Những bí mật ít ai biết đến về ngành game online Hàn Quốc

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 15/12/2015 0:00 AM

Trên thực tế, ngành game online Hàn Quốc được hình thành từ rất sớm với nhiều chi tiết bí ẩn ít người biết đến.

Không ít người chơi từ thời đại của Lineage, Legend of Mir 2, MU mà bắt đầu tiếp xúc, đam mê với game Hàn Quốc, và cho tới ngày nay, bộ phận người chơi đó đã trở thành những con mọt sách, có kiến thức hiểu biết lớn về game online đất nước kim chi. Nhưng trên thực tế, ngành game Hàn Quốc lại hình thành từ sớm hơn trước đó, với những bí ẩn thú vị mà rất ít người biến đến. Sau đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi chút về các chi tiết đó:

Game online hình ảnh đầu tiên trên thế giới là game Hàn Quốc

Rất nhiều người đều cho rằng game online hình ảnh đầu tiên trên thế giới là Ultima Online, nhưng trên thực tế lại là sản phẩm Nexus: The Kingdom of the Winds, được phát triển từ năm 1994 và đến tháng 4 năm 1996 thì chính thức mở cửa, còn Ultima Online là đến năm 1997 mới ra lò. Nhà sản xuất và vận hành Nexus: The Kingdom of the Winds, không ai khác chính là công ty NEXON, một trong những hãng game hàng đầu của Hàn Quốc.


Nexus: The Kingdom of the Winds

Nexus: The Kingdom of the Winds

Cha đẻ của Ultima Online từng đầu quân rồi kiện NCsoft

Sau khi khai sáng ra kỷ nguyên game online, ông Richard Garriott, cha đẻ của Ultima Online (UO) đã trở một trong những nhà phát triển được công nhận hàng đầu thế giới. Bán bản quyền UO cho EA xong, ông gia nhập vào công ty NCsoft của Hàn Quốc, đảm nhận trách nhiệm phát triển sản phẩm Tabula Rasa. Nhưng do quan niệm phát triển game phương Tây và phương Đông tồn tại sự khác biệt lớn, dự án bom tấn này đã chết yểu, và ông Richard Garriott cũng từ chức ra đi khỏi NCsoft.


Ông Richard Garriott

Ông Richard Garriott

Nhưng sau này, ông Garriott đã tạo ra một vụ kiện cáo rùm beng khi quay ngược trở lại tố cáo NCsoft có những hành vi phạm pháp trong thời gian ông đang tại nhiệm như gian lận và phá vỡ hợp đồng, yêu cầu bồi thường 24 triệu USD. Nhìn chung, sự kết hợp giữa người sáng tạo Ultima Online và NCsoft là một chuỗi của những sai lầm, khiến hãng game Hàn Quốc vừa mất tiền vừa mất thời gian mà không mang lại lợi ích gì.

Hệ thống chiến đấu của Blade & Soul được bắt nguồn từ Lineage II

Kể từ khi được công bố và ra mắt rộng rãi cho tới nay, hệ thống chiến đấu của Blade & Soul luôn là một điểm độc đáo và sáng tạo được nhiều người tuyên dương, vượt trội so với đa phần game online thông thường. Nhưng ít người biết được rằng, ý tưởng cho hệ thống chiến đấu tiên tiến này đã được bắt nguồn từ năm 2002.


Ông Bae Jae Hyun

Ông Bae Jae Hyun

Theo sự tiết lộ của phó chủ tịch NCsoft - ông Bae Jae Hyun, trong thời gian phát triển Lineage II, vì muốn cạnh tranh với World of Warcraft mà đã phải gấp rút hoàn thành quá trình và lược bỏ ra ngoài rất nhiều thứ, trong đó có hệ thống chiến đấu kiểu mới. Ý tưởng cơ chế này được chính Blade & Soul kế thừa và phát huy rực rỡ về sau này.

Nhà phát triển Legend of Mir 2 rốt cuộc là ai?

Cả hãng Actorz và WeMade đều lớn tiến tự xưng rằng mình là nhà phát triển của series Mir, vốn cực kỳ nổi tiếng ở thị trường Hàn Quốc và biết đến dưới tên gọi Truyền Kỳ ở thị trường Trung Quốc, nhưng rốt cuộc ai mới là nhà phát triển thật?


Legend of Mir 2

Legend of Mir 2

Trên thực tế, Actorz là hãng phát triển của Legend of Mir phiên bản đầu tiên và cho ra mắt vào năm 1998, nhưng sau đó ông Park Gwan Ho, trưởng team phát triển đã từ chức và thành lập công ty WeMade, rồi cho ra đời Legend of Mir 2 (Nhiệt Huyết Truyền Kỳ ở Trung Quốc) và Legend of Mir 3.

Lineage là nguyên nhân chấn động xã hội Hàn

Vào thời điểm năm 2000, Ncsoft chính thức cho ra mắt Lineage và nó đã trở thành game online của toàn dân Hàn Quốc, bất kể nhi đồng hay bà lão 70 tuổi đều thực sự nghiền. Tuy nhiên chính bởi sức hút quá lớn mà Lineage cũng là đối tượng chính cho không ít vụ lùm xùm trong đời sống xã hội, được gọi chung là “trúng độc”.


Lineage

Lineage

CEO Smilegate trở thành 1 trong 7 người giàu nhất Hàn Quốc

CrossFire được coi là game online kiếm tiền số 1 ở Trung Quốc, nhà phát triển Smilegate cũng nhờ đó mà đương nhiên trở thành một trong những ông lớn hàng đầu trong ngành với doanh thu lên tới 1,4 tỷ USD trong năm 2014. Theo như giới truyền thông cho hay, ông Kwon Hyuk Bin, CEO của Smilegate đang sở hữu khối tài sản trị giá 3,3 tỷ USD, trở thành 1 trong 7 người giàu nhất Hàn Quốc.


Ông Kwon Hyuk Bin

Ông Kwon Hyuk Bin

CEO Neople từ bỏ tất cả để làm tuyển thủ bóng chày

Khẩu hiệu của Neople là “We make wonders!”, và bản thân họ cũng là một kỳ tích khiến nhiều người thán phục. Được thành lập từ năm 2001 với thành công tiêu biểu nhất là Dungeon Fighter Online, Neople đã được NEXON đưa vào tầm ngắm và chính thức mua lại. Sau này, ông Huh Min, người sáng lập ra công ty, đã trao lại toàn bộ quyền vận hành và bán hết cổ phần, cả kể khi đó đang là một tỷ phú trẻ đầy triển vọng để theo đuổi ước mơ trở thành một tuyển thủ bóng chày chuyên nghiệp và đầu quân cho câu lạc bộ Rockland Boulders của Mỹ.


Ông Huh Min

Ông Huh Min

Nhà phát triển ArcheAge cũng là cha đẻ của Lineage

Ông Jake Song hay Jae-kyeong được tôn sùng là “cha già của game online Hàn Quốc”, là người sáng lập ra công ty XL Games với hai sản phẩm đang rất được chú ý là ArcheAgeCivilization Online. Ông bắt đầu sự nghiệp ở công ty NEXON, từng phát triển qua Nexus: The Kingdom of the Winds, sau đó lại gia nhập NCsoft và tham gia sản xuất Lineage. Sau này, vì bất hòa mà ông giận dỗi bỏ NCsoft, không thèm nhận lấy một cổ phẩn nào, và đó cũng là nỗi hối tiếc lớn nhất cho tới tận bây giờ.


Ông Jake Song

Ông Jake Song

CEO công ty game Hàn đa số đều tốt nghiệp Đại Học Seoul

Đại Học Seoul được coi là ngôi trường hàng đầu của Hàn Quốc, và những CEO công ty game nổi tiếng nhất từng học ở đây gồm có: Jake Song, CEO XL Games, tốt nghiệp khoa máy tính; Kim Taek-Jin, CEO NCsoft, tốt nghiệp khoa điện tử; Huh Min, CEO Neople, tốt nghiệp khoa công trình.


Ông Kim Taek-Jin

Ông Kim Taek-Jin

Nhiều game online Hàn Quốc đều cải biên từ truyện tranh

Không ít game online Hàn Quốc thời kỳ đầu đều được cải biên từ những bộ truyện tranh nổi tiếng như Lineage, Ragnarok Online, Nhiệt Huyết Giang Hồ, Nexus: The Kingdom of the Winds…


Ragnarok Online

Ragnarok Online

Nguyên tắc hạn chế người chơi tiêu phí

Quy định quản lý công ty game Hàn Quốc có nêu rõ, hạn chế số lượng tiêu phí game online của mỗi người mỗi tháng là 50 vạn won (tương đương 9,5 triệu VNĐ), mỗi lần nạp phí cũng có sự hạn chế ở mức 800 – 1 triệu VNĐ, dựa theo từng công ty. Do vậy, khi game online Hàn Quốc xuất ngoại thành công, các công ty đều rất mừng bởi có thể bỏ đi hạn chế này.

 

4 chiến thuật PR game mobile đúng chuẩn trong năm 2016