Căm ghét game miễn phí là một suy nghĩ "thiển cận"

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 17/03/2015 0:00 AM

Mong muốn thiệt hại cho game miễn phí là mong thiệt hại cho hàng ngàn công việc trong ngành game, vậy nên dừng mong thiệt hại cho game miễn phí.

Game miễn phí (free-to-play hay F2P) đang gặp một vấn đề hình ảnh nghiêm trọng. Có thể nói đây là thể loại phát triển quan trọng và có tính ảnh hưởng hàng đầu của ngành game qua hàng thập kỷ, một phát kiến thành công bậc nhất đưa game thâm nhập vào một công đồng người chơi rộng lớn hơn bao giờ hết. Liên tục được bổ sung hợp lý, tuân thủ những nguyên tắc của nó, tôn trọng người chơi và chú trọng tính sáng tạo, game miễn phí công bằng, dân chủ hơn những mô hình game phải thanh toán trước.

Theo lý thuyết, người chơi sẽ trả tiền theo mức độ hứng thú của họ, chắc chắn họ sẽ muốn thực hiện một vài thanh toán nhỏ để tiếp tục hoặc đầu tư hơn vào mối quan hệ với game mà mình thực sự yêu thích, hơn là bỏ ra một khoản tiền lớn ngay từ đầu cho một game họ chỉ được thấy qua vài tấm ảnh chụp màn hình và video gameplay.

Mặc dù game miễn phí có đầy đủ tiềm năng phát triển như vậy, song hiện nay, rõ ràng là mô hình kinh doanh này lại không mang một hình ảnh đẹp tương tự. Mô tả phía trên là sự phân tích dựa trên tiềm năng tốt nhất có thể của game miễn phí, song nó gần như khác hoàn toàn với những điều chúng ta đang nhận thấy.

Vậy, chúng ta có thể mô tả như thế nào về game miễn phí dựa trên những gì đang thấy? Tham lam, “hút máu”, không công bằng, gian lận… Quan điểm tiêu cực về game miễn phí xuất phát từ một series những chiêu trò tâm lý rẻ tiền, được thiết kế để ép mọi người đốt tiền liên tục mà không nhận rằng họ đã lãng phí bao nhiêu vào một trải nghiệm game hời hợt, vô giá trị.

Mặc dù loại hình miễn phí đã tạo nên thành công với những game MMOMOBA, song nó không thể phù hợp với mọi thể loại game hay mọi đối tượng người chơi. Một vài nhà phát hành còn mắc phải sai lầm ngớ ngẩn khi cố gắng thêm hình thức giao dịch in-game vào các tựa game premium trên consolePC, bởi nỗi lo sợ về sự thống trị tuyệt đối của game miễn phí trên thị trường, đã khiến nhiều gamer truyền thống có thái độ tiêu cực và đề phòng với mô hình kinh doanh mới này. Vậy cũng chẳng sao, game miễn phí không phải dành cho bộ phận gamer đó (nhưng trên thực tế là họ vẫn sẵn sàng truy cập vào game miễn phí trên thiết bị mobile trong khi chờ đợi loading hay matchmaking).

Tuy nhiên, một điều đang trở nên ngày càng rõ ràng, là game miễn phí đang gặp vấn đề hình ảnh với chính đối tượng khách hàng mục tiêu chính của nó. Những định kiến tiêu cực về game miễn phí đang càng ngày càng phổ biến. Mới đây, Apple đã có chiến lược chuyển hướng khách hàng của App Store đến các game trả phí, không có thanh toán in-app, điều đó phần nào cho thấy những phản hồi không mấy tốt đẹp của khách hàng về những game miễn phí.

Thậm chí ngay cả những nhà phát triển game miễn phí thành công nhất có vẻ như cũng muốn tự tránh xa mô hình kinh doanh của này. Ví như Crossy Road, một game miễn phí vui nhộn, thú vị, gần như có tất cả mọi đặc điểm tích cực của một game miễn phí, giờ đây cũng đang thực hiện những thay đổi về từ ngữ để tránh bị gán mác “game miễn phí”, bởi chính nhà phát triển của nó cũng nhìn nhận “miễn phí” như một cụm từ tiêu cực là điều thực sự đáng lo ngại.

Vấn đề là những nhận định tiêu cực này đều có một cơ sở xác đáng; có quá nhiều thứ vớ vẩn ngoài kia, ta có thấy App Store đầy rẫy những game miễn phíhút máu” và thiếu công bằng, điều tệ nhất là những game tệ hại này thường rất ngu ngốc, bần tiện và tham lam, muốn rút cạn tiền từ những vị khách hàng dễ dãi (thường là trẻ con) hơn là thực hiện nhiệm vụ tuy khó khăn nhưng đầy vinh quang – thực sự giải trí và làm mê hoặc người chơi tới khi họ hoàn toàn thỏa mãn, tự nguyện chi một số tiền nhỏ để được thấy nhiều lơn, làm được nhiều hơn hoặc chỉ để gắn kết hơn với game.

Tuy nhiên, rất may là những điều tiêu cực này không xuất hiện ở tất cả mọi nơi. Chúng ta cũng có không ít những game miễn phí hay; những game đầy sáng tạo và thú vị (mặc dù thường chỉ trong vài thể loại; game miễn phí nhanh chóng phân ra thành những thể loại tiến hóa chậm, mặc dù chẳng có bất kỳ ai chơi game PC và console lâu năm lại chỉ trích sự phát triển này một cách hợp lý), những game cho bạn hàng tuần, hàng tháng tận hưởng mà không bao giờ móc 1 xu từ túi của bạn trừ khi bạn thực sự đủ gắn bó, tâm huyết để muốn chi tiền cho nhiều thứ hơn.

Trên thực tế phần lớn những game “hit” miễn phí đều thuộc hạng mục này; thật bất công khi mà những game như Clash of Clans hay Hay Day của Supercell, hiện tượng tỷ-đô Puzzle & Dragons của GungHo, và tất nhiên cả Candy Crush Saga của King được coi như ví dụ của game miễn phí “hút máu”, trong khi chưa bao giờ ép lấy 1 xu từ 70% số người chơi đã hoàn thành trò chơi. Hình ảnh tiêu cực của những game xấu đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới cả những game tuyệt vời, nếu như thương hiệu “game miễn phí” bị tổn hại tới mức không thể sửa chữa, hậu quả sẽ không thể đoán trước được.

Nhưng có vẻ như, mối đe dọa lớn nhất đối với game miễn phí, lại chính là Apple. Công ty phát hành game miễn phí nhiều nhất trên thị trường, song với xu thế tiêu cực như hiện nay, Apple hoàn toàn có khả năng vứt bỏ quân bài này. Quyết định quảng bá những tựa game trả phí trên App Store có thể chỉ đơn thuần là ý kiến của một giám đốc, song cũng có thể đó là dấu hiệu cho thấy Apple đã để tâm tới sự giận dữ của khách hàng đối với những app miễn phí trên iOS. Ban đầu, Apple cho phép phát hành những app miễn phí để thêm điểm tăng doanh số cho iPhone và iPad.

Hiện tại vẫn là như vậy, song nếu sự tiêu cực từ game miễn phí vượt quá những lợi ích đạt được, đừng nghi ngờ khả năng Apple sẽ thay đổi quy trình này một cách chóng mặt. Bạn nghĩ rằng việc họ sở hữu 30% lợi nhuận của Puzzle & Dragons và Candy Crush Sage sẽ làm Apple đắn đo ư? Hãy nghĩ lại đi; lợi nhuận từ App Store chỉ là một giọt nước trong đại dương với Apple, và nếu game miễn phí làm ảnh hưởng tới hình ảnh của các thiết bị Apple trong mắt công chúng, họ sẽ cấm chúng ngay lập tức mà không cần nghĩ tới khoản lợi nhuận đó.

Đối với những người có cái nhìn hoàn toàn tiêu cực về game miễn phí, có thể nghĩ rằng đây là một điều đáng để ăn mừng, tuy nhiên, đây thực sự là một cái nhìn thiển cận. Trên thực tế, game miễn phí đã là một vị cứu tinh cho một lượng khổng lồ các studio và nhà phát triển game, mở ra một con đường vào ngành công nghiệp này cho rất nhiều tài năng sáng tạo, gây dựng một cộng đồng không tưởng cho game và tạo lực phóng cho không chỉ các tựa game mobilecasual, mà còn cả những game “core”, đặc biệt là ở những vùng lãnh thổ như Đông Á. Mong muốn thiệt hại cho game miễn phí là mong thiệt hại cho hàng ngàn công việc trong ngành game, vậy nên dừng mong thiệt hại cho game miễn phí. Hãy mong rằng nó sẽ tốt lên, như vậy, ai cũng sẽ có lợi.

 

>>Thế giới vượt mốc 1 tỷ thiết bị chơi game mobile