Muôn chuyện về thế giới game thủ trong năm 2014

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 30/12/2014 0:00 AM

Game thủ là một bộ phận không thể thiếu và là những nhân tố quan trọng đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp game phát triển như hiện nay.

8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già

Thời gian và tuổi tác chắc chắn không thể ngăn được tình yêu của chúng ta đối với game, tuy nhiên nó sẽ phần nào khiến chúng ta phải thay đổi phương pháp chơi bởi vấn đề sức khỏe dần suy yếu. Thời gian gần đây, tôi dành nhiều thời gian chơi Diablo III: Reaper of Souls và nhận ra một điều rằng mình đã “quá già” để có thể trải nghiệm game như trước đây.

8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già 1

Các bạn game thủ có lúc nào cảm thấy như vậy không? Dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy rằng bạn thực sự không còn quá trẻ trung cho thế giới game rộng lớn và đầy thử thách nữa.

1. Vận động duỗi cơ là cần thiết

Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng bạn đã có tuổi do các phần xương cốt, cơ cử động đã không còn mềm dẻo để có thể ngồi lì một chỗ chơi game trong khoảng thời gian dài.

2. Chơi game xuyên đêm mà không cần ngủ

8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già 2

Chơi liền một mạch 8 tiếng hết cả đêm vốn không phải là chuyện gì quá to tát khi bạn còn trẻ. Tuy nhiên giờ nó như một hình thức tra tấn vậy, hơn nữa việc chơi cả đêm sẽ khiến bạn phải ngủ bù vào hôm sau và có thể gây ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống.

3. Mua game bản quyền không phải chuyện xa vời

Hồi còn là học sinh – sinh viên, cái giá 60 USD cho một tựa game bản quyền có lẽ là chuyện viễn tưởng mà tôi chả bao giờ dám nghĩ tới. Nhưng giờ đây, kể cả là 85 USD cho một phiên bản collector’s edition của một sản phẩm mà tôi yếu mến thì cũng chả là gì. Tất nhiên, tiền lương hàng tháng có thể còn phải để trả tiền thuê nhà, mua vật dụng tất yếu cho cuộc sống, nhưng nó sẽ còn được dùng để chi tiêu cho game nữa.

8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già 3

4. Lo lắng về việc có thời gian chơi game

Thực tế cũng thật phũ phàng khi lúc bạn có thể mua và tải về cả đống game thì bạn có thể lại chẳng còn chút thời gian nào để chơi chúng. Công việc, cha mẹ, người yêu, con cái, thậm chí vật nuôi trong gia như chó, mèo, và rồi các mối quan hệ trong xã hội… tất cả những thứ đó thường âm mưu tách bạn ra khỏi cỗ máy tính hay console thân yêu. Và rồi có lúc bạn chỉ muốn gào lên “Khi nào tôi được chơi game?”.

5. Bị trẻ con cho “no đòn”

Khi mà bạn thường phải làm việc 9 đến 10 tiếng mỗi ngày (bao gồm cả thời gian đi lại), dường như đã chẳng còn đủ thời gian để bạn ăn uống, ngủ nghỉ chứ đừng nói tới lúc bạn được mài dũa tay nghề. Lúc này, bạn là ai mà đòi đấu đá với lũ thanh niên nghịch như quỷ, cúp cua buổi học để gào thét qua microphone và uống nước tăng lực như điên?

8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già 4

6. Hầu hết pro gamer đều quá trẻ so với bạn

Lấy ví dụ ở trong một giải đấu League of Legends phổ thông hiện nay ở Trung Quốc, có rất nhiều gamer tham gia còn rất trẻ khi được sinh ra khoảng thời gian 1995 – 1996, vậy mà họ đã chơi pro trong vài năm. Nhìn thấy họ rồi ngẫm lại bản thân, bạn sẽ thấy mình cũng đã có chút tuổi tác rồi đấy.

7. Farm đồ trong thế giới ảo mang lại thử thách chả kém đời thực

Kể cả khi bạn đã né được lũ trẻ năng động và hòa mình vào những tựa game ít cạnh tranh hơn, bạn lại nghĩ tới việc cầy cuốc để phục vụ mục đích gì. Chẳng phải những thành tựu trong cuộc sống thực như một căn nhà, xe ô tô và lập gia đình đã là quá đủ để gánh rồi sao?

8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già 5

8. Bạn tự hỏi tại sao bạn vẫn chơi game

Chắc chắn ai cũng sẽ trải qua những lúc như vậy. Cuộc sống thực thật lắm thử thách. Nó ngốn thời gian và còn khó nhằn hơn mọi MMORPG hay game console mà bạn đã từng chơi. Bởi không giống như trong game, bạn có thể bỏ dở giữa chừng nếu muốn, còn cuộc sống thì không có thanh chỉnh độ khó, không cheat code, không cập nhật vá lỗi và nó không bao giờ dừng lại.

8 dấu hiệu để biết bạn đã là một gamer già 6

Nhưng rồi bạn lại nhớ ra một điều đơn giản rằng: bởi vì bạn yêu game.

Gamer là nhóm người có ý thức xã hội cao và sáng tạo

Trong vài năm trở lại đây, khắp nơi thế giới đang trải qua một cơn bão game casual trong bộ phận “người bình thường”, nhưng cái nhìn điển hình về bộ phận gamer vẫn mang tích tiêu cực nhiều hơn, họ vẫn thường bị liệt vào một nhóm người kỳ quái, lập dị và khác thường.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát trên 1,000 người Mỹ trưởng thành được thực hiện bởi LifeCourse Associates đã cho thấy rằng chính bộ phận gamer mới là những người có tính xã hội cao hơn các nhóm người khác (non-gamer), hơn nữa họ thường có trình độ học vấn, giáo dục và giàu có hơn.

Gamer là nhóm người có ý thức xã hội cao và sáng tạo 1

Dựa theo kết quả từ nghiên cứu của LifeCourse, có 57% game thủ (nhóm này gồm bất kỳ ai có chơi game trên các thiết bị kỹ thuật sô trong ít nhất 2 tháng liên tiếp) đồng thuận với ý kiến rằng: “Bạn bè là những người quan trọng nhất trong cuộc đời mình”, cao hơn hẳn so với tỷ lệ 35% ở nhóm non-gamer, và 82% gamer còn chia sẻ rằng việc dành thời gian cho gia đình luôn là yêu tiên hàng đầu, so sánh với 68% ở nhóm non-gamer.

Hơn nữa, game thủ cũng là nhóm người có bằng cấp đại học nhiều hơn (43% so với 36%) và họ thường có cái nhìn lạc quan về sự nghiệp bản thân hơn, với 67% tỏ ra “cực kỳ tích cực” so với 42% non-gamer; 45% gamer nói họ đang làm nghề mà mình mong muốn so với 37% non-gamer, và 65% gamer còn tự nhận rằng “mình có tính sáng tạo hơn hầu hết người khác”, so với 43% ở nhóm đối lập.

Gamer là nhóm người có ý thức xã hội cao và sáng tạo 2

Không có bất ngờ gì khi gamer thường là bộ phận sành đồ công nghệ, với 68% người sở hữu một hệ thống console trong nhà, so với 12% ở nhóm non-gamer, và 61% gamer có tablet, so với 29% non-gamer. Thêm nữa, 82% gamer thường sử dụng smartphone của họ để truy cập vào các kênh truyền thông xã hội, so với 58% non-gamer.

Thú vị hơn là bản khảo sát của LifeCourse còn đưa ra kết quả cho thấy gamer là những người có “ý thức xã hội” hơn, với 76% người đồng ý với việc “có một tác động tích cực đối với xã hội là rất quan trọng”, so với 55% non-gamer. Họ cũng là nhóm người thường thể hiện tinh thần của mình bằng cách trực tiếp/gián tiếp ủng hộ những công ty có chiến lược kinh doanh vì các vấn đề xã hội.

Gamer là nhóm người có ý thức xã hội cao và sáng tạo 3

Ngoài ra, câu chuyện thế giới game chỉ dành cho đàn ông cũng đã không còn đúng ở thời điểm này nữa, bản khảo sát cho biết tỷ lệ chênh lệch giữa gamer nam và gamer hiện nay là không nhiều với 52% và 48%.

Những số liệu trong từ bản khảo sát của LifeCourse có thể cho chúng ta thấy được phần nào thế giới game ở một khu vực phát triển như Mỹ, tuy nhiên chắc chắn chúng khó có thể chính xác cho những nước trong khu vực châu Á ví như Việt Nam.

Game thủ không chỉ còn là những "trẻ trâu"

Gần đây, Hiệp hội phần mềm giải trí của Mỹ (viết tắt: ESA) có phát hành một bản báo cáo có tên “ Những sự thật thiết yếu về ngành công nghiệp game và máy tính”, trong đó có nhiều dạng số liệu rất thú vị và thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn.

Bản báo cáo chỉ ra rằng, 59% người dân Mỹ chơi game và mỗi hộ gia đình trung bình có ít nhất 2 gamer. “Người dân ở mọi lứa tuổi đều chơi game”, ông Jason Allaire, đồng giám đốc của Gains Through Gaming Lab, chia sẻ trong bản báo cáo. “Hiện nay, không có cái gọi là ‘gamer điển hình’ nữa, nhưng thay vào đó thì một người chơi game ngẫu nhiên có thể chính là người ông, sếp, hay thậm chí là thầy giáo của bạn”.

Game thủ không còn chỉ là

Số liệu từ bản báo cáo của ESA

Bên cạnh đó, lượng gamer cũng ngày càng lớn tuổi và có sự tham gia đông đảo từ phái yếu. Theo phản ánh từ dữ liệu của ESA, độ tuổi trung bình của người chơi game tại Mỹ là 31. Trên thực tế, số lượng gamer ở độ tuổi trên 36 còn nhiều hơn cả bộ phận trong lứa tuổi thanh niên từ 18 đến 35 hay độ tuổi thiếu niên dưới 18. Các gamer chủ yếu vẫn mang giới tính nam nhưng không quá chênh lệch với 52% cho phái mạnh, và 48% là phái yếu. Từ năm 2012 đến năm 2013, số lượng gamer nữ ở độ tuổi trên 50 đã tăng 32%.

Game thủ không còn chỉ là

Ảnh minh họa

Về phương diện họ chơi game như thế nào, chủ yếu người dân Mỹ vẫn sử dụng và ưa chuộng hệ thống console. Mỗi gia đình tại Mỹ đều có sở hữu ít nhất một thiết bị console, PC hay smartphone, nhưng 68% trong số đó thường xuyên chơi game trên console, so sánh với 53% trên smartphone. Mặc dù có sự chênh lệch đó, lĩnh vực game trên smartphone vẫn đạt tăng trưởng 22% so với năm 2012.

Game thủ không còn chỉ là

Số liệu từ bản báo cáo của ESA

Thể loại game hành động và bắn súng vẫn là món ăn được ưa thích hơn cả của gamer thời nay. Báo cáo của ESA cho thấy rằng game hành động chiếm tới 31,9% và game bắn súng là 20% các sản phẩm được bán chạy nhất. Số còn lại được chia cho những thể loại khác như thể thao, nhập vại, đua xe, đối kháng…

Tất nhiên, đây chỉ là kết quả dành cho các game có giá truyền thống từ phần đơn hàng online hay qua những tiệm bán lẻ. Còn nếu nói về thể loại được người dân chơi nhiều nhất thì phải kể tới mảng casual và social game đang ở ngôi đầu với 30%. Thể loại này đặc biệt phổ biến ở các game mobile miễn phí và có mức tăng trưởng 55% từ năm 2012. Theo sát phía sau là các thể loại giải đố, đấu bài với 28%, tiếp đó là đến dòng game hành động, thể thao, chiến thuật và nhập vai với 24%.

Game thủ bỏ ra bao nhiêu thời gian chơi game mỗi tuần?

Ở thời kỳ công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt và phổ biến như ngày nay, bất cứ ai sở hữu một thiết bị di động hay smartphone đều có khả năng được coi là một gamer, do vậy mà chúng ta ngày càng khó phân biệt giữa đâu là một người chơi casual và đâu là gamer hardcore trung thành.

Trong bản báo cáo mới nhất của NPD Group cho thấy, bộ phận “gamer nòng cốt” được diễn tả là những cá nhân dành trên 5 tiếng/tuần để chơi game trên các hệ thống như console, PC hay Mac. Chiếu theo tiêu chuẩn này, nước Mỹ đang có khoảng 34 triệu game thủ chính hiệu, và họ đều bỏ ra khoảng trung bình 22 tiếng mỗi tuần để chơi game.

Game thủ bỏ ra bao nhiêu thời gian chơi game mỗi tuần? 1

Ảnh minh họa

Các gamer chân chính là nguồn huyết thanh của ngành công nghiệp game, họ bỏ ra rất nhiều thời gian để đầu tư vào sở thích tự nguyện của mình”, nhà phân tích Liam Callahan nói. “Với việc thế hệ console mới đã có được một khởi đầu tuyệt vời, chúng ta có thể mong đợi rằng số thời gian dành cho game sẽ được tăng lên khi ngày càng có nhiều gamer mua chúng”.

Bộ phận người chơi hardcore được định nghĩa bằng sở thích của họ đối với các nền tảng truyền thống như PC và console, họ thường có lựa chọn về game ở thể loại hành động, nhập vai, thể thao, MMO… thay vì các thể loại casual, nhưng theo kết quả khảo sát cho thấy, nền tảng mobile đang ngày càng trở nên phổ biến và có đóng góp không nhỏ trong ngành.

Game thủ bỏ ra bao nhiêu thời gian chơi game mỗi tuần? 2

Ảnh minh họa

Bản báo cáo cũng phát hiện ra rằng, các trải nghiệm game multiplayer và online thu hút khoảng 70% nhóm gamer hardcore. Bên cạnh đó, khi được hỏi về phương thức mua game, 74% trong số họ vẫn thích hình thức vật lý (mua hộp đĩa ở các điểm bán lẻ) hơn hình thức kỹ thuật số, nhưng cần lưu ý rằng con số này đã giảm xuống so với 79% trong năm 2013.

Game thủ bỏ ra bao nhiêu thời gian chơi game mỗi tuần? 3

Ảnh minh họa

Những kết quả từ bản báo cáo của NPD Group tỏ ra rất thú vị và nhận được sự quan tâm từ phía truyền thông của nhiều nước cũng có ngành công nghiệp game phát triển trên thế giới. Các “gamer chính hiệu” ở Mỹ bỏ ra trung bình 22h/tuần cho niềm đam mê của mình, vậy còn bộ phận gamer ở Việt Nam thì sao? Mỗi tuần các bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian để chơi game?

Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công

Thực tế hiện nay cho thấy rằng, hạng mục thể thao đang trên đà trở thành nơi có sự chênh lệch về tỷ lệ nam và nữ vận động viên nhất chính là eSports.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra từ ngay những giải đấu eSports lớn trong vài năm gần đây, đại bộ phận các tuyển thủ tham gia rồi giành thắng lợi đều là nam giới, do đó lĩnh vực eSports gần như được mặc định là dành cho phái mạnh và tạo ra 1 rào chắn vô hình đối với phái yếu. Số lượng nữ tuyển thủ đạt được thành tựu 1 chút ở eSports phải nói là rất hiếm.

Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 1

Ảnh minh họa

Dù trước mắt phái nữ vẫn chưa ồ ạt thâm nhập vào lĩnh vực eSports, nhưng lượng gamer nữ tham gia vào những game gần với thể thao điện tử thì ngày càng đông, đặc biệt là các game không có ngưỡng vào quá cao như League of Legends chẳng hạn. Từ khi phong trào online hóa của game thi đấu trở nên cực hot, ngày càng có nhiều cô nương đến từ các game hardcore như World of Warcraft chuyển hướng sang League of Legends và tiếp tục đảm nhiệm vai trò “diệt team”.

Mặc dù như vậy, eSports là một lĩnh vực đầy tính cạnh tranh, có độ kích thích cao và không kém phần vất vả. Dựa theo số liệu điều tra của công ty WellPlayed cho thấy, trong quần thể người hâm mộ eSports, có hơn 90% là nam giới, tuy nhiên điều này không phải là quá tệ, bởi nhiều công ty chả có đến 1 lập trình viên nữ là chuyện thường.

Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 2

Ảnh minh họa

Nếu như game eSports vẫn còn khoảng 10% người hâm mộ nữ cuồng nhiệt cảm nhận dược sự thú vị từ mỗi trận đấu, và còn khiến cho các người chơi nam nỗ lực tranh giành nhau hơn , thì lượng nữ vận động tham gia vào một giải đấu thể thao điện tử chuyên nghiệp còn chả khác gì đồ vật quý hiếm. Năm ngoái, WellPlayed còn tiến hành điều tra ở hai giải League of Legends và một giải Starcraft II, trong đó có 2040 tuyển thủ chọn giới tính nam, 69 người chọn giới tính nữ và 33 người chọn “other”. Hay nói cách khác, trong nhóm quần thể này, số lượng phái yếu có thể chính thức tham gia giải, có thể mang danh hiệu nữ tuyển thủ eSports chỉ chiếm khoảng 3% mà thôi.

Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 3

Ảnh minh họa

Đừng quên rằng, League of Legends là một miền đất tập trung khá đông quần thể gamer nữ. Hiện nay, tại những khu vực đã có server League of Legends riêng như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam, các bạn nữ đang trong độ tuổi học sinh, sinh viên chơi game MOBA này rất đông. Trong quá khứ, mọi người có nhận thức chung rằng phụ nữ tốt nhất là không nên chơi game, mặc dù họ có thể là đối tượng được gamer nam săn đuổi trong game, nhưng bên ngoài thực tế, các gamer nữ thường có chút kỳ quái, thêm vào đó là sự phân biệt giới tính trong nội bộ nhóm quần thể này.

Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 4

Ảnh minh họa

Đối với các bạn nữ muốn bước chân vào lĩnh vực thể thao điện tử chuyên nghiệp mà nói, hình thức phân biệt đối xử giới tính cũng không phải là cá biệt. Phụ nữ muốn trở thành tuyển thủ ở một team eSports chuyên nghiệp không những phải xem kỹ thuật, có lúc còn cần phải xem mặt, thậm chí là xem cả ngực nữa. Nữ tuyển thủ chuyên nghiệp Starcraft II là Kim “Eve” Shee-Yoon cho biết từ chính kinh nghiệm của mình rằng, ở lĩnh vực mà nam giới thống trị như eSports, nữ giới xinh đẹp và chơi hay đều quan trọng như nhau, bản thân quản lý team của cô cũng nói, lý do chính khiến cô được nhập đội là nhờ có kỹ thuật tốt cộng ngoại hình xinh xắn.

Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 5

Kim “Eve” Shee-Yoon

Tương tự như vậy, hầu hết video games hiện nay đều có tình trạng dương thịnh âm suy, trong danh sách 25 tựa game bán chạy nhất năm 2013 vừa qua, số game có nhân vật chính là nữ giới cũng chỉ là thiểu số.

Vậy tình trạng thực tế của phái nữ ở lĩnh vực thể thao điện tử chuyên nghiệp ra sao?

Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 6

Ảnh minh họa

So với người chơi nam, các bạn nữ có lẽ thật sự là đang “chơi” game, ví như vài người bạn gái mà tôi quen, họ có thể bỏ nhiều thời gian và công sức để thử nghiệm phối hợp đủ loại trang bị kỳ quái trong League of Legends, đôi khi chỉ vì để chụp được tấm ảnh màn hình rồi đem khoe trên mạng xã hội mà mua tới tận 5 đôi giày.

Trong thể loại game thi đấu vốn đề cao khái niệm thắng thua, tâm lý “chơi” như vậy tỏ ra không thích hợp. Nhìn chung, trình độ của game thủ nữ ở các game eSports thường không được cao, họ chỉ coi đó là 1 hình thức giải trí mà thôi.

Ngay cả đến những nữ tuyển thủ eSports chuyên nghiệp cũng gặp phải vấn đề trên, bởi vì trình độ thực tế giữa họ và các nam tuyển thủ có tồn tại 1 sự chênh lệch quá lớn, do đó mà ở những giải đấu danh tiếng chúng ta gần như chả bao giờ thấy bóng dáng 1 mỹ nhân nào. Chỉ có ở những giải đấu dành riêng cho nữ giới thì chúng ta cơ hội được chứng kiến tay nghề và cả sức đẹp của họ nữa.

Nữ game thủ eSports đối mặt với đầy rẫy bất công 8

Ảnh minh họa

Hiện nay, eSports đã được chính thức công nhận là một bộ môn thể thao, sự phát triển của nó sẽ cần dựa trên cở sở số đông quần chúng làm cơ bản, thêm nữa là sự online hóa cũng khiến lượng người chơi nữ bắt đầu tăng trưởng. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà eSports vẫn chưa có hệ thống thi đấu hợp lý cho nam và nữ, do đó mà nhiều nữ tuyển thủ muốn đột phá vẫn phải ẩn dưới bóng của các nam tuyển thủ.

Hơn nữa, vận động viên eSports chỉ là công việc có tuổi thọ ngắn, người tham gia cần phải từ bỏ rất nhiều thứ, thêm vào đó thì nó cũng không phải là một nghề nghiệp được phần đông xã hội chú ý. Do vậy, ở lĩnh vực thể thao điển tử chuyên nghiệp, nữ giới chỉ có thể trở thành một vai phụ xinh đẹp mà thôi.

Game thủ nam thích FPS, game thủ nữ lại thích RPG

Nam giới và nữ giới đều yêu thích game, đó có lẽ là chuyện không có gì mới lạ nhưng chuyện họ bị cuốn hút hơn vào những thể loại game khác nhau thì không phải ai cũng biết. Theo nghiên cứu mới được thực hiện bởi cơ sở SuperData cho thấy, phụ nữ chiếm tới 57,8% lượng người chơi game mobile, 53,6% thị trường game nhập vai (RPG) và 50,2% thị trường PC (bao gồm cả game social ). Ngược lại, đàn ông lại đóng góp 66% lượng người chơi game online , 66% người chơi game FPS và 63% người chơi console kỹ thuật số.

Tỷ lệ người chơi nam giới và nữ giới ở các thể loại khác nhau theo nghiên cứu của SuperData

Tỷ lệ người chơi nam giới và nữ giới ở các thể loại khác nhau theo nghiên cứu của SuperData

Theo như SuperData chia sẻ, dữ liệu trên được thu thập và tổng hợp từ vài nghiên cứu trong năm 2014, mỗi nghiên cứu được thực hiện ít nhất trên 1,000 người. Phát hiện trên cũng nằm trong bản báo cáo thị trường game online 2014 của SuperData Research, trong đó sản phẩm League of Legends đang nắm danh hiệu game online có doanh thu cao nhất thế giới, và bao gồm dữ liệu về nhiều thể loại game khác nhau như MOBA, MMOFPS, MMORPG, game đua xe online, game thể thao online, game khoa học viễn tưởng online, game chơi bài ảo, mô phỏng xã hội và thế giới ảo.

Bên cạnh đó, chúng ta còn biết được rằng trong số người chơi game tại Mỹ ở độ tuổi từ 18 trở lên, có 22% nằm trong độ tuổi 26 – 30, và 20% năm trong độ tuổi 21 – 25, mức lượng chung bình của người chơi Mỹ là 55,000 USD mỗi năm, và tổng tỷ lệ người chơi là 60% nam giới, 40% nữ giới.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phụ nữ đang khép dần khoảng cách giới tính gamer khi họ đang đại diện cho đa số người chơi ở những thể loại game khác nhau”, đại diện SuperData nói. “Phụ nữ đang chiếm gần nữa lượng người chơi game online, trái ngược với những gì người ta vẫn nghĩ trước đây. Người chơi trong độ tuổi 18 – 30 đại diện cho 50% người chơi game online tại Mỹ. Họ là nhóm tuổi có lượng người chơi đông nhất, nhiều người trong số đó đã chơi game online từ khi còn nhỏ và đang tiếp tục đóng góp lúc đã trưởng thành. Thế hệ này sẽ giúp mở rộng thị trường có độ tuổi lớn”.

 

>>Tổng hợp tin tức thị trường game Đông Nam Á trong năm 2014