Mỗi nhà sản xuất giỏi thường nhằm tới những cái đích lớn và tìm cách tránh khỏi các sai lầm bằng mọi giá. Tuy nhiên, hầu hết bọn họ sẽ đều trải qua 1 quá trình tiến hóa để trở nên già dặn và có kinh nghiệm hơn khi xử lý mọi công việc. Bước đầu tiên, các nhà sản xuất mới vào nghề thường tập trung giải quyết những vấn đề trước mắt nhưng sau đó họ sẽ dần nhận ra rằng vấn đề đó sẽ còn lặp đi lặp lại và họ nên để mắt tới những chuyện khác trước nó lại trở thành một ngọn lửa mới.
Khi họ mang vai trò 1 nhà sản xuất càng lâu thì họ sẽ có cái nhìn ngày càng xa. Tác giả Samuel Rantaeskola của trang Gamasutra có chia sẻ với cộng đồng về những sai lầm cơ bản mà 1 nhà sản xuất thường mắc phải như sau.
1. Xem nhân lực là 1 dạng tài nguyên
Đây là điều nguy hiểm nhất mà 1 nhà sản xuất có thể làm. Họ đặt mình ở 1 vị trí người cai trị và hy vọng có thể sử dụng các nguồn lực 1 cách tối ưu để sản xuất trò chơi với năng xuất càng cao nhất có thể. Điều này đòi hỏi một kiến thức sâu sắc về mọi kỷ luật mà chả ai có được. Nhà sản xuất giàu kinh nghiệm sẽ dựa trên chuyên môn của các thành viên trong nhóm để xác định và giải quyết những vấn đề hiện tại. Họ sẽ không coi nhân viên là những mảnh ghép đơn thuần cho 1 câu đó khổng lồ.
2. Không giải thích tại sao
1 nhà sản xuất mà không thể giải thích tại sao đội ngũ của mình lại đang làm việc theo 1 cách nhất định thì thường đến chính họ cũng chả hiểu phương án đó. Với sự hiểu biết tại sao , điều này rất quan trọng đối với nhà sản xuất để họ có thể điều hành đội được tốt hơn bằng cách giải thích tại sao, chứ không chỉ là làm thế nào. Bằng cách này, các nhân viên có thể tự động làm việc mà không cần phải có nhà sản xuất luôn chỉ đạo bên cạnh. Sau đó, nhà sản xuất có thể tập trung sự chú ý của mình vào cải thiện cách thức làm việc trong sự hợp tác với đội ngũ của mình.
Ảnh minh họa
3. Nhiệm vụ
Để đội ngũ nhân viên có thể phấn đấu tiến lên phía trước, nhà sản xuất cần phải liên tục đưa cho họ những công việc mới. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi 1 sự hiểu biết hoàn hảo về mọi vấn đề trong quá trình phát triển và khó có ai thể thực hiện được. Do đó, những nhà sản xuất lâu năm thường sẽ đưa ra những cái đích để nhân viên của mình có thể hướng tới, còn đạt tới tích đó như thế nào thì là việc của họ.
4. Giữ được sự giao tiếp
Khi nhà sản xuất không có được sự kết nối cũng như sự giao tiếp cơ bản đối với đội ngũ của mình. Đó chính là dấu hiệu cho 1 cơ cấu tổ chức lộn xộn và sự thiếu tin tưởng vào đồng nghiệp. Nhà sản xuất có kinh nghiệm sẽ bằng mọi cách để tránh điều này có thể xảy ra, bởi đây chính là nguyên do nhanh nhất dẫn tới sự thất bại của bạn.
5. Không ăn mừng
Khi team của bạn đã đặt được mục đích và thực hiện đúng kế hoạch ban đầu, hãy để mọi người có 1 quãng thời gian được ăn mừng và xả hơi 1 chút là việc rất quan trọng. Không có sự tán thưởng hay ăn mừng của quá trình phát triển thành công có thể sẽ dẫn tới 1 cái chết chóng vánh khi mọi người cảm thấy chả có gì đáng phấn đấu cả.
6. Không biết lùi bước
Thật khó để nói “không”, nhưng đó là 1 điều cần thiết cho 1 nhà sản xuất giỏi. Đôi khi bạn sẽ cần nhân nhượng và lùi 1 bước trước các nhà thiết kế, sáng tạo mà mình đang có trong tay, bởi sẽ có thời điểm bạn có muốn thúc ép họ cũng không được. Bạn phải chấp nhận 1 sự thật rằng đôi khi chính mình sẽ là 1 cái gai đang gây cản trở cho công việc sáng tạo của đồng nghiệp, nhưng rồi bạn sẽ được mọi người trong đội trân trọng bởi các đóng góp của mình.
Có rất nhiều điều gây nên sự thất bại và cản bước 1 nhà sản xuất, nhưng nếu tránh được vài điều cơ bản ở trên thì đó cũng là một bước đệm tốt trong quá trình tiến hóa trở thành trở thành 1 nhà sản xuất tài ba cho bạn.