Livestream game Trung Quốc - Tiềm năng lớn nhưng còn gian nan

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 21/09/2015 0:00 AM

Bắt nhịp cùng xu hướng thế giới, thị trường livestream game của Trung Quốc cũng đang không ngừng phát triển và nóng lên từng ngày.

Trong giai đoạn cuối tháng 8, kênh video clip lớn nhất thế giới – YouTube đã chính thức cho ra mắt nền tảng livestream game của riêng mình với tên gọi “YouTube Gaming”, đồng thời họ cũng tung ra ứng dụng mobile tương ứng trên cả Android và iOS. Nhớ lại một năm trước, khi Amazon quyết định bỏ ra gần 1 tỷ USD (chính xác là 970 triệu USD) để mua lại Twitch, nay đến lượt YouTube cũng không thể còn làm ngơ với lĩnh vực mới nổi, đang vô cùng thu hút thị trường đầu tư này.

Bắt nhịp cùng xu hướng thế giới, thị trường livestream của Trung Quốc cũng đang không ngừng phát triển và nóng lên từng ngày. Trong năm 2014, DouyuTV từ vị trí của một trang độc lập, đã nhận sự hỗ trợ đàu tư của GD Alpha và Redfir để trở thành nền tảng livestream hàng đầu Trung Quốc; cùng năm đó, nền tảng livestream tổng hợp của hãng Huanju cũng cho ra mắt thương hiệu Huya, và đầu năm nay tiếp tục ra tuyên bố đầu tư thêm 700 triệu nhân dân tệ (gần 2,500 tỷ VNĐ) vào Huya; tháng 2 năm 2015, Tencent đã đầu tư vào LongzhuTV, và kí kết chiến lược hợp tác phát triển lâu dài.

Trong bối cảnh Esports đang ngày càng trở nên phổ biến, các nền tảng livestream game trên PC và mobile đang phất lên như diều gặp gió. Hiện nay, thị trường Trung Quốc có tới hơn chục nhà cung cấp dịch vụ này, và đang trong giai đoạn canh tranh sơ khai. Về phương diện nội dung mà nói, các nền tảng livestream không có mấy sự khác biệt, chủ yếu xoay quanh Esports, một người stream và một game.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dựa trên dữ liệu từ báo cáo của cơ sở iReseach cho thấy, quy mô thị trường livestream game Trung Quốc năm 2014 đã đạt 270 triệu nhân dân tệ (khoảng 953 tỷ VNĐ), dự tính đến hết năm 2015 sẽ đạt đến 1,17 tỷ nhân dân tệ (hơn 4,000 tỷ VNĐ), đạt tốc độ tăng trưởng cực lớn và vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, còn lâu mới đến độ “chín”. Trước mắt, nền tảng livestream game là một phần rất quan trọng của thị trường Esports, là một mắt xích không thể thiếu và cũng là một lĩnh vực chưa được khai thác hết tiềm năng. Tương lai, nền tảng livestream Trung Quốc sẽ còn biến hóa và được hoan nghênh hơn nữa.

Sinh trưởng thiếu kiểm soát

Livestream game vốn chỉ là một khía cạnh của Esports, vậy tại sao trong vòng 2 năm trở lại đây bỗng hút đầu tư đến thế? Một mặt, livestream là một hoạt động có tính tương tác, giao lưu trực tiếp rất mạnh, năng cao độ tham gia của người sử dụng; mặt khác, nó thường livestream giải đầu game, và thao tác sử dụng lại rất dễ. So sanh với những môn thể thao truyền thống, thi đấu game không yêu cầu sân đấu hoành tráng và rộng lớn, rào cản tham gia thi đấu cũng rất thấp, chỉ cần có internet, cả đội cùng online là có thể tiến hành. Ngoài ra, người yêu game cũng có độ “mê” cao, khiến lưu lượng livestream được sản sinh ra vô cùng lớn.

Mặc dù, một số nền tảng livestream ở Trung Quốc có lượng người sử dụng tương đối cao, nhưng vẫn còn tồn tại vấn đề giả tạo lượng người online. Hiện nay, hầu hết các kênh livestream đều đang ở giai đoạn “sinh trưởng hoãng da”, chưa định hình bố cục bản quyền, nội dung, hay số lượng caster. Trong đó, một số kênh lớn như Huya, DuoyuTV, ZhanqiTV…, đang vận hành trơn tru và chuyên nghiệp hơn nhờ vào sự đầu tư bài bản của những công ty lớn.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tỷ lệ thuận với độ phổ biến của các nền tảng livestream, tổng lượng người sử dụng cũng không ngừng tăng trưởng. Dựa theo phân tích của iResearch, người sử dụng livestream game Trung Quốc được phân ra làm 3 giai đoạn phát triển, năm 2013 – năm 2014 là giai đoạn sơ khai, người sử dụng chủ yếu là đối tượng yêu thích Esports trên PC; năm 2015 là giai đoạn chìm lắng, nội dung game được gia tăng, khiến số lượng người sử dụng tăng lên đôi chút; năm 2016 sẽ là giai đoạn bùng phát, khi các nền tảng di chuyển sang mobile, và kỹ thuật ghi hình trên thiết bị di động được nâng cao, livestream game mobile sẽ mang lại lượng người sử dụng khổng lồ. Dự kiến trong năm 2015, người sử dụng livestream game Trung Quốc sẽ đạt 48 triệu người, tăng tưởng 58,8% so với năm ngoái.

Chưa tính tới sinh lợi nhuận

Giống với tất cả ngành kinh doanh video clip khác, livestream game cũng dùng lưu lượng cao để làm giá trị thương mại cho nền tảng. Nhưng đa số nền tảng livestream game Trung Quốc hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức nhỏ, dần dần bị mua lại bởi những thương hiệu lớn, sát nhập tái đầu tư, nên hình thức sinh lợi nhuận còn cần sự đột phá mới.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trước mắt, các hình thức thương mại chính của nền tảng livestream game có quảng cáo, liên kết vận hành game, tăng giá trị phục vụ, đặt mua nội dung, thương mại điện tử, dự đoán giải đấu… Đại bộ phận các kênh ở Trung Quốc đều đang trong giai đoạn khám phá thị trường, thông qua hình thức liên vận game để kiếm lưu lượng sử dụng lớn. Nhiều chuyên gia phân tích Trung Quốc cho rằng, đầu tiên là giai đoạn tính lũy lưu lượng, sau đó mới tính tới sinh lợi nhuận.

Ngoài ra, theo sự chia sẻ của nhiều người hoạt động trong lĩnh vực livestream game Trung Quốc cho hay, các nền tảng livestream nước này về cơ bản đều đang trong tình trạng “đốt tiền”, chủ yếu là chi phí để mua bản quyền, caster và băng thông. Cụ thể hơn, 30% chi phí từ các nền tảng là để đầu tư băng thông, còn lại là để tập trung xây dựng nội dung, trong đó tiền lương cho caster là một khoản khá lớn, cao nhất có thể lên tới hơn 20 triệu nhân dân tệ (khoảng 70 tỷ) tiền lương một năm. Vì vậy, ngày càng có nhiều nền tảng livestream dựa nhờ vào “cái bóng” của nhiều công ty lớn để có tiền đầu tư chi trả mọi thứ.

 

Game mobile Trung Quốc "tung hoành" ở thị trường Hàn Quốc