Doanh thu game mobile Việt Nam sẽ đạt hơn 1,770 tỷ VNĐ vào năm 2016

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 06/12/2015 0:00 AM

Dựa theo báo cáo mới được thực hiện bởi Yeahmobi về thị trường game mobile Việt Nam cho ta thấy được nhiều thông tin hữu ích.

Với dân số đông đảo và tỷ lệ phổ cập Internet mobile ngày một tăng cao, Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ phát triển thị trường mobile hàng đầu trong khu vực, và có tiềm năng để trở thành một trong những thị trường hàng đầu thế giới mà ai cũng muốn nhắm tới. Dựa theo báo cáo mới được thực hiện bởi Yeahmobi về thị trường mobile Việt Nam cho ta thấy được nhiều thông tin hữu ích như sau:

Thông số thị trường

Mặc dù Flappy Bird là một thành công bất ngờ; nhưng nhìn chung thị trường game mobile mới nổi của Việt Nam vẫn đi theo một chuỗi sinh thái học nhất định.

Kể từ đầu năm 2013, doanh thu thị trường mobile Việt Nam đã đứng đầu khu vực Đông Nam Á, xếp hạng 6 Châu Á và thứ 25 trên toàn thế giới. Thành tích đó cho thấy rằng thị trường mobile Việt Nam có đầy tiềm năng.


Ảnh 1

Ảnh 1

Nhìn từ biểu đồ nghiên cứu trên cho thấy doanh thu game smartphone của Việt Nam đang có tỷ lệ tăng trưởng rất nhanh.

Thu nhập thị trường trong năm 2014 đạt 35 triệu USD (786 tỷ VNĐ), với tỷ lệ tăng trưởng năm là 37,25%. Và tỷ lệ này sẽ tiếp tục được đẩy cao trong vòng hai năm tới, trong năm 2016, doanh thu sẽ chạm mức 78,75 triệu USD (1,770 tỷ VNĐ), với tăng trưởng năm là hơn 50%.

Trong số các nguồn doanh thu, có 90% được đến từ những game miễn phí và mua in-app. Khoảng 10% còn lại được đến từ các dạng dịch vụ kinh doanh khác như quảng cáo, trả phí tải về…

Trong số những nước ở Đông Nam Á, văn hóa và truyền thống giữa Việt Nam và trung Quốc là giống nhau nhất, do vậy mà người sử dụng cũng có thói quen giống nhau.


Ảnh 2

Ảnh 2

Về cơ bản, người dân Việt nam rất thích đá bóng, nên các tựa game đá bóng là phổ biến nhất trong hạng mục game thể thao. Bên cạnh đó, Việt Nam là một đất nước mang tính bảo thủ, không có tỷ lệ nói tiếng Anh cao, nên người chơi thường không quan tâm sâu sắc tới văn hóa Châu Âu và Mỹ. Đương nhiên, kết quả là game Châu Âu và Mỹ không phổ biến mấy trong cộng động gamer Việt Nam.


Ảnh 3

Ảnh 3

Trên khía cạnh thói quen lựa chọn, người chơi Việt Nam chú trọng tới nhất 3 yếu tố gồm cốt truyện, đồ họa và dễ chơi, còn hệ thống gameplay hay chỉ là lựa chọn thứ 4 mà thôi.


Ảnh 4

Ảnh 4

Biểu đồ trên cho thấy rằng lúc 4 giờ sáng và 10 giờ tối là những khung giờ chơi đỉnh nhất trong ngày. Còn 12 giờ trưa và 8 giờ tối lại là khung giờ vàng với tỷ lệ tải về.

Phương thức thanh toán

Ngoài các loại thẻ thanh toán quốc tế, thị trường Việt Nam có sử dụng nhiều hình thức thanh toán khác như tin nhắn SMS, thẻ cào, e-wallet, Internet Banking và thẻ nhiều tài khoản. Trong đó, hình thức thanh toán tin nhắn SMS là phổ biến nhất, bởi sự tiện lợi và hữu dụng của chúng. Thông thường, người sử dụng sẽ trả những khoản nhỏ bằng SMS và những khoản lớn bằng thẻ cào.

Mạng xã hội và bản địa hóa

Hiện nay, Facebook vẫn là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất ở Việt Nam. Do đó, các nhà phát hành game sẽ dễ thành công hơn nếu tích hợp chương trình ứng dụng Facebook vào sản phẩm của mình. Đối với vấn đề bản địa hóa, người sử dụng Việt Nam luôn thích được trải nghiệm bằng ngôn ngữ của chính mình, nên cho dù có phức tạp và khó khăn thì các ứng dụng game nước ngoài cũng phải thực hiện bản địa hóa thật tốt.

 

League of Legends đang tái định nghĩa eSports ở Hàn Quốc