Quan điểm về lựa chọn con đường “webgame hóa” của các nhóm client game

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 13/01/2014 04:00 PM

Thị trường webgame hiện nay chỉ là đang trải qua một quá trình sàng lọc, có bộ phận sẽ bị đào thải, có bộ phận sẽ chuyển sang làm mobile game, số còn lại vẫn kiên trì “cày sâu cuốc bẫm”.

Theo số liệu cho biết, năm 2012 doanh thu của webgame lên tới 10 tỉ, gấp 1 nửa so với 2011. Tính đến quý II năm nay, thị trường webgame vẫn duy trì mức tăng cao. Và điều đó cũng có nghĩa là thị trường webgame giống như chiếc bánh ngọt lớn hấp dẫn các nhà client game. Nhưng liệu những doanh nghiệp về client game có thể làm tốt khi bước chân vào lĩnh vực mới?

 Quan điểm về lựa chọn con đường “webgame hóa” của các nhóm client game 1
Ảnh minh họa

Quan điểm thông thường thì là có thể! Đối với những đội ngũ làm webgame mà nói, các nhà làm client game có nhiều ưu thế: vốn đủ, kỹ thuật tiên tiến, đội ngũ ổn định, nguồn lực phong phú, kênh khách hàng lớn và đa dạng… Những thế mạnh này hiển nhiên làm thu hẹp khoảng cách khi bước sang một lĩnh vực ngỡ lạ nhưng đã quen, giảm rủi ro và nâng cao được khả năng thành công.
 
Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi, các doanh nghiệp client game vẫn chưa thể làm được webgame. Tại sao? Có căn cứ gì khi nói như vậy không?
 
Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi muốn nói tới tư duy quán tính. Tại sao lại là tư duy quán tính? Thực chất ra là những ảnh hưởng tiềm tàng trong chủ nghĩa kinh nghiệm. Tôi lấy 1 thí dụ nhỏ, trên bàn làm việc, bên trái đặt 1 cốc nước và tôi đã quen dùng tay trái để lấy cốc nước, sau 1 tháng tôi để cốc nước sang bên phải nhưng theo thói quen trong vô thức tôi vẫn quay sang bên trái để tìm cốc nước.

 Quan điểm về lựa chọn con đường “webgame hóa” của các nhóm client game 2
Ảnh minh họa

Tư duy quán tính rất đáng sợ, đặc biệt là đối với nhà sản xuất mà nói, trong quá trình sản xuất cho dù chúng ta có để ý lưu tâm để phân biệt client game với webgame, nhưng cuối cùng sản phẩm làm ra vẫn có chút gì đó giống client. Tôi nghĩ rằng, vấn đề này rất phổ biến, đặc biệt là những nhóm làm webgame có nguồn gốc từ các nhóm client game.
 
Nguyên nhân có thể đến từ những khía cạnh sau:
 
1. Mục tiêu thị trường vẫn chưa rõ ràng
 
Tôi đã từng cho rằng thị trường client game và webgame có độ trùng hợp cao nhưng sự thực thì sao? Con số này thực chất không mấy lạc quan! Hầu như các NSX làm webgame dựa vào đặc trưng của client game một cách tự nhiên trong khi thiếu hiểu biết đối với thị trường webgame và kết quả là tấn bi kịch đáng tiếc xảy ra.
 
2. Phân tích chưa chính xác về đối tượng khách hàng
 
Trên thực tế, thông qua tổng kết chúng tôi phát hiện ra rằng, khách hàng của client và web là khác nhau rõ rệt. Đối tượng khách hàng client game có xu hướng tương tác tự phát, game không chỉ tạo cảm quan và kích thích đối với người chơi mà quan trọng hơn cả là cung cấp nền tảng tương tác; còn người chơi webgame lại thiên về tương tác ép buộc, mang lại dịch vụ và hướng dẫn trực tiếp đơn giản cho người chơi về sản phẩm và phương pháp vận hành.
 
3. Nhận thức quá đơn giản
 
So với 2 điểm trên, điểm thứ 3 cũng có thể dễ dàng nhận thấy đó là thiếu đi nhận thức đối với thị trường và phân tích khách hàng.
 
4. Khách hàng phản ứng không kịp thời
 
Các nhóm client game khi làm webgame còn có một vấn đề quan trọng đó là tốc độ phản hồi! Lấy một ví dụ như này. Khi làm các sản phẩm client, mỗi một lần đưa ra cách chơi, trải nghiệm mới hay thậm chí là các vật phẩm thì đều phải thận trọng xem xét kỹ lưỡng tới hậu quả; nhưng webgame thì sao? Khi mở 1 server, sau 3, 5 ngày gần như là server nghèo nàn, hậu quả nhiều ở chỗ nào mà phải xem xét chứ? Cho nên dẫn đến yêu cầu cao đối với tốc độ phản hồi.
 
Vậy các nhóm làm client trong quá trình thay da đổi thịt nên chọn lối đi nào? Theo kinh nghiệm của cá nhân, tôi cho rằng cần làm được 1 vài điểm sau:

- Chuyên tâm điều tra, nghiên cứu, phân tích khách hàng. 

- Bình tĩnh trong sản xuất, không nên theo phong trào một cách mù quáng.

- Mạnh dạn thử sức, và thực hiện những ý tưởng sáng tạo.

- Kiên trì phát triển mở rộng, tối đa hóa nguồn lực hiện có.
 
Đối với thị trường tương lai, cá nhân tôi luôn giữ thái độ lạc quan. Thời gian gần đây, mọi người có thể bị chấn động bởi làn sóng mobile game, cho rằng con đường tương lai của webgame là không thể bước tiếp được nữa! Trên thực tế, tôi lại cho rằng, thị trường webgame hiện nay chỉ là đang trải qua một quá trình sàng lọc, có bộ phận sẽ bị đào thải, có bộ phận sẽ chuyển sang làm mobile game, số còn lại vẫn kiên trì “cày sâu cuốc bẫm” trong lĩnh vực webgame, cuối cùng sẽ có được mùa bội thu lớn.
 
Đương nhiên, để vượt qua cơn khó khăn và gặt hái thành công thì không phải là chuyện dễ dàng, các đội ngũ client game cần phải thực hiện rất nhiều thứ trên con đường “webgame hóa”:

- Chất lượng hóa: tận dụng lợi thế của công ty về nguồn lực, không theo phong trào, tạo ra những sản phẩm chất lượng, tạo bước đột phá về sản phẩm và đến với một trải nghiệm mang tính cách mạng.

- Nền tảng hóa: khai thác nguồn lực của công ty, từng bước mở rộng lượng user, tạo nền tảng thuận lợi để webgame tồn tại và phát triển.

- Sản phẩm hóa: nói tới sản phẩm hóa ở đây, phân thành 2 bộ phận: thương hiệu hóa sản phẩm và thương hiệu hóa nền tảng sản phẩm. Thương hiệu hóa sản phẩm là marketing thương hiệu đối với sản phẩm, bộ phận thứ 2 tức là marketing cho nền tảng sản phẩm, gây dựng thương hiệu vàng.

Theo Innoflex.vn
    betterchoice