Ở Viêt Nam, nếu như bạn nói về lĩnh vực game, bạn chắc chắn sẽ biết tới công ty VNG, công ty game lớn nhất nước. Và đương nhiên, tất cả mọi người còn biết đến cái tên Flappy Bird nữa, một hiện tượng của thị trường game mobile thời gian gần đây. Còn nếu bạn đào sâu thêm một chút nữa, bạn có thể sẽ biết tới Divmob hay ME Corp, nhưng lại có rất ít người biết tới công ty GlassEgg.
Nơi làm việc của công ty GlassEgg
Đây là một công ty đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 1997 và là một phần đóng góp vào sự sản xuất của những game đua xe xuất sắc như Forza Motorsport, làm việc cùng các thương hiệu hàng đầu thế giới như Microsoft và EA.
Nhưng GlassEgg thường không sản xuất game của riêng mình. Họ chủ yếu làm game outsource ra nước ngoài, đó cũng lời giải thích tại sao họ được ít người biết đến trong hệ sinh thái game địa phương. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về công ty game này thông qua hai lãnh đạo cao cấp của công ty là CEO Phil Trần, và tổng giám đốc Steve Reid.
Ngày Internet đến
Ông Trần nói rằng ông vốn đã đến Việt Nam từ năm 1995, khi CD-ROM vẫn còn phổ biến. Vào thời điểm đó, ông đang liên hệ với một công ty có tên gọi là Studio MAX, chuyên về sản xuất game mang tính giáo dục dành cho trẻ em.
“Thời gian ấy, tập phim Toy Story đầu tiên mới được phát hành và tạo nên một cơn sốt xoay quanh việc giáo dục bằng hoạt hình trên máy tính. Việc chúng tôi đã làm ở những ngày đầu là sản xuất các tựa game đó tại Việt Nam, và sau đó mang những chiếc CD trở về Mỹ hàng năm”.
Nhưng rồi cũng trong khoảng thời gian đó, internet xuất hiện. Tất cả những chương trình giáo dục đó đều có ở trên internet và mô hình kinh doanh CD-ROM bị sụp đổ. Khi này, ông Trần đang có trong tay hơn 120 họa sĩ hoạt họa nhưng lại không có một công việc nào cả. Do đó ông đã làm việc mà bất kỳ doanh nhân nhạy bén nào cũng sẽ làm.
“Vào năm 1997, khi intenet ập tới, tôi đã đi mua một cuốn sách về lĩnh vực 3D. Tôi học mọi thứ trong cuốn sách đó rồi quay trở lại và dạy mọi nhân lực trẻ cách làm”.
Hành trình dẫn tới làm game outsource
Trong bước đầu tiên ở năm 1997, một số họa sĩ hoạt họa, kỹ sư và nhân viên có kinh nghiệm đã không thể chịu được sự chuyển đổi và bỏ đi. Lúc đó, công ty chỉ còn những thành viên trẻ, những người dễ thich ứng và ham học hỏi. Với nguồn nhân lực như vậy, ông Trần đã dần dần xây dựng một đội ngũ họa sĩ hoạt họa 3D, nhưng họ phải đối mặt với một vấn đề khác là không có hợp đồng. Đối với ông Reid và Trần, đây là một quãng thời gian khó khăn, như lời ông Reid nói: “Người tiên phong thường lãnh đủ mũi tên ở phía sau”.
Trở thành những người tiên phong trong lĩnh vực game outsource “không chính xác là niềm tự hào” cho GlassEgg. Thay vào đó chính là một chút may mắn cộng với sự bền bỉ ngoan cường mà đội ngũ đã được góp mặt tại sự kiện E3 trong năm 1997. Ở đây, họ đã có cơ hội gặp mặt những công ty game hàng đầu thế giới như Nintendo. Ông Reid nói:
“Chúng tôi đã tiếp xúc với Nintendo trong hơn 1 giờ, và sau buổi trình bày của mình, đã có 5 phút yên lặng. Và rồi, vị giám đốc của Nintendo chỉ nói đúng một điều “Tại sao?!”
Cho tới ngày hôm nay, Nintendo vẫn không hề outsource những tựa game của mình. Kể cả ở thời điểm đó, hầu hết doanh nghiệp trong ngành game đều không hiểu tại sao họ phải cần thuê ngoài các khâu phát triển của mình, đặc biệt nếu họ có thể phải tiết lộ những công thức bí mật như thiết kế trò chơi và kỹ thuật animation.
Ông Trần nói rằng đây là một cơ hội lớn bị bỏ lỡ cho những công ty game. Một trong các lý do chủ chốt chính là thời gian. Bằng phương pháp outsource, một công ty game có thể tung ra nhiều sản phẩm hơn trong một năm. Nếu bạn có thể tung ra nhiều sản phẩm mới cho các thương hiệu của mình, bạn sẽ có lợi thế đảm bảo được lượng khách hàng trước khi đánh mất họ vào những người khác trên thị trường. Các tựa game sẽ dần cũ đi, nhưng outsource có thể giúp ngăn chặn điều đó.
Tại E3, GlassEgg đã có được “cú hit” của mình bằng một hợp đồng với một công ty có tên gọi là Infogram, qua đó cho phép đội ngũ 3D animation được rèn luyện chuyên môn về phát triển xe hơi 3D.
“Vẻ đẹp của những chiếc xe là ở chỗ hầu hết các dữ liệu về xe đều có ở trên internet. Do đó, bạn không cần thiết phải nỗ lực sáng tạo, bạn chỉ cần dựng lại những gì đã tồn tại rồi. Điều này cho phép chúng tôi đi sâu hơn vào việc sản xuất ra những chiếc xe 3D tốt nhất”.
“Cú hit” đã đem lại một kết quả tự nhiên: GlassEgg trở thành một chuyên gia làm mẫu xe 3D. Ông Reid tự tin nói rằng “Chúng tôi có thể làm ra những chiếc xe tốt hơn cả Gran Turismo”. Trên hết, họ có thể giúp các game như Forza Motorsport tung ra nhiều ấn bản mới nhanh hơn Gran Turismo. Nói cách khác, GlassEgg là một trong những cơ sở đáng tìm đến trong việc sản xuất game đua xe.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Kể từ thời gian đó, GlassEgg đã giúp sản xuất nhiều game cho Microsoft và Electronic Arts. Và giờ đây, công ty với 260 nhân lực, đang nhắm tới những chân trời mới vượt khỏi lĩnh vực làm game outsource. Họ đang dần mở rộng thêm nhiều công việc mới bao gồm phân phối game, tự sản xuất ứng dụng hẹn hò, và một bộ phận làm ứng dụng mobile mới.
Like.vn: một nhà phân phối game mới
Like.vn, đội ngũ được thành lập riêng chủ yếu tập trung vào mảng phân phối game. Đơn vị này có liên hệ với nhiều sản phẩm phổ biển của Trung Quốc, đặc biệt là những sản phẩm MMORPG có đề tài tới Tây Du Ký và Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Oakclub: bước tiến vào thể loại game hẹn hò, phong cách Tinder
Về mặt sản phẩm, GlassEgg cho thành lập một team nhỏ nhận nhiệm vụ xây dựng một ứng dụng hẹn hò có tên là Oakclub. Giao diện của sản phẩm này có điểm tương đồn với Tinder, một ứng dụng của Mỹ đang có hơn 600 triệu lượt swipe mỗi ngày. Hiện tại, Orkclub đang có hơn 70,000 người sử dụng hoạt động trên toàn thế giới, với số lượng tập trung cao nhất ở Việt Nam.
Ông Trần nói rằng ứng dụng hẹn hò vẫn là một mảng chưa được khai thác ở Việt Nam, và những ứng dụng nước ngoài như Tinder hay OKcupid vẫn làn tràn tại đây. Do đó, thị trường vẫn còn chỗ trống cho ứng dụng như Oakclub và một đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nó từ Thái Lan là Paktor.
Xây dựng một bộ phận làm ứng dụng mobile cao cấp
Bên cạnh việc phân phối game và ứng dụng hẹn hò, GlassEgg còn đang xây dựng một bộ phận làm ứng dụng mobile lớn. Công ty đã cho mắt được 2 game là Tap Pet Party và Art of Darkness. Cả hai tựa game này đều có artwork và 3D animation đã trở thành thương hiệu của GlassEgg. Ông Trần còn chia sẻ rằng bô phận ứng dụng mobile của công ty còn đang làm việc trên vài sản phẩm nữa.
Tham khảo Techinasia