Trong khoảng thời gian từ 17 – 21 tháng 3 vừa qua, tại Moscone Center, San Francisco, Mỹ đã diễn ra sự kiện rất quan trọng đối với ngành công nghiệp game thế giới là Game Developers Conference 2014 (GDC 2014). Ở lần tổ chức thứ 28 này, chủ đề nổi bật của sự kiện được người bàn tới chính là những công nghệ và trò chơi sẽ trở thành xu hướng trong tương lại.
Game Developers Conference 2014
Điển hình phải kể tới hệ thống thực tế ảo Oculus Rift đời thứ 2 của Oculus VR, thiết bị đã cho giới phát triển game thấy rằng các phần cứng sẽ thay đổi ngành game trong tương lai như thế nào Hãng Sony cũng đã bắt đầu tiến quân vào lĩnh vực thực tế ảo, các nhà phát triển sẽ dần phải cải biến phương thức làm việc của mình. GDC 2014 thực sự là một sân khấu lớn với đầy đủ màu sắc.
Hai nhà biên tập từ Digital Trends là Adam Rosenberg và Ryan Fleming đã dành chọn cả 1 tuần ở GDC 2014, tiến hành phỏng vấn các nhà phát triển lẫn phát hành, trải nghiệm thực tế những sản phẩm phần cứng mới nhất và quan sát mọi khía cạnh của sự kiện. Sau đây, chúng ta sẽ đến với những chủ đề chính mà họ ghi nhận được ở sự kiện lần này.
Sự thay đổi của ngành công nghiệp game
Ở sự kiện GDC 2014, tâm điểm của mọi ánh đèn không gì khác chính là thiết bị thực tế ảo. Sản phẩm của Oculus VR mới chỉ được phát triển từ hơn 1 năm trước, nhưng đến thời điểm hiện tại, nó đã có sự chuyển biến từ một công nghệ thô vẫn ở dạng ý tưởng mới mẻ thành một kỹ thuật tuyệt vời mà ai cũng muốn săn đón.
Đương nhiên, cả một GDC 2014 rộng lớn không thể là sân chơi cho mỗi công ty Oculus VR. Gã khổng lồ Sony cũng đã cho mắt thiết bị thực tế ảo của riêng mình với tên gọi Project Morpheus, nhìn từ nhiều phương diện khác nhau, nó cũng có thể so sánh với sản phẩm Oculus Rift do Palmer Luckey phát mình. Tuy nhiên, hai dòng thiết bị thực tế ảo này không hoàn toàn giống nhau, chúng có những ưu điểm, lợi thế khác biệt.
Ví dụ, Oculus Rift dễ tiếp cận và tiện lợi hơn cho những nhà phát triển mới sử dụng lần đầu. Còn thiết bị của Sony lại cải thiện đáng kể phương thức đầu vào của thực tế ảo, động tác được tích hợp chuẩn xác cùng hệ thống PlayStation 4.
Hơn nữa, đối tượng sử dụng của hai sản phẩm này cũng không giống nhau. Công ty Oculus chủ yếu nhắm tới thị trường PC, còn Sony là muốn hoàn thiện hơn hệ thống console của mình.
Ai cũng có thể trở thành nhà phát triển
Nếu như bạn có một chiếc máy tính đủ mạnh, và cũng sẵn sàng chi ra một khoản chí phí nhỏ mỗi tháng, như vậy là đủ để bạn có thể trở thành một nhà phát triển game độc lập. Cho dù bạn không phải là một nhà phát triển xuất sắc (việc này cần nhiều thời gian học tập, tài năng và linh cảm), nhưng hiện tại bạn có thể sử dụng những bộ công cụ phát triển từ các công ty lớn.
Hai công ty Epic Games và Crytek có công bố gần đây rằng, những bộ engine phát triển danh tiếng của họ như Unreal Engine 4 và CryEngine sẽ thông qua một mô hình thuê bao cho game thủ sử dụng. Hiện tại, bạn chỉ cần bỏ ra 19 USD mỗi tháng là có được Unreal Engine và tất cả những bộ công cụ chuyên nghiệp khác, hơn nữa bạn còn có thể thu được 5% hoa hồng của tổng doanh thu từ game do bạn phát hành. Thậm chí, Epic Games còn cung cấp mã nguồn engine và sự giúp đỡ từ nhân viên của mình, còn Crytek lại chả thu một khoản phí bản quyền nào cả.
Cách tiếp cận chưa từng có này cho phép bất kỳ ai cũng có thể sử dụng những bộ công cụ giống với nhà phát triển chuyên nghiệp để làm game. Hạn chế mà họ gặp phải chỉ là sức tưởng tượng và sự nỗ lực của chính bạn thân mà thôi. Tất nhiên, ngày nay còn một số trò chơi sandbox xây dựng rất ấn tượng ví như EverQuest Landmark, sản phẩm này cho bạn tạo ra và chia sẻ thế giới riêng của mình trong game.
Nhờ có sự hỗ trợ từ những bộ công cụ phát triển game mạnh mẽ, việc bạn có thể tự sáng tạo ra một game của riêng mình đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
(còn tiếp)