- Theo Trí Thức Trẻ | 19/07/2014 0:00 AM
Mặc dù sự kiện E3 2014 đã chính thức khép lại hơn một tháng qua, nhưng chắc chắn nó vẫn để lại nhiều âm hưởng tích cực tới nhiều bộ phận gamer trên thế giới bằng những thông tin đầy sức thú vị xoay quanh các tựa game bom tấn, về những bất ngờ được hé lộ từ Sony, Microsoft hay Nintendo.
E3 luôn là nơi tỏa sáng của các game console
Như chúng ta đã biết bấy lâu này, E3 vốn là sân chơi chủ đạo của game console và PC, còn game online vẫn thường khá kín tiếng và không tạo được sức hút ở sự kiện này. Do đó, gamer ở các quốc gia có sở trường và thế mạnh về game online như Trung Quốc thì thường không thực quan tâm tới E3 là mấy. Nhưng điều đó cũng đang dần thay đổi trong xu hướng phát triển ngày nay.
Phải chăng E3 có phần “quá tầm” đối với các doanh nghiệp Trung Quốc?
So với ChinaJoy có phần thân thiện và dành cho mọi tầng lớp người dân ở Trung Quốc, triển lãm game E3 của Mỹ mang đậm tính chất chuyên môn, chỉ thích hợp cho những người trong nghề, giá vé vào cửa cũng lên tới cả trăm USD, thêm vào đó là tiền thuê gian hàng cũng đắt hơn nhiều lần so với ChinaJoy (địa điểm thuê đắt hơn khoảng 5 lần và cũng không rộng rãi như gian hàng ở ChinaJoy), do đó các doanh nghiệp tham gia có phần phải gồng mình chống đỡ.
Gian hàng của Snail Games tại E3 2014
Thêm vào đó, tâm điểm của E3 trong bao năm qua luôn hướng về bộ phận gamer Âu – Mỹ có sở thích tiêu phí với game console/PC, do đó, người tham gia sẽ chỉ chú ý tới những ông lớn như Sony, Microsoft hay Nintendo mà thôi. Đối với, những công ty game Trung Quốc vốn tìm kiếm đối tác cho game online và game mobile thì E3 thực sự không phải miền đất dành cho họ.
Tuy nhiên, điều đó cũng không thể ngăn bước các công ty Trung Quốc tiến quân vào thị trường game Âu – Mỹ với đầy thử thách trong gai, họ không những có thể tranh đoạt thị trường game Âu – Mỹ, mà còn đang cố gắng tạo tầm ảnh hưởng quốc tế cho những thương hiệu của mình.
Tại E3 2014 vừa qua, có rất nhiều công ty game lớn của Trung Quốc như NetEase, Perfect World Bắc Mỹ, Snail Games… đã tới tham gia. Họ cho thành lập gian hàng tại B2B, B2C và cả khu vực truyền thông, mang tới nhiều game client và game mobile có chất lượng để giới thiệu tới bạn bè quốc tế.
Game mobile là quân bài để công ty Trung Quốc chen chân vào thị trường quốc tế
Rất nhiều nhà chuyên môn cho rằng, sự trỗi dậy của game mobile đang giúp đỡ các doanh nghiệp Trung Quốc tìm được cơ hội tốt nhất để hướng ra thị trường quốc tế. Mặt khác, khác xa so với thời của game client, các sản phẩm game mobile không đòi hòi quá phức tạp về mặt cốt truyện, phong cách mỹ thuật, qua đó làm phai nhạt đi vấn đề rào cản văn hóa.
E3 2014
Hơn nữa, nếu như ngành game client hay console của Trung Quốc có phần lạc hậu và đi sau nhiều năm, thì ngành game mobile lại được phát triển cùng nhịp với thế giới. Hiện nay, các phương diện về nghiên cứu/phát triển, vận hành, marketing… đều không thua kém những đối tác quốc tế, qua đó thúc đẩy khả năng xuất khẩu của ngành game Trung Quốc ra nước ngoài, phần nào san bằng khoảng cách giữa ngành game Trung Quốc và thế giới.
Gian hàng của NetEase tại E3 năm nay có giới thiệu rất nhiều game mobile, ông Vương Di, phó chủ tịch NetEase, cho rằng ranh giới giữa thị trường game nội – ngoại sẽ ngày càng mờ nhạt trong tương lai. “Trong giai đoạn nửa cuối năm ngoái, NetEase đã chính thức bắt đầu chiến lược quốc tế, đầu tiên là tham dự G-Star và cho thành lập công ty con tại Hàn Quốc, chúng tôi tin rằng ngành game Trung Quốc đang ngày càng có vai trò quan trọng trên diễn đàn thế giới”.
E3 2014
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là game mobile Trung Quốc vẫn còn thiếu kinh nghiệm phân phối và bản địa hóa ở thị trường Âu – Mỹ, đại bộ phận các doanh nghiệp phát vẫn đang trong giai đoạn thăm dò và tích lũy. So với điều này, thời gian gần đây Âu – Mỹ đang ngày càng có nhiều công ty game indie, họ cũng giống với game mobile, đều là những nhóm phát triển nhỏ, tập trung sản xuất game có dung lượng nhẹ và tinh tế, có sức hút hơn nhiều so với mô hình game mobile Trung Quốc.
Xu hướng game online trên console sẽ mang lại cơ hội mới cho ngành game Trung Quốc
Thời gian gần đây, các game console đang ngày càng có xu hướng internet hóa, điều này khiến cho các công ty game Trung Quốc vốn có kinh nghiệm tích lũy và năng lực nghiên cứu game online PC sẽ tìm được đất dụng võ đối với nền tảng console.
Chi nhánh Perfect World tại Bắc Mỹ tuy không đưa ra thông tin gì liên quan tới phiên bản console của tựa game ăn khách Neverwinter Online, nhưng họ cũng tiết lộ với giới truyền thông rằng, sản phẩm này có thể sẽ đến với những hệ thống console tại Trung Quốc vào giai đoạn cuối năm nay. Bên cạnh đó, Perfect World tại Trung Quốc cũng đang úp mở về một phiên bản console của Tiếu Ngạo Giang Hồ.
E3 2014
Snail Games là một trong số ít những công ty Trung Quốc có tham dự E3 trong nhiều năm liên tiếp, và đây là lần thứ ba họ cất công sang tận Los Angeles để giới thiệu sản phẩm của mình. Năm nay, Snail Games có lập một gian hàng dựa theo game client Hắc Kim nhằm thúc đẩy sản phẩm này tới thị trường Âu – Mỹ, đây cũng là game client duy nhất tới từ Trung Quốc trên đất E3.
Đại diện từ Snail Games có cho biết rằng, trước mắt công ty đang có kế hoạch thiết lập nền tảng phân phối ở nước ngoài, tích cực tìm kiếm cơ hội phát hành sản phẩm ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Đối với xu hướng internet hóa game console, họ cũng có dự định đưa sản phẩm Cửu Âm Chân Kinh lên console khi các hệ thống next-gen được chính thức bày bán tại Trung Quốc trong nửa cuối năm nay.
E3 2014
Tuy nhiên, câu chuyện nào thì cũng sẽ tồn tại những vấn đề đáng để quan tâm của riêng nó: game online console có chăng sẽ lại giống với game client, webgame hay mobile, cuối cùng bị “made in china” một cách tràn làn, để rồi cả ngành phải đối diện với hiện tượng đồng nhất hóa? Nếu các hệ thống Xbox One và PS4 được bán tại Trung Quốc đều bị khóa region, thì đây sẽ là một vấn đề rất nghiêm trọng.