Sự khác biệt giữa thế giới game Nhật Bản với Âu - Mỹ

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 20/01/2015 11:45 PM

Các nhà phát triển game Nhật Bản cần phải có những bước đi mới nếu muốn phá bỏ tình thế khó khăn ở lĩnh vực game console truyền thống.

Từ cuộc chiến ở các cửa hàng bán lẻ giai đoạn cuối năm 2014 cho thấy, PlayStation 4Xbox One đã giảm bớt “hot” ở khu vực Bắc MỹChâu Âu, nhưng theo thông báo từ phía Sony cho biết, doanh số tiêu thụ toàn cầu của PS4 kể từ thời điểm chính thức phát hành đã đạt 18,5 triệu chiếc.

Tính đến tháng 10 năm 2014, doanh số tiệu thụ PS4 mới chỉ dừng ở mức 13,5 triệu chiếc, và chỉ trong vòng 2 tháng cuối năm vừa qua mà đã tăng thêm những 5 triệu máy, còn tính đến tháng 11 năm 2014 thì Xbox One mới dừng ở mức 10 triệu máy mà thôi. Qua đó, PS4 đã thiết lập kỷ lục hệ thống console có tăng trưởng tiêu thụ nhanh nhất trong lịch sử trong năm 2014.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngược lại với những thành công ở thị trường nước ngoài, doanh số tiệu thụ của PS4 tại quê nhà Nhật Bản còn chưa đạt nổi 1 triệu chiếc (kình địch Xbox One mới được khoảng 5 vạn chiếc). Thêm nữa, tin tức thị trường game mobile Nhật Bản lại đang rất khởi sắc trong vài năm qua, càng khiến cho nhiều người tin tưởng rằng thời đại game console ở Nhật Bản đang phải đối mặt với một thời kỳ đen tối và nguy hiểm.

Cho đến tháng 1 năm 2015, số lượng công ty phát triển game PS4 ở Nhật Bản đã ngày càng ít đi, còn công ty phát triển gameXbox One thì có đếm trên đầu ngón tay. Nhờ đó, phản ánh được tình trạng khó khăn mà các công ty phát triển phải đối mặt như lợi nhuận thu về không đủ bù cho kinh phí bỏ ra, thị phần lại ngày càng ít đất trống, nên đại bộ phận đều không lựa chọn lĩnh vực có quá nhiều rủi ro này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý rằng thời gian gần đây thì chất lượng game console cũng không còn cao và độc đáo như thời gian trước nên cũng khó lòng thu hút được sự chú ý của nhiều game thủ trên toàn cầu. Ngoại trừ một số công ty lớn tiếp tục sử dựng phương án an toàn là khai thác các thương hiệu IP thông dụng ra, các nhà phát triển game Nhật Bản cần phải có những bước đi mới nếu muốn phá bỏ tình thế hiện nay.

So sánh những triển lãm game lớn nước ngoài như E3, Gamescom… với Tokyo Game Show có thể thấy rằng, mặc dù quy mô và nội dung có nhiều điểm khác nhau, nhưng số lượng game xuất hiện tại mỗi triển lãm lại khá là tương đồng, nhưng gần đây lại có phát sinh một thay đổi vô cùng lớn chính là sự hiện diện của game mobile.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ở những triển lãm game nước ngoài, chúng ta rất khó nhìn thấy bóng của game mobile bởi chi phí tham dự triển lãm rất cao nên các hãng game mobile có thể lựa chọn nhiều phương án quảng cáo khác mà lại tối ưu hơn. Nhưng ở thế giới game Nhật Bản thời gian gần đây thì lại hoàn toàn khác, game console và game mobile đã hoán đổi vị trí cho nhau, và bằng chứng trông thấy là có vô số công ty game console đã thay đổi mô hình thành game mobile.

Đối với thế giới game Âu – Mỹ mà nói, mặc dù những nhà phát hành game lớn đều có bộ phận chuyên môn game mobile, nhưng sẽ chỉ dừng lại ở mức công ty con nằm trong một tập đoàn lớn, và có thêm điểm khác biệt lớn so với những công ty game Nhật Bản ở chỗ, họ có thể lựa chọn phương án thu mua hoặc hợp tác đề tiến vào lĩnh vực game mobile. Trọng tâm của các ông lớn Âu – Mỹ vẫn là game console hoặc PC, thêm nữa lại không có chuyện “chuyển đổi” nghiệp vụ mà là “tăng thêm” nghiệp vụ thì chuẩn xác hơn, mục đích là lấy cái nhỏ để hỗ trợ cái lớn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các công ty game Nhật Bản lại không hề có tư tưởng như vậy, không nói tới những công ty game indie, ngay cả những công ty game truyền thống cũng không có sự phân công hợp lý trong quá trình chuyển đổi sang game mobile, dẫn đến tình trạng chuyển đổi xong thì nghiệp vụ ban đầu lại dần dần bị mai một mất. Hiện nay, game console Nhật Bản đang ngày càng suy nhược còn game mobile lại ngày càng mạnh mẽ, ở Tokyo Game Show 2014 cũng có thể cảm nhận được điểm này.

 

>>PS4 và Xbox One thúc đẩy ngành game Mỹ đạt 13,1 tỷ USD trong năm 2014