Các xu hướng chúng ta sẽ thấy ở game next - gen (Phần 2)

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 15/02/2014 0:00 AM

Tiếp nối phần trước, chúng ta sẽ đến với những xu hướng có thể sẽ lên ngôi trong tương lai với thế hệ game next-gen.

Tiếp nối phần trước, chúng ta sẽ đến với những xu hướng có thể sẽ lên ngôi trong tương lai với thế hệ game next-gen.

Game phát triển độc lập
 
Trong thời gian gần đây, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của các sản phẩm indie dưới vai trò là điểm đến mang lại nguồn sức sống mới cho cho tính sáng tạo và nghệ thuật trong ngành game. Các nhà phát triển indie đã trở nên tương đương với những vị đạo diễn điện ảnh, và luôn được trông đợi sẽ mang tới những trải nghiệm thật mới lạ cho người chơi.

 Các xu hướng chúng ta sẽ thấy ở game next - gen (Phần 2) 1

Khi việc phát triển những tựa game bom tấn mang nhãn AAA chuyển từ tính hấp dẫn và độc đáo sang tính thường niên và an toàn, phát triển game indie đã nắm lấy cơ hội và tỏa sáng. Còn điều gì bất ngờ và vui hơn nữa khi những công ty game indie đã nhận được sự chú ý và trân trọng mà họ luôn xứng đáng bấy lâu nay.
 
Như đã nhắc tới ở đầu, các tựa game indie đã đẩy tính sáng tạo và dẫn chuyện chín chắn lên hàng đầu. Những nhà phát triển độc lập đã thành công trong việc tìm ra phương pháp sản xuất các cơ chế gameplay sáng tạo, thậm chí hơn cả những người đang làm việc ở các công ty danh tiếng. Limbo là 1 ví dụ điển hình, game thủ chỉ chơi trong 1 thế giới được xây dựng với tông màu đen trắng rất tinh tế và căng thẳng nhưng rất có tính thẩm mỹ và lôi cuốn. The Stanely Parable lại là 1 ví dụ thú vị hoàn toàn khác, khi mục đích của trò chơi là sự chế nhạo những xu hướng của ngành game hiện nay bằng cách bắt ép người chơi phải chịu đựng 1 cơ chế giống nhau đến hài hước.

 Các xu hướng chúng ta sẽ thấy ở game next - gen (Phần 2) 2

Sony là 1 trong những tên tuổi lớn đi tiên phong trong việc ủng hộ mạnh mẽ các sản phẩm indie. Octodad trông buồn cười đến thắt ruột, The Witness lại mang dáng vẻ đầy tham vọng, và Transistor thì như 1 bức tranh nghệ thuật từ công ty Supergiant Games. Microsoft cũng sáng suốt khi rút lại những chính sách phát hành của họ với chương trình ID@Xbox, cho phép các game indie có thêm cơ hội để được công nhận và phát hành qua hệ thống cửa hàn trực tuyến của công ty. Thị trường game indie sẽ chỉ có lớn mạnh hơn và nhờ có nó mà lĩnh vực kỹ thuật số nở rộ.
 
Khoa học viễn tưởng
 
Nạn zombie đang làn tràn ở khắp mọi nơi, trong phim ảnh, sách truyện, hoạt hình và quan trọng hơn hết là game. Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng thể loại khoa học viễn tưởng (sci-fi) sẽ lên ngôi và thành 1 tiêu chí mới. Giai đoạn tiên phong của nó sẽ là những sản phẩm đầy hứa hẹn như Destiny, Titanfall, Mass Effect phần mới và The Division. Gần đây nữa là nhưng tin đồn xung quanh việc 1 trong những dự án mới của Santa Monica cũng sẽ mang bối cảnh sci-fi, đặc biệt là với lý do họ thuê nhà viết kịch bản chính của Battlestar Galactica.

 Các xu hướng chúng ta sẽ thấy ở game next - gen (Phần 2) 3

Cũng giống với thể loại sandbox, sci-fi cùng là 1 dòng game rất hợp lý để phát triển trên các hệ thống next-gen. Phần cứng mãnh mẽ sẽ cho phép những dự án tham vọng được phát triển, và thể loại khoa học viễn tưởng luôn cực kỳ rộng lớn đến độ không tưởng. Bioware đã lên tiếng cho biết tựa game Mass Effect tiếp theo sẽ còn vượt trội và hay hơn nữa. Bạn có tưởng tượng được việc du hành tự do khám phá những ngân hà và hành tinh trong game? Với mỗi hành tinh lại có 1 câu chuyện, 1 bối cảnh, 1 môi trường độc đáo của riêng nó để gây ấn tượng cho người chơi.

 Các xu hướng chúng ta sẽ thấy ở game next - gen (Phần 2) 4

Nhà phát triển Hello Games của Anh Quốc cũng đang có kế hoạch với 1 ý tưởng như vậy với No Man’s Sky, 1 sản phẩm MMO có đề tài sci-fi đầy tiềm năng. Họ hứa hẹn rằng thế giới game sẽ lập tức thay đổi và thích ứng với từng hành động của người chơi, và chúng ta sẽ có thể lái phi thuyền không gian và đi bất cứ nơi đâu. Điều đáng buồn là công ty của họ vừa phải hứng chịu vài đợt lũ lụt do 1 trận bão lớn, hi vọng họ sẽ sớm hồi phục và thực hiện được lời hứa của mình.
 
Chỉ chơi multiplayer
 
Sẽ chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi chúng ta thấy ngày càng có nhiều trò chơi trở thành trải nghiệm multiplayer-only. Những tựa game bắn súng phổ biến hàng đầu hiện nay như Call of Duty, KillzoneBattlefield đã liên tục gặp thất bại trong việc mang lại các phần chơi chiến dịch hấp dẫn và cuốn hút. Hầu hết khách hàng mua những sản phẩm này đều vì phần chơi online của chúng. Thậm chí có 1 bộ phận người chơi Call of Duty còn không bao giờ động vào phần single-player mà lập tức tiến thẳng vào 1 trận death match. Các nhà phát hành như Activision và DICE cần sớm nhận ra việc thay vì phung phí nhân lực, thời gian và tiền bạc vào phát triển nội dụng single-player thì họ nên dồn toàn bộ đầu tư vào nội dung và cấu trúc cho phần online.

 Các xu hướng chúng ta sẽ thấy ở game next - gen (Phần 2) 5

Các nhà phát triển trong ngành cần có 1 cái nhìn nghiêm túc vào Battlefield 4. Tựa game này đã nhận chỉ trích nặng nề về phần single-player vô nghĩa, nhưng lại được ca ngợi về sự tinh tế có kèm tính rủi ro cần thiết mà nó chấp nhận với phần multiplayer của mình. Buồn thay, chế độ online của Battlefield 4 lại không thể chơi được bởi nó tồn tại quá nhiều vấn đề, và đã hơn 3 tháng nhưng các lỗi vẫn tiếp tục ở đó. Trọng tâm của DICE nhắm tới lẽ ra chỉ nên có mỗi trải nghiệm online mà thôi.

 Các xu hướng chúng ta sẽ thấy ở game next - gen (Phần 2) 6

Tuy nhiên, nhà phát triển Respawn tỏ ra rất hiểu thị trường game FPS và đang tạo ra Titanfall với chỉ phần chơi multiplayer. Họ có vẻ như nắm chắc sự thật rằng để Titanfall trở thành 1 tựa game thành công, họ chỉ cần cung cấp 1 trải nghiệm online tuyệt hảo cho mọi người chơi. Các nhà phát triển và phát hành sẽ hiểu rằng nhồi nhét quá nhiều nội dung vào 1 trò chơi không làm nó trở nên hay hơn. Chất lượng sẽ luôn đứng trên số lượng, và tôi tin đó sẽ là những gì chúng ta nhận được trong tương lai.