Học được gì sau khi Flappy Bird chính thức rời kệ

PV  | 06/03/2014 03:00 PM

Một khi game đã phổ biến thì chẳng còn cách nào để tránh được chuyện nó trở thành tâm điểm khai thác của truyền thông, dư luận xã hội.

Bỗng chốc nổi tiếng khiến cuộc sống của Nguyễn Hà Đông bị xáo trộn, anh không biết phải làm sao trước dư luận. Có thông tin cho rằng Flappy Bird ban đầu đã đem về 50,000 USD/ 1 ngày từ quảng cáo, nhưng con số thực tế có thể không chỉ dừng lại ở đó.
 
Đối với hành động này của Nguyễn Hà Đông, các nhà truyền thông nước ngoài đã tiến hành cuộc khảo sát tìm hiểu quan điểm của những nhà làm game về sự nổi tiếng của Flappy Bird và những gì có thể học được từ đó. Dưới đây là một số câu trả lời:
 
Học được gì sau khi Flappy Bird chính thức rời kệ 1

Flappy Bird là một tựa game bình thường nhưng lại gây xôn xao cả dư luận
 
Jeremy Rossmann – CEO của MakeGamesWithUs: Tôi cho rằng, trải nghiệm khi chơi một trò chơi và xem bản liệt kê chức năng của một trò chơi là hoàn toàn khác nhau. Một trò chơi có thể cảm thấy rất bình thường trên giấy, nhưng điều đó không có nghĩa là trải nghiệm của người chơi đối với trò chơi này cũng bình thường. Đơn giản mà nói, sự đam mê của người chơi đối với Flappy Bird là không thể hình dung trên những trang giấy, bạn phải chơi mới hiểu.
 
Người đồng sáng lập của Seriously kiêm Giám đốc sáng tạo Petri Järvilehto nói: Flappy Bird là ví dụ điển hình của một trò chơi có tính lan truyền. Khi thấy một vài người chơi, những người khác cũng sẽ bắt đầu chơi, bởi bạn thấy mọi người xung quanh đều đang chơi. Ngoài ra, độ khó của Flappy Bird khiến người chơi cảm thấy phát điên, nhưng nó khác với các trò chơi khác, khi người chơi đạt điểm cao, họ sẽ rất hạnh phúc chia sẻ điều đó với bạn bè.
 
COO kiêm CMO Tee Mäki-Patola của Forgmind: Theo tôi, nguyên nhân khiến trò chơi này trở nên thịnh hành, đó là:
 
1) Dung lượng nhỏ dưới 3 MB, nên cho dù là trong tình trạng mạng không được tốt, bạn vẫn có thể lập tức tải trò chơi này về.
2) Bạn chỉ cần mất 3 giây là có thể chơi được Flappy Bird, cứ cho là bạn không đủ thời gian thì vẫn có thể chơi được 1, 2 ván.
3) Cho dù bạn thể hiện rất xuất sắc trong ván này, thì tổng thời gian bạn bỏ ra cũng chỉ mất vài phút.
4) Game gần như khiến bạn cảm thấy bạn có thể liên tục vượt qua chính mình, cho nên bạn sẽ không ngừng muốn thử sức.
5) Điểm số cũng thể hiện được sự lợi hại của bạn, nếu bạn nói cho bạn bè của mình được 200 điểm, thì mọi người sẽ đều biết bạn rất khá.
 
Từ sự phát triển ban đầu của trò chơi, Twitter gần như đóng 1 vai trò quan trọng. Người chơi trên Twitter đã oán trách trò chơi này bằng cách nào đó khiến cho cuộc sống của họ bị sụp đổ. Ngoài ra với những phần đánh giá trên App Store, người chơi không ngừng bình luận, nhưng cuối cùng thì họ vẫn dành cho game này 5 sao.
 
Stephen Varga – COO kiêm người đồng sáng lập của ByteSized Studios: Thành công của một game không phải một bộ công thức hoàn hảo. Nếu bạn dùng công thức để làm game thì tất cả các game sẽ đều giống nhau. Nhưng, tôi cho rằng cần có một cách tốt hơn để đối phó với vấn đề “nghiện” game thay vì gỡ bỏ nó. “Phương pháp giáo dục” này được đưa ra hoặc là một quyết định tồi tệ hoặc sẽ trở thành một chiến dịch tiếp thị thành công nhất. Thử so sánh, khi người mẹ lấy đi những viên kẹo từ trong tay đứa con thì đứa bé đó sẽ muốn gì?
 
Thái độ hoài nghi và những lời bình luận không mấy thiện chí của mọi người đối với Nguyễn Hà Đông đã khiến anh khó ứng phó, những nhà phát triển phần mềm khác nên làm thế nào trước tình trạng này?
 
Giám đốc sản phẩm của Gree – Ken Chiu: Tôi cho rằng nhà phát triển nên chuyên tâm vào việc của mình, đó chính là làm game. Một khi game đã phổ biến thì chẳng còn cách nào để tránh được chuyện nó trở thành tâm điểm khai thác của truyền thông, dư luận xã hội.
 
Dustin Hendricks – lập trình viên của Last Life Games cho rằng: Khi trên mạng nhiều người lạ chĩa vào bạn, đó là điều khó mà tưởng tượng, và nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc, tâm tư của bạn. Chỉ khi sự việc diễn ra thì bạn mới biết bản thân sẽ phải phản ứng thế nào. Tôi thấy những người luôn ủng hộ bạn là điều rất quan trọng, họ sẽ là nguồn sức mạnh vô hình vực bạn dậy và họ sẽ nói với bạn rằng những người chỉ trích bạn chỉ là 1 bộ phận nhỏ mà bạn không cần để tâm tới.
 
James Mearman, nhà sản xuất game của www.dev-zoo.net nói: Nếu bạn không thể chịu được sức nóng của nhà bếp, thì bạn hãy ra khỏi đó! Nói cách khác, nếu bạn thấy điều đó không thích hợp với mình thì bạn đừng nên dấn thân vào đến mức để nó làm rối loạn cuộc sống của bạn. Còn nếu bạn muốn lẩn trốn, thì đừng tạo ra những thứ khiến người chơi chĩa vào bạn, bạn cần biết điểm này. Khi tin tức được lan truyền, truyền thông sẽ khuếch đại những thông tin tiêu cực, còn mọi người thì sẽ cứ thế mà cắt nghĩa và bàn tán. Tôi hy vọng Nguyễn Hà Đông sẽ bĩnh tĩnh và ổn định lại tinh thần, bởi vì tôi biết để có được thành công thì cái giá phải trả cũng không hề nhỏ, tôi mong anh ấy có thể mau chóng lấy lại tinh thần.
 
Người sáng lập của Canabalt – Adam Saltman: Thực sự tôi cũng không rõ. Chúng tôi gần như vốn không nên đọc những tin tức như vậy. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là khiến người chơi thay đổi những ý nghĩ không tốt đẹp, có điều tôi cũng không biết nên thế nào mới có thể giải quyết triệt để.
 
Petri Järvilehto, CCO kiêm nhà sáng lập của Seriously cho rằng: Ngoài việc “làm cho da mặt của mình thêm dày” ra, tôi không biết là còn có những cách khác không. Sản xuất game hay các dự án giải trí khác có nghĩa là bạn thường xuyên phải xuất hiện dưới ánh đèn pha, nên thật khó tránh khỏi việc đụng độ với những lời bình luận tiêu cực, đặc biệt, khi bạn là 1 người rất hoạt bát và thích sự tương tác trên các trang xã hội. Có rất nhiều nhà sản xuất nổi tiếng như Cliff Bleszinski, Adam Orth…, họ cũng phải đối mặt với vô vàn những thông tin trái chiều không mấy tốt đẹp.
 
Jeremy Rossmann – CEO của MakeGamesWithUs: Các nhà sản xuất game cần ghi nhớ, cho đến nay luôn có một bộ phận nhỏ người chơi là những người có ý nghĩ không được tốt. Cách ứng phó tốt nhất với tình trạng này là, thử nghĩ tới những lời phê bình mà các nhà sản xuất game thành công đã chịu phải, và những điều này không đáng để chúng ta bận tâm tới.
 
Flappy Bird bị gỡ bỏ, bạn nghĩ sao? Chúng ta có thể học được những gì từ đó?
 
Adam Saltman – người sáng lập của Canabalt nói: Tôi cho rằng việc trò chơi bị gỡ bỏ là 1 điều đáng tiếc, nhưng tôi vẫn cảm thấy thanh thản vì trong thời đại này, game vẫn là do con người tạo ra, và những gì cổ quái được giao cho nhà sản xuất. Tôi cho rằng, trên con đường phía trước, thì sự kiện này là đều có lợi cho chúng ta.
 
Ken Chiu – Giám đốc cao cấp về sản phẩm của Gree: Tôi không có bất cứ tin tức nào từ phía hậu trường, chỉ có Nguyễn Hà Đông nói với chúng tôi. Tôi thấy việc game bị gỡ bỏ là điều vô cùng đáng tiếc. Tôi cảm thấy, bài học rút ra đó là, khi phát hành một game, bạn luôn có xác suất nhận được sự chú ý của mọi người cho dù tốt hay xấu nhưng bạn cũng không thể chuẩn bị trước được nên điều mà chúng ta chỉ có thể làm là hãy chuyên tâm sản xuất một game hay.
 
Dustin Hendricks nói: Flappy Bird tượng trưng cho giấc mơ của tất cả những nhà sản xuất game độc lập, đó cũng là lý do tại sao trò chơi này làm xôn xao dư luận đến nỗi tác giả của nó muốn gỡ bỏ. Điều này đối với nhiều người mà nói thì không thể lý giải được, bởi vì mỗi ngày chúng ta đều lao tâm tốn sức để được sự công nhận của mọi người, hoặc là sự thành công về doanh thu thông qua trò chơi. Nguyễn Hà Đông nói với rất nhiều người chơi rằng anh ấy không muốn nhìn thấy mọi người chìm đắm trong trò chơi của mình, có lẽ đây là nguyên nhân mà anh gỡ bỏ trò chơi này.
 
Nguyễn đã từng nhận được nhiều thông điệp của người chơi gửi tới trên Twitter, ví dụ trò chơi của bạn phá hoại những thứ như chính cuộc sống của tôi, nếu tôi là người nhận thì tôi sẽ không quá để ý tới nhưng Nguyễn Hà Đông lại rất chú ý tới, có lẽ đây là điểm khác biệt về văn hóa. Ngoài ra, tôi có thể tưởng tượng việc bỗng chốc nổi tiếng sẽ dẫn tới sự chú ý không cần thiết, điều này khiến người ta khó ứng phó. Từ đó, tôi có thể tiếp tục suy đoán nhưng cho dù là nguyên do gì thì Nguyễn Hà Đông không muốn bị phiền phức, chúng ta nên tôn trọng suy nghĩ và quyết định của anh ấy.
 
Jeremy Rossmann: Nguyễn Hà Đông không mắc nợ bất kỳ ai, nếu hủy bỏ game mà khiến anh ấy cảm thấy vui vẻ và thoải mái, thì tôi cũng rất vui khi anh làm như vậy. Ngoài ra, tôi cũng không biết đó là do vô ý hay anh ấy có ý tưởng muốn tuyên truyền game của mình trong thời gian về sau.
 
Petri Järvilehto: Tôi thấy rất thú vị khi theo dõi sự kiện này, chúng ta có thể học được rất nhiều thứ từ đó. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự kết nối giữa con người với con người càng thêm khăng khít, nên chúng ta sẽ nhìn thấy rất nhiều trò chơi mang tính lan truyền trong tương lai. Nếu bạn quan tâm tới xu thế của Google, bạn sẽ phát hiện ra Flappy Bird và Gangnam Style cũng như Harlem Shake đã từng gây náo loạn. Ngoài ra, hành động của Nguyễn khiến tôi thực sự cảm thấy có chút gì lạc lõng, anh vốn dĩ có cơ hội tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng nhưng anh ấy lại từ bỏ.
 
Theo Innoflex.vn