Game mobile eSports xâm lấn mọi bảng xếp hạng ở Trung Quốc

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 18/02/2016 0:00 AM

Dựa trên báo cáo theo dõi game mobile Trung Quốc mới nhất của cơ sở nghiên cứ thị trường Newzoo, mobile eSports ở Trung Quốc đang sải cánh dài hết sức tự tin.

Dựa trên báo cáo theo dõi game mobile Trung Quốc mới nhất của cơ sở nghiên cứ thị trường Newzoo, mobile eSports ở Trung Quốc đang sải cánh dài hết sức tự tin. Trong top 100 game doanh thu cao nhất trên mọi cửa hàng Android ở nước này, có tới 24 tựa game được công nhận là eSports với những giải đấu được tổ chức hoàn chỉnh;còn trên iOS, con số này là 19.

HIện nay, Trung Quốc là đất nước eSports lớn nhất trên thế giới với lượng khán giả đạt 82 triệu người trong năm 2015, và có tới 48 triệu người trong số đó được coi là fan ruột. Tuy nhiên, thu nhập nội địa mang lại từ quảng cáo, tài trợ, làm thương hiệu và bán vé là vẫn còn thấp. Thị trường eSports ở đây dự kiến sẽ chạm mức 70 triệu USD trong năm 2016 dựa theo một báo cáo khác của Newzoo.

Trong khi phần lớn các nhà phát hành Trung Quốc chủ yếu coi khoản đầu tư của họ vào giải đấu là tiền marketing, họ cũng đã nhận ra rằng số lượng người xem khổng lồ có tầm quan trọng bằng với số lượng gamer trong tương lai. Ngược lại với hương Tây, nơi mobile vẫn chỉ có tác dụng chính là một màn hình xem eSports tiện lợi, các quốc gia mobile hàng đầu ở Châu Á có thể như đang thích ứng game mobie thành những sản phẩm eSports hoàn thiện nhanh hơn cả dự đoán.

Tencent toàn tâm cho eSports


Tỷ lệ mobile eSports ở Trung Quốc cho thấy Tencent là người thống trị trên cả hai nền tảng iOS lẫn Android

Tỷ lệ mobile eSports ở Trung Quốc cho thấy Tencent là người thống trị trên cả hai nền tảng iOS lẫn Android

Tencent, công ty có thu nhập game lớn nhất thế giới, đang sỏ hữu phần đa những cái tên mobile eSports ở Trung Quốc. Phân nửa trong số 24 game eSports trên Android là được phát hành bởi chính gã khổng lò này, bao gồm cả tựa game đang nắm giữ vị trí số 1: Vương Giả Vinh Diệu. Mọi chuyện còn ấn tượng hơn ở trên nền tảng iOS khi có tới 63% game eSports là từ Tencent, tuy nhiên vị trí số 1 lại đang thuộc về một sản phẩm của NetEase. Có vẻ như Tencent đang cho thấy tham vọng rõ ràng muốn thống trị eSports trên cả quy mô nội địa lẫn quốc tế. Và cho dù lời đồn Tencent mua lại nền tảng stream eSports lớn nhất Trung Quốc là Douyu chưa hề diễn ra, nhưng có lẽ đây chỉ là vấn đề thời gian.

Ở Trung quốc, eSports mobile là một bộ môn thể thao chính thức

Chính phủ Trung Quốc đã nhanh nhẹn đến bất ngờ công nhận mobile eSports là một môn thể thao. Tổng thể eSports đã được chấp nhận là môn thể thao tại Trung Quốc kể từ năm 2003 và được đại diện bằng một chính thể kể từ năm 2009. Trong tháng 12 năm 2015, Bộ Thể thao Trung Quốc đã công bố sự kiện Chinese Mobile Esport Game Event (CMEG) đầu tiên sẽ được tổ chức trong giai đoạn tháng 3 – tháng 7 năm 2016. Giải đấu này sẽ được tổ chức quy mô toàn quốc và bao gồm 10 thể loại game khác nhau, nó sẽ bắt đầu với những trận thi đấu online và đến vòng chung kết diễn ra ở một sân thi đấu hoàn chỉnh.

Thể loại đấu bài và MOBA dẫn đầu thị trường


Top game mobile eSports ở Trung Quốc trên nền tảng iOS và Android, theo dữ liệu của TalkingData kết hợp Newzoo

Top game mobile eSports ở Trung Quốc trên nền tảng iOS và Android, theo dữ liệu của TalkingData kết hợp Newzoo

Các tựa game đấu bài như Hearthstone của Blizzard và Happy Lord của Tencent đang nắm giữ vị trí cao trên bảng xếp hạng và có tỷ lệ giữ người chơi cao. MOBA trên mobile cũng đã trở nên cực kỳ phổ biến trong năm 2015, chiếm 34,4% tổng thu nhập các game mobile eSports trên nền tảng iOS và Android. Nhiều công ty Trung Quốc đang cải biên hàng loạt sản phẩm MOBA PC truyền thống của họ sang nền tảng mobile, hoặc tạo ra sản phẩm mới với yếu tố tương tự. Vương Giả Vinh Diệu của Tencent, sản phẩm được coi là phiên bản mobile của League of Legends, đã nhanh chóng đứng top bảng xếp hạng Android kể từ khi ra mắt trong quý 3 năm 2015. Tính chiến thuật trong thể loại đấu bài và MOBA cũng khiến giải đấu của chúng trở nên hấp dẫn và đáng xem hơn.

 

Ngành game Mỹ tăng trưởng lên mức 526,000 tỷ VNĐ trong năm 2015