Phân tích game dưới con mắt những nhà thiết kế (P1)

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 11/07/2015 0:00 AM

Trước đây có nhiều thứ mà các nhà thiết kế game phải dự đoán, nay họ đã có thể đưa ra quyết định dựa trên những dữ liệu chính xác.

Là những nhà thiết kế game, chúng ta nhận thức được rằng công việc của mình là tổng hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Sau cùng, thiết kế game có liên hệ mật thiết tới tâm lý học, và tất nhiên là cả thiết kế nữa. Thiết kế là phần tương đối trực diện và được thu thập tư liệu đầy đủ. Có khá nhiều cuốn sách về chủ đề này, bắt đầu với tác phẩm nổi tiếng của Jesse Schell – Nghệ thuật Thiết kế Game. Nhưng phân tích game lại là một phạm trù khác biệt.

Đây là một lĩnh vực vẫn còn non trẻ. Khoảng 10 – 15 năm trước, chúng ta thiếu cả khả năng xử lý và kết nối để theo dõi hành vi của người chơi, nhưng ngày nay, điều này đã thay đổi. Những phân tích game cung cấp một hệ thống các khả năng mới đầy thú vị cho tất cả mọi người trong studio game. Những phân tích này có thể thay đổi bộ mặt của công cuộc phát triển game. Chúng hữu ích trong nhiều quá trình từ thử nghiệm alpha, hỏi đáp về game, quản lý cộng đồng cho tới thương mại hóa.

The Art of Game Designs

The Art of Game Designs

Trước đây có nhiều thứ mà các nhà thiết kế phải dự đoán, nay họ đã có thể đưa ra quyết định dựa trên những dữ liệu chính xác. Và đó sẽ là điều chúng ta nói đến trong bài viết này.

Vậy phân tích game là gì?

Phân tích game đơn giản là những nghiên cứu về hành vi của người chơi sử dụng thuật toán thống kê. Khái niệm này bao trùm mọi loại dữ liệu mà bạn muốn theo dõi. Thông thường, chúng ta có xu hướng liện hệ chúng với marketing và thương mại hóa. Tuy nhiên, những thống kê này không chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất hay marketing.

Chúng là những công cụ nghiên cứu tuyệt vời, là cơ hội để hiểu rõ hơn về cộng đồng người chơi, cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về họ, vượt ra ngoài những quan điểm chủ quan.

Gốc rễ của phân tích – các thông số

Một thông số cung cấp thống kê về một dạng dữ liệu nhất định được theo dõi qua thời gian. Đó có thể là bất cứ dữ liệu gì như: thời lượng chơi trung bình, lượng gỡ cài đặt game, demographic của người chơi…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Có 4 hạng mục thông số, bao gồm:

1. Thông số khách hàng: Chúng tương ứng với mọi dữ liệu liên quan đến việc thu hút và duy trì lượng khách hàng. Chúng cũng có thể được coi là dữ liệu của các nhà marketing. Những thông số cụ thể trong hạng mục này bao gồm: DAU (Lượng người dùng hoạt động hàng ngày), ARPU (Lợi nhuận trung bình trên mỗi người dùng).

2. Thông số cộng đồng: Thông số này tập trung vào hành vi và sự phát triển của cộng đồng. Ví dụ như chúng theo dõi những gì được trao đổi trong hội thoại in-game, cũng như đủ loại tương tác xã hội khác.

3. Thông số hoạt động: Theo dõi tình hình hoạt động cũng như những lỗi có khả năng xảy ra trong ứng dụng của bạn. Đó có thể là thời gian đáp ứng từ server ở xa của bạn, thời gian tải game hoặc tỷ lệ khung hình/giây khi khởi động… bất cứ điều gì có thể giúp bạn cải thiện các hệ thống xử lý tổng.

4. Thông số gameplay: Theo dõi bất cứ điều gì xảy ra trong game, giữa người chơi và game. Ví dụ như thời gian để qua một level nhất định, số lần chết của người chơi… Chúng cung cấp cơ sở để ta đánh giá chất lượng trải nghiệm gameplay của người sử dụng.

Là những nhà thiết kế, chung ta thường tiếp cận dự án của mình theo hướng nghệ thuật đơn thuần. Tất nhiên, bởi chúng ta là nhà thiết kế, nên ban đầu phân tích game có vẻ là một công cụ cứng nhắc, nhạt nhẽo cho những người làm marketing đẩy mạnh mảng thương mại hóa của trò chơi. Một mặt, những thông số liên quan tới thương mại hóa phản ánh chất lượng trải nghiệm của trò chơi. Ví dụ như tỷ lệ duy trì người chơi liên quan tới các nhà thiết kế: chúng cho bạn một cái nhìn tổng quan về mức độ hấp dẫn ban đầu từ game của mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhưng phân tích game không phải chỉ là về tiền, bởi nó là để phân tích bất kỳ loại thông số nào liên quan tới gameplay. Mặc dù mang tính nghệ thuật, thiết kế game cũng là một hoạt động kỹ thuật cao. Những phân tích game cho ta nắm bắt được hành vi của người chơi bằng cách sử dụng dữ liệu thực tế:

- Nếu bạn biết người chơi bị chững lại ở đâu và khi nào, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh độ khó của game.

- Nếu bạn biết được người chơi mua và không mua item nào, bạn có thể thay đổi giá cả cho phù hợp.

- Nếu bạn biết người chơi của mình ở độ tuổi nào, bạn có thể phát triển nội dung theo hướng thích hợp với họ hơn.

Phân tích game liên quan tới tất cả mọi người

Dù quy mô studio của bạn lớn nhỏ thế nào, bạn vẫn phải theo dõi các dữ liệu. Một điều hiển nhiên là các studio lớn rất coi trọng việc theo dõi các thử nghiệm beta và hành vi của người chơi. Họ có ngân sách lớn, và nhu cầu dữ liệu khách quan cao nhất, đồng thời một đội ngũ 300 người không thể chỉ đơn thuần dựa vào dự toán của nhà thiết kế game được.

Chúng ta có thể sử dụng vài phân tích đơn giản để nắm được thái độ phản hồi của người chơi với game có tích cực hay không. Điều may mắn là, bạn không cần một sever cao cấp và một nhà phát triển backend để thiết lập riêng những phân tích đó cho mình. Ngày nay, rất nhiều công cụ miễn phí có thể giúp bạn quá trình vận hành và kiểm định, như GameAnalytics (gameanalytics.com) chẳng hạn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phân tích game cũng có vai trò quan trọng trong giai đoạn thử nghiệm Alpha, chúng sẽ cho ta cơ hội kiểm tra cơ chế hoạt động của gameplay chính. Bạn có thể theo dõi những hoạt động của người chơi và biết được anh ta bị kẹt ở đâu trong một level nhất định. Bạn cũng có thể biết được anh/cô ta rời game tại thời điểm nào: sau khi chết, ở giữa level, hay sau khi kết thúc một nhiệm vụ?

Kể cả nếu không theo dõi hoạt động của người chơi trong game, bạn vẫn có thể giải quyết những vấn đề quan trọng với những thông số cơ bản khác. Ví dụ như bạn có thể đánh giá chất lượng của phần hướng dẫn game, hay mức hấp dẫn sau lượt chơi đầu tiên của game. Trên bất cứ game mobile nào, một lựa chọn thiết kế tồi có thể giết chết game của bạn ngay lập tức, ví như phần hướng dẫn chơi quá dài dòng hay level đầu tiên quá khó. Nhiều người chơi sẽ gỡ cài đặt ứng dụng luôn nếu họ vừa chơi đã thua, hoặc đơn giản chỉ vì họ thấy chán.

Làm việc với thông số người dùng

Khi chúng ta làm việc với thông số người dùng, là ta đang làm việc với những hành vi con người khó đoán biết. Vậy nên không thể chỉ đơn thuần dựa vào một vài bộ thông số chung. DAU, ARPU và những thông số phổ biến khác chỉ cho chúng ta biết về tình trạng chung của game. Điều chúng ta cần là mỗi phần của game đều phải tiếp cận được với đa dạng người dùng. Là nhà thiết kế, phải hiểu được người dùng trên cấp độ cá nhân, cũng như cấp độ tổng thể. Thêm vào đó, chúng ta cần rất nhiều dữ liệu cụ thể để có được những phân tích chính xác.

Tuy nhiên, chúng ta không thể theo dõi tất cả mọi thứ được

Mọi loại thông số đều có thể được sử dụng, nhưng chúng ta không thể theo dõi tất cả một lúc. Mỗi luồng dữ liệu ta giám sát đều có chi phí xử lý, cả về mặt server và con người. Mặc dù ngày nay chúng ta có thể thu thập và xử lý rất nhiều dữ liệu, ta không thể có mọi thứ được. Chúng ta phải tìm xem thông số nào có liện hệ với mình, và thông số nào không.

(còn tiếp)

 

Top 20 game PC phổ biến nhất Âu - Mỹ trong tháng 6/2015