Nếu như sử dụng những từ ngữ có phần to tát như “tinh phẩm”, “bom tấn” để đánh giá tiêu chuẩn của một game mobile, chắc chắn phần cốt truyện tình tiết chính chả thêm được bao nhiêu điểm, thậm chí đó còn là phần chẳng đáng để bàn tới. Nhưng nói vậy không có nghĩa rằng game mobile không bao giờ để ý tới nội dung cốt truyện, chúng ta có thể kể tới nhiều sản phẩm có tiếng ở phương Tây như Monument Valley, Deemo, Machinarium hay các tựa game của Nhật Bản như Steins;Gate, chúng đều được ưa thích bởi lối chơi sáng tạo và một kịch bản tình tiết hấp dẫn.
Tuy nhiên, những cái tên được nhắc tới ở trên đều là những trò chơi có thiên hướng chơi đơn, không cần tương tác hay chơi trực tuyến với một cộng đồng đông người. Do đó trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bàn luận về vấn đề “game mobile có thực sự cần cốt truyện hay không?”, đặc biệt là đối với những game mobile chơi trực tuyến đang tràn lan trên thị trường.
Ảnh minh họa
Cốt truyện chán không ảnh hưởng tới thu nhập
Có nhà thiết kế từng nhận định: “Cốt truyện game không nhất định phải quá rõ ràng, có sự gắn kết chặt chẽ với thế giới thực, nhưng để đủ truyền đạt nội dung câu chuyện tới người chơi, nó nhất định phải có tính logic và hợp lý. Hơn nữa với phong cách bối cảnh tình tiết đậm tính thần thoại, nhân vật trong câu chuyện cũng phải có hành vi ứng xử phù hợp với tính cách và nhận định, không thể vô duyên vô cơ đưa vào những tình tiết có tính ngẫu nhiên thái quá, điều này sẽ tạo cảm giác xúc phạm tới trí tuệ của người chơi”.
Hiện nay, không chỉ có game mobile Trung Quốc, mà ngay cả những game mobile nước ngoài vẫn níu kéo lấy quan niệm “không cần cốt truyện, cứ dùng game giết thời gian qua màn là được”. Và một nguyên nhân nữa tạo nên hiện tượng phổ biến này chính là bởi lượng đặc tính người chơi game mobile vốn theo kiểu “mỳ ăn liền” vài phút là phải xong để phù hợp với khung thời gian phân mảnh hóa của họ, chứ không như game online client truyền thống. Do đó, họ sẽ chẳng màng tới cốt truyện gì cả đâu, cứ làm sao trải nghiệm đã tay, sướng mắt là được.
Bên cạnh đó, quần thể người sử dụng game mobile trực tuyến ngày nay cũng có phần lớn là đến từ chính nhóm game thủ thời xưa, vốn đã chỉ thích những nội dung bang hội, PK, bang chiến, kết hôn…, trong những sản phẩm kinh điển như Kiếm Hiệp Tình Duyên, MU, Legend of Mir.
Ảnh minh họa
Nhưng cốt truyện xuất sắc sẽ mất nhiều công sức
Mặc dù thị trường ở mỗi nước đều có sự khác biệt lớn, nhưng đối với nhu cầu về cốt truyện game lại khá giống nhau. Ta có thể lấy tiêu biểu là Mỹ với một thị trường có sự phân chia rõ ràng, đề ra tiêu chuẩn cao cho từng thể loại, ví dụ lúc phân mảnh thời gian thì chơi game mobile, bình thường thì chơi game PC, muốn bom tấn 3A độc quyền thì tìm đến game console.
Các sản phẩm có phong cách độc đáo và tập trung nhiều vào cốt truyện như Monument Valley, Limbo,… thường có đánh giá rất cao và được ưa chuộng ở phương Tây. Ngay cả với những thị trường như Trung Quốc, các sản phẩm trên cũng có thành tích tốt ở bảng xếp hạng game trả phí và được nhiều cộng động game thủ khen ngợi.
Từ đó có thể thấy rằng, bất luận là có cốt truyện nguyên gốc hay cải biên từ IP có sẵn, nếu như game mobile có cốt truyện tốt thì đó hoàn toàn một điểm lợi thế. Trên thực tế, vấn đề lớn nhất của cốt truyện game là phụ thuộc vào quá trình tiếp nhận của người chơi ở từng khu vực. Ví dụ như là cùng một IP kinh điển tồn tại hơn chục năm, cùng do một đơn vị sản xuất, cùng một thể loại game thẻ bài, nhưng game mobile Tân Tiên Kiếm Kỳ Hiệp Truyện sẽ được người dân Trung Quốc ưa chuộng hơn là Detective Conan OL.
Ảnh minh họa
Đại đa số game thủ mobile đều không cần cốt truyện?
Không giống với những game mobile casual thông thường như Flappy Bird hay 2048, nhân tố tạo nên thành bại của game mobile online lại giống với những game online client truyền thống hơn. Từ cuối năm 2014, các sản phẩm được cải biên từ IP kinh điển ở thị trường Trung Quốc đã thể hiện rõ thể mạng và công phá bảng xếp hạng game doanh thu cao, vì vậy mà các nhà phát triển game mobile cũng ngày càng chú ý tới yếu tố cốt truyện trong sản phẩm của mình hơn.
Từ góc độ của các nhà phát triển game mà nói, họ đều hiểu rõ rằng yếu tố cốt truyện có thể khiến game và người chơi gắn bó lâu dài với nhau hơn, để lại ấn tượng cho nhau tốt hơn, không những lôi kéo được những người chơi lâu năm và lại cuốn hút cả bộ phận người chơi mới. Do đó, khai thác những IP hot, đang phổ biến trên nhiều nền tảng văn hóa giải trí khác nhau để cải biên thành game mobile nhằm đẩy cao chất lượng cốt truyện đang là một chiến lược quan trọng, không thể thiếu của những nước có thị trường game mobile online lớn như Trung Quốc.
ChinaJoy - Biểu tượng sức mạnh của ngành game Trung Quốc