Game Hàn Quốc thất thế - Game Trung Quốc thắng lợi

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 19/11/2013 0:00 AM

Trong khoảng thời gian từ 14 – 17 tháng 11 vừa qua, hội chợ game được mong đợi nhất Hàn Quốc là G-Star 2013 đã được diễn ra.

Trong khoảng thời gian từ 14 – 17 tháng 11 vừa qua, hội chợ game được mong đợi nhất Hàn Quốc là G-Star 2013 đã được diễn ra. Như những năm trước, sự kiện lần này vẫn thu hút 1 lượng lớn các game thủ, doanh nghiệp và truyền thông từ mọi nơi trên thế giới tới tham dự, trong số đó có rất nhiều người háo hức được góp mặt tại đây.

 Game Hàn Quốc thất thế - Game Trung Quốc thắng lợi 1

Tuy nhiên có 1 điều đáng bất ngờ nhất tại G-Star năm nay đó là các thương hiệu của Hàn Quốc không hề có 1 sản phẩm game client mới nào tỏa sáng, trong khi các sản phẩm tới từ Trung Quốc lại gây được sự chú ý.
 
Doanh nghiệp Hàn Quốc bị chính phủ kìm kẹp
 
Tại G-Star 2013, các sản phẩm như Black Desert, Peria Chronicles, Kingdom Under Fire II… đều có những biểu hiện xuất sắc và rất hứa hẹn. Mặc dù số lượng game bom tấn không ít, nhưng điều làm cho giới truyền thông ngỡ ngàng là tất cả các sản phẩm này đều đã được giới thiệu và tạo điểm sáng ở những lần triển lãm, còn ở lần này thì thực sự không hề có 1 game client Hàn Quốc mới nào mang tính đột phá cả.

Game Hàn Quốc thất thế - Game Trung Quốc thắng lợi 2

Điểm lại những năm trước, G-Star 2010Blade & Soul, 2011 có Lineage EternalGuild Wars 2, 2012 có Mabinogi 2, mỗi năm G-Star đều có 1 – 2 sản phẩm khiến cho cả giới truyền thông lẫn game thủ phải kinh ngạc và trầm trồ. Do triển lãm lần này không có game mới nào đã khiến cho chất lượng của sự kiện bị giảm đi đáng kẻ.

 Game Hàn Quốc thất thế - Game Trung Quốc thắng lợi 3

Lí do xảy ra tình trạng này có 2 nguyên nhân. Thứ 1 là do thời gian gần đây chính phủ Hàn Quốc đang thắt chặt kiểm soát ngành công nghiệp game của nước này và xếp hạng game vào thành phần chất gây nghiện. Để phản đối những động thái trên, các doanh nghiệp game tiêu biểu cho Hàn Quốc là NCsoft, CJ E&M… không những đã từ chối tham dự G-Star 2013 mà còn quyết liệt phản đối quyết định này. Thứ 2 là do phát triển game client Hàn Quốc đang có dấu hiệu dừng lại và chuyển hướng sang lĩnh vực game mobile vốn đang tăng trưởng thần tốc.
 
G-Star thành “siêu thị bán game mobile”
 
Cùng với cơn thủy triều đang lên của game mobile toàn cầu, 1 nước có ngành công nghiệp game hàng đầu thế giới như Hàn Quốc cũng chịu sức ảnh hưởng của nó. Trong bối cảnh đó, mọi doanh nghiệp game xứ kim chi từ nhỏ tới lớn đều có động thái thăm dò và tấn công sang lĩnh vực này.

 Game Hàn Quốc thất thế - Game Trung Quốc thắng lợi 4

Khu vực B2B (Business To Business) ở G-Star năm nay có quy mô lớn hơn năm trước đáng kể và thu hút 1 lượng lớn các thương hiệu game trên thế giới tới lập gian hàng. Tuy nhiên có tới 60 – 70% số sản phẩm được mang tới đây đều là game mobile và các gian hàng chủ yếu lập ra để tìm khách bán hàng, điều này khiến cho hội chợ trở thành 1 khu siêu thị buôn bán game mobile khổng lồ.
 
Các thương hiệu lớn như Nexon vốn có chuyên môn về phát triển game client truyền thống, nhưng đồng thời họ cũng đã thành lập bộ phận nghiên cứu game mobile. Tuy nhiên các sản phẩm này mới chỉ ở tầm trung, không gây được nhiều sự chú ý và chưa chắc đã có thể mang lại thành công vang dội như game MMO trước đây.

 Game Hàn Quốc thất thế - Game Trung Quốc thắng lợi 5

Trong khi đó, các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ của Hàn Quốc đều không do dự lao đầu vào cuộc chiến game mobile, và 1 vài người đã kiếm được những thắng lợi từ miền đất mới này. Trước mắt, có tới gần ¾ các công ty game Hàn Quốc bắt đầu làm trò chơi di động, thậm chí có những công ty đã cho điều chỉnh toàn bộ nhân lực từ lĩnh vực game client sang game mobile.
 
Đối với những doanh nghiệp có cùng mối quan tâm tới game mobile từ Trung Quốc , đa phần trong số đó đã tìm được đối tác và mục tiêu của mình tại G-Star 2013. Các doanh nghiệp này đã đàm phán hợp tác làm đại lý, hoặc đầu tư sản phẩm, thậm chí là xem xét việc mua lại hay sát nhập với mục đích hy vọng có thể đạt được vị trí dẫn đầu trong cơn thủy triều lên của game mobile.
 
Doanh nghiệp game Trung Quốc tạo điểm nhấn tại G-Star 2013
 
Trong khi game Hàn Quốc không có sản phẩm mới, thì ngược lại đại diện cho Trung Quốc là NetEase lại tạo được sự quan tâm của giới truyền thông và nhận được sự đánh giá tốt với các sản phẩm mới như Thiên Dụ hay Long Kiếm. Do không có sự góp mặt của game bản địa, rất nhiều nhà truyền thông Hàn Quốc đều tập trung tại gian hàng của NetEase để đưa tin tức.

 Game Hàn Quốc thất thế - Game Trung Quốc thắng lợi 6

Ngoài NetEase, các công ty lớn khác của Trung Quốc như ChangYou, Tencent… đều tạo được ấn tượng tốt tại triển lãm G-Star năm nay, điều này có thể coi là 1 chiến thắng lợi nho nhỏ và mang lại hương vị mới cho sự kiện lần này.