trong một buổi diễn thuyết ở sự kiện Casual Connect Asia trong khoảng thời gian trung tuần tháng 5.
“Seeding là một bí mật ở Trung Quốc, và có nhiều người không hề biết chuyện này, và cũng chỉ ít người dám quảng nó rộng rãi,” ông Calvin nói. “Về cơ bản, ‘seeding’ là khi bạn phát hành game, và chính bạn sẽ thực hiện giao dịch in-app để thúc đẩy doanh thu vượt trội. Đây là phương thức tốt nếu bạn không hợp tác với một nhà phát hành nào, hoặc một nhà phát hành có thể làm điều đó cho bạn nếu họ tin tưởng vào game của bạn.”
Ảnh minh họa về kênh phân phối game mobile ở Trung Quốc
Ông Calvin đã đưa ra một ví dụ cụ thể khi một nhà phát triển ở Trung Quốc quyết định tránh hợp tác với các nhà phát hành. Đương nhiên, hoạt động đơn độc đồng nghĩa rằng game sẽ tàn lụi dần và “chết ngắc” bởi các nhà phát hành có tất cả mối quan hệ với nhiều kênh phân phối khác nhau.
Nhưng một người bạn của ông Calvin đã nghĩ ra một kế hoạch khác, và ông quyết định phát hành game của mình trên App Store và chỉ một cửa hàng ứng dụng Android duy nhất. Sau đó, ông ấy đã “seed” game trên mỗi nền tảng bằng cách chi ra hơn 17 tỷ VNĐ để thực hiện giao dịch vi mô trong chính sản phẩm của mình.
Lượng tiền đổ vào có chủ ý đó giúp game lập tức lọt vào top ứng dụng có doanh thu cao nhất. Và khi một nhà phân phối khác thấy chuyện này, họ sẽ nhanh chóng theo đuổi tựa game mới đó để đưa nó về cửa hàng ứng của mình.
Ảnh minh họa về kênh phân phối game mobile ở Trung Quốc
“Seeding là rất cần thiết,” ông Calvin trả lời GamesBeat trong một cuộc phỏng vấn. “Giữ vị trí xếp hạng trên các cửa hàng ứng dụng là rất quan trọng. Ở các thị trường nước ngoài, bạn chỉ cần giữ vị trí trên bảng xếp hạng tải về, nhưng ở Trung Quốc, bạn cần phải quan tâm tới doanh thu. Bởi các cửa hàng ứng dụng Trung Quốc chỉ quan tâm tới tiền mà thôi. Khi họ thấy doanh thu, họ sẽ muốn biết có thể làm gì để hỗ trợ bạn hơn. Nếu như bạn không kiếm ra tiền, họ sẽ chẳng buồn bắt chuyện.”
Khi một game mobile đang tìm kiếm cơ hội để thâm nhập vào những cửa hàng ứng dụng khác, các nhà marketing cũng sẽ giúp quảng cáo sản phẩm mà họ thấy đang có doanh thu tốt. Ông Calvin ước tính có khoảng 8/10 game được “seeding” kể từ khi phát hành sẽ mang lại lợi nhuận đều đặn sau khoảng 2 hoăc 3 tháng.
Nhưng chắc hẳn không ít người sẽ băn khoăn rằng, sao các cửa ứng dụng lại không phát triển ra số “doanh thu ảo” kia đều đến từ chính nhà phát hành. “Ở Trung Quốc, các nhà phát hành có máy chủ download của riêng họ,” ông Calvin nói. “Vì thế mà các cửa hàng ứng dụng sẽ không thấy đươc dữ liệu chuẩn xác.” Ngoài ra, trong khi thị trường Trung Quốc có rất nhiều quy định nghiêm khắc và lạ lùng, ‘seeding’ lại không hề bất hợp pháp.
Game mobile Trung Quốc gặt hái thành công trên đất Hàn Quốc
Tại thời điểm các game mobile tầm cỡ thế giới như Clash of Clans và Candy Crush Soda…, đang tràn vào thị trường Hàn Quốc để gặt hái thành công, các game mobile Trung Quốc cũng không hề tỏ ra kém khi cạnh tranh ở đất nước láng giềng.
Từ bảng xếp hạng doanh thu của Google Play Hàn Quốc cho thấy, trong top 50 game dẫn đầu, những game mobile có nguồn gốc Trung Quốc trong tháng 6/2014 mới chỉ chiếm 10%, nhưng tới tháng 6/2015 đã chiếm được 25%, gia tăng đáng kể chỉ trong 1 năm. Game Trung Quốc đã thâm nhập thành công vào thị trường Hàn Quốc , và thậm chí còn đạt thành tích tốt.
Dựa theo bản báo cáo “Phân tích tình trạng công ty game Trung Quốc tiến quân vào thị trường Hàn Quốc” được phát hành bởi nhà truyền thông Nasmedia cho thấy, các game mobile Trung Quốc lọt top 100 ở Google Play Hàn Quốc (tính đến 30 tháng 6 năm 2015) có 2 đặc điểm lớn sau:
Một số đặc điểm nổi bật về những game mobile Trung Quốc lọt top 100 Google Play Hàn Quốc
Thể loại RPG được ưa chuộng nhất
RPG là thể loại được ưa chuộng hàng đầu ở thị trường game Hàn Quốc, và game Trung Quốc cũng có vài sản phẩm thuộc thể loại này nằm trong top dẫn đầu. Hơn nữa, trong số game lọt top 100 thì có 62% thuộc thể loại RPG, tiêu biểu có thể kể đến Toàn Dân Kỳ Tích ( MU Miracle ) và Toàn Dân Náo Thiên Hạ. Trong số những thể loại khác, thể loại chiến lược chiếm 24%, thể loại hành động chiếm 14%. Ngoài ra, những game lấy đề tài “Tam Quốc” chiếm đa số với 24%, cao hơn hẳn so với các đề tài khác. Từ đó có thể nhận định rằng, người chơi Hàn Quốc cũng rất ưa thích đề tài và nội dung liên quan tới “Tam Quốc”.
Công ty Hàn Quốc làm đại lý phát hành đạt 24%
Nghiên cứu của Nasmedia phát hiện rằng khi game Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc, đại bộ phận đều tự phát hành, hoặc thông qua những thương hiệu thuộc Trung Quốc để ra mắt; còn bộ phận thông qua công ty bản địa Hàn Quốc chỉ chiếm có 24%. Ngoài ra, do xu hướng tiếp tục suy giảm tốc độ tăng trưởng của nền tảng game Kakao, nên game mobile Trung Quốc thông qua Kakao để phát hành cũng tụt xuống còn 29%. Nhằm đối phó với tình trạng này, các game Trung Quốc phát hành trên Kakao đang đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau, nhằm bổ trợ thêm doanh số, lôi kéo người chơi mới.
Tại sao cốt truyện game mobile Trung Quốc thường rất chán?
Nếu như sử dụng những từ ngữ có phần to tát như “tinh phẩm”, “bom tấn” để đánh giá tiêu chuẩn của một game mobile , chắc chắn phần cốt truyện tình tiết chính chả thêm được bao nhiêu điểm, thậm chí đó còn là phần chẳng đáng để bàn tới. Nhưng nói vậy không có nghĩa rằng game mobile không bao giờ để ý tới nội dung cốt truyện, chúng ta có thể kể tới nhiều sản phẩm có tiếng ở phương Tây như Monument Valley , Deemo, Machinarium hay các tựa game của Nhật Bản như Steins;Gate , chúng đều được ưa thích bởi lối chơi sáng tạo và một kịch bản tình tiết hấp dẫn.
Tuy nhiên, những cái tên được nhắc tới ở trên đều là những trò chơi có thiên hướng chơi đơn, không cần tương tác hay chơi trực tuyến với một cộng đồng đông người. Do đó trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bàn luận về vấn đề “game mobile có thực sự cần cốt truyện hay không?”, đặc biệt là đối với những game mobile chơi trực tuyến đang tràn lan trên thị trường.
Ảnh minh họa
Cốt truyện chán không ảnh hưởng tới thu nhập
Có nhà thiết kế từng nhận định: “Cốt truyện game không nhất định phải quá rõ ràng, có sự gắn kết chặt chẽ với thế giới thực, nhưng để đủ truyền đạt nội dung câu chuyện tới người chơi, nó nhất định phải có tính logic và hợp lý. Hơn nữa với phong cách bối cảnh tình tiết đậm tính thần thoại, nhân vật trong câu chuyện cũng phải có hành vi ứng xử phù hợp với tính cách và nhận định, không thể vô duyên vô cơ đưa vào những tình tiết có tính ngẫu nhiên thái quá, điều này sẽ tạo cảm giác xúc phạm tới trí tuệ của người chơi”.
Hiện nay, không chỉ có game mobile Trung Quốc , mà ngay cả những game mobile nước ngoài vẫn níu kéo lấy quan niệm “không cần cốt truyện, cứ dùng game giết thời gian qua màn là được”. Và một nguyên nhân nữa tạo nên hiện tượng phổ biến này chính là bởi lượng đặc tính người chơi game mobile vốn theo kiểu “mỳ ăn liền” vài phút là phải xong để phù hợp với khung thời gian phân mảnh hóa của họ, chứ không như game online client truyền thống. Do đó, họ sẽ chẳng màng tới cốt truyện gì cả đâu, cứ làm sao trải nghiệm đã tay, sướng mắt là được.
Bên cạnh đó, quần thể người sử dụng game mobile trực tuyến ngày nay cũng có phần lớn là đến từ chính nhóm game thủ thời xưa, vốn đã chỉ thích những nội dung bang hội, PK, bang chiến, kết hôn…, trong những sản phẩm kinh điển như Kiếm Hiệp Tình Duyên , MU , Legend of Mir.
Ảnh minh họa
Nhưng cốt truyện xuất sắc sẽ mất nhiều công sức
Mặc dù thị trường ở mỗi nước đều có sự khác biệt lớn, nhưng đối với nhu cầu về cốt truyện game lại khá giống nhau. Ta có thể lấy tiêu biểu là Mỹ với một thị trường có sự phân chia rõ ràng, đề ra tiêu chuẩn cao cho từng thể loại, ví dụ lúc phân mảnh thời gian thì chơi game mobile, bình thường thì chơi game PC , muốn bom tấn 3A độc quyền thì tìm đến game console .
Các sản phẩm có phong cách độc đáo và tập trung nhiều vào cốt truyện như Monument Valley, Limbo ,… thường có đánh giá rất cao và được ưa chuộng ở phương Tây. Ngay cả với những thị trường như Trung Quốc, các sản phẩm trên cũng có thành tích tốt ở bảng xếp hạng game trả phí và được nhiều cộng động game thủ khen ngợi.
Từ đó có thể thấy rằng, bất luận là có cốt truyện nguyên gốc hay cải biên từ IP có sẵn, nếu như game mobile có cốt truyện tốt thì đó hoàn toàn một điểm lợi thế. Trên thực tế, vấn đề lớn nhất của cốt truyện game là phụ thuộc vào quá trình tiếp nhận của người chơi ở từng khu vực. Ví dụ như là cùng một IP kinh điển tồn tại hơn chục năm, cùng do một đơn vị sản xuất, cùng một thể loại game thẻ bài, nhưng game mobile Tân Tiên Kiếm Kỳ Hiệp Truyện sẽ được người dân Trung Quốc ưa chuộng hơn là Detective Conan OL.
Ảnh minh họa
Đại đa số game thủ mobile đều không cần cốt truyện?
Không giống với những game mobile casual thông thường như Flappy Bird hay 2048 , nhân tố tạo nên thành bại của game mobile online lại giống với những game online client truyền thống hơn. Từ cuối năm 2014, các sản phẩm được cải biên từ IP kinh điển ở thị trường Trung Quốc đã thể hiện rõ thể mạng và công phá bảng xếp hạng game doanh thu cao, vì vậy mà các nhà phát triển game mobile cũng ngày càng chú ý tới yếu tố cốt truyện trong sản phẩm của mình hơn.
Từ góc độ của các nhà phát triển game mà nói, họ đều hiểu rõ rằng yếu tố cốt truyện có thể khiến game và người chơi gắn bó lâu dài với nhau hơn, để lại ấn tượng cho nhau tốt hơn, không những lôi kéo được những người chơi lâu năm và lại cuốn hút cả bộ phận người chơi mới. Do đó, khai thác những IP hot, đang phổ biến trên nhiều nền tảng văn hóa giải trí khác nhau để cải biên thành game mobile nhằm đẩy cao chất lượng cốt truyện đang là một chiến lược quan trọng, không thể thiếu của những nước có thị trường game mobile online lớn như Trung Quốc.
Game mobile trẻ em - Mỏ vàng đáng để khai thác toàn cầu