Phân tích đặc điểm lợi hại của 4 dạng IP game mobile phổ biến

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 30/12/2015 0:00 AM

Nếu như coi năm 2014 là năm vàng của IP (bản quyền trí tuệ) game mobile Trung Quốc, vậy năm 2015 chính là năm IP bùng nổ mạnh mẽ hơn cả.

Nếu như coi năm 2014 là năm vàng của IP (bản quyền trí tuệ) game mobile Trung Quốc, vậy năm 2015 chính là năm IP bùng nổ mạnh mẽ hơn cả. IP cải biên game đã trở thành một mắt xích quan trong trong ngành công nghiệp văn hóa giải trí, cùng với điện ảnh, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác hợp nhất để đáp ứng nhu cầu của fan, tạo tiềm năng kinh tế vô bờ. Trong bối cảnh thị trường game mobile Trung Quốc đang cạnh tranh quyết liệt thêm từng ngày, các IP trứ danh sẽ nhanh chóng thu hút lượt tải cho sản phẩm, là vũ khí quan trọng để nâng cao tính cam kết và kích thích chi phí.

Từ những bảng xếp hạng IP cải biên game năm nay cho thấy, số lượng game mobile sử dụng IP từ game client, tiểu thuyết, hoạt họa và điện ảnh đang nhiều lên trong thấy, vượt hẳn so với năm ngoái, điển hình có thể kể đến như Mộng Ảo Tây Du Mobile, Nhiệt Huyết Truyền Kỳ Mobile, Hoa Thiên Cốt, Thập Vạn Cá Lãnh Tiếu Thoại… Trước mắt, ta có thể phân loại IP thành 4 loại chính gồm game client, tiểu thuyết, hoạt họa và phim ảnh, mỗi loại sẽ có một số đặc điểm riêng biệt để các nhà phát hành có thể tham khảo như sau:

IP game client: ARPU cao, thu nhập ổn định

Đối với những IP game nổi tiếng, chúng vốn đã quy tụ các yếu tố cơ bản như bối cảnh, nhân vật, trường cảnh…, và thậm chí là có sẵn một lượng người chơi đông đảo từ mọi phiên bản khác. Do vậy, loại IP này có ưu thế sức hút tự nhiên đối với người chơi. Trong năm 2015, Tencent, NetEase và Shanda cùng nhiều công ty truyền thống khác đều lần lượt tung ra những game mobile cải biên trên chính IP game client của mình, công phá thị trường một cách mãnh liệt. Trong đó, ta có thể kể đến những cái tên như Mộng Ảo Tây Du Mobile, Đại Thoại Tây Du Mobile, Nhiệt Huyết Truyền Kỳ Mobile, CrossFire Mobile.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người trong ngành game mobile Trung Quốc cho rằng mặc dù người chơi đối với những IP game client thường có thiện cảm, dẫn đến ARPU cao, tỷ lệ người sử dụng ổn định và bền lâu cao, nhưng bản thân ngươi chơi cũng sẽ có yêu cầu gắt gao đối với sản phẩm, chỉ cần mất tập trung về khâu vận hành hay nội dung một chút là mất hết. Vì vậy, các công ty game cần tham khảo thật kỹ các yếu tố chất lượng để làm vừa lòng người chơi, chứ không chỉ đơn thuần là bê nguyên những gì sẵn có lên nền mobile là xong.

IP phim ảnh: Tạo tiếng vang tốt nhưng lợi nhuận chưa bền

Cải biên IP phim ảnh là một trong những xu hướng hot nhất ở thị trường game mobile Trung Quốc năm 2015. Mặc dù trong một thời gian ngắn, xu hướng này đã bị lạm dụng quá đà dẫn đến tình trạng “bình mới rượu cũ”, nhưng Hoa Thiên Cốt có thể coi là minh chứng điển hình cho tiềm năng của việc dung hợp điển ảnh và game.

Không sử dụng hình thức hợp tác truyền thống giữa một công ty phát triển game và bên nhận quyền IP phim ảnh, Hoa Thiên Cốt là một IP được iQIYI và Skymoons hợp tác chuyên sâu, đồng bộ phát triển phiên bản game mobile lẫn phim truyền hình, cùng một lúc đẩy ra thị trường và tạo hiệu ứng thị trường tương hỗ cho lợi cho cả đôi bên. Hơn nữa, iQIYI là bên nhận quyền IP game mobile Hoa Thiên Cốt, và bản thân họ cũng là một kênh phân phối lẫn chịu trách nhiệm kinh doanh, nên có dễ dàng điều tiết thị trường.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong một khoảng thời gian ngắn, Hoa Thiên cốt đã lọt top lượt tải về lẫn doanh thu trên cửa hàng ứng dụng iOS ở Trung Quốc, với doanh thu tháng đầu tiên đạt kỷ lục lên tới hơn 200 triệu nhân dân tệ. Tuy nhiên trên thực tế, các bộ phim truyền hình hot thường có thời gian duy trì tương đối ngắn, nên sau khi độ hot của phim mất, game cải biên theo IP cũng chịu tác động không nhỏ và có năng lực tạo lợi nhuận về lâu về dài yếu.

Ngoài Hoa Thiên Cốt ra, thị trường game mobile Trung Quốc năm 2015 còn đón nhận nhiều cái tên khác như Lang Nha Bảng, Vân Trung Ca và Tiểu Thời Đại, các sản phẩm này đều thu hút lượng người sử dụng lớn trong thời gian ngắn nhưng doanh thu chưa thực ổn định.

IP văn học: Người chơi có thói quen trả phí tốt nhưng khó bùng nổ

IP văn học có thể phân chia thành hai loại chính gồm văn học truyền thống và văn học mạng. Các tác phẩm văn học truyền thống thường rất nổi tiếng, đề tài sâu nặng, do vậy mà là IP thích hợp cải biên thành game vận hành lâu dài. Tác phẩm văn học mạng là hình thức mới nổi trong thời đại kỹ thuật số, người đọc chủ yếu là thanh niên trẻ tuổi, trong một thời gian ngắn có thể thu hút lượng lớn chú ý, thích hợp cải biên thành game mobile nhẹ và có sức lan truyền nhanh.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tứ Đại Manh Bổ của Youzu Game, Thần Điêu Hiệp Lữ của Perfect World, Thiên Long Bát Bộ 3D của Changyou và Cổ Long Quần Hiệp Truyện của The Dream đều là game mobile cải biên từ IP văn học truyền thống. Bởi đa phần bản quyền IP văn học truyền thống đều đã rơi vào tay của những công ty lão làng, rất nhiều công ty mới nổi phải tranh đoạt IP văn học mạng nổi tiếng, điển hình có thể kể ra như Đại Chủ Tể, Ma Thiên Kí, Hi Phi Truyện và Thương Thiên Biến…

Từ tổng thể tình trạng vận hành cho thấy, mặc dù người trong ngành nhận xét rằng IP văn học mạng thường có đặc điểm dễ hút người sử dụng, kết hợp gameplay phong phú, tỷ lệ người chơi trả phí tự nguyện cao, một vài sản phẩm hot có thể khiến công ty phát tài, nhưng thể loại này có sức ảnh hưởng đơn nhất, người sử dụng khá phân tán, khó tạo sức bùng nổ thương hiệu.

IP hoạt họa: Bên bản quyền Nhật Bản nghiêm khắc, hoạt họa Trung Quốc thì chưa xuất sắc

IP hoạt họa là thể loại hot nhất bên cạnh IP văn học mạng trong vòng 2 năm gần đây ở thị trường Trung Quốc, chủ yếu phân chia làm hai loại là IP hoạt họa Nhật Bản và IP hoạt họa Trung Quốc. Fan hoạt họa hay manga/anime và game thủ thường có độ liên kết cao, đối với game mobile mà nói, IP hoạt họa nổi tiếng thường có sức hút rất mạnh ở giai đoạn đầu. Nhưng có một vấn đề tương đối lớn đối với thể loại IP này chính là điều kiện bản quyền nghiêm khắc, cộng thêm chuyện vi phạm bản quyền vô số, nên số lượng game mobile IP chính hiệu ở thị trường Quốc không nhiều.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bên bản quyền Nhật Bản đối với bản quyền sản phẩm văn hóa có quy định hoạt động rất rõ ràng: cùng một IP có thể cho nhiều công ty và nhiều người tiếp quyền, chế tác ra đủ dạng game khác thể loại. Manga, anime là hình thức thể hiện khác nhau của cùng một IP, có thể có người tiếp quyền khác nhau. Do đó, rất khó công ty game nào có thể độc quyền IP hoạt họa Nhật Bản, khiến thường xuyên xuất hiện tình trạng nhiều game cùng tiếp nhận bản quyền chính hiệu một IP, ví như One Piece có tới 3 công ty tiếp nhận bản quyền chính hiệu ở Trung Quốc. Đồng thời trong quá trình hợp tác, phía công ty bản quyền Nhật Bản thường can thiệp vào khâu phát triển, lên kế hoạch PR, marketing và vận hành sau này, gây áp lực khống chế tới phía công ty tiếp quyền.

Để tìm kiếm một hướng đi mới và thoát khỏi sự lệ thuộc vào IP hoạt họa Nhật Bản, không ít công ty game mobile Trung Quốc đã tìm tới IP hoạt họa nội địa, ví dụ có thể kể đến như Thập Vạn Cá Lãnh Tiếu Thoại, Bất Lương Nhân... Nhưng theo nhiều người nhận xét, đại bộ phận hoạt họa Trung Quốc chưa có chiều sâu và đủ độ xuất sắc để thích hợp chế tác thành game nặng, còn những tác phẩm bản quyền nổi tiếng thì đều đã bị thâu tóm cả, nên con đường đi này rất gian nan.

 

Tổng quan ngắn gọn thị trường game mobile Trung Quốc năm 2015