Các nhà phát triển Hàn Quốc cần sự thay đổi trong năm 2014

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 07/02/2014 0:00 AM

Với sự thành công của Blade and Soul tại thị trường Trung Quốc đã chứng minh, các công ty Hàn Quốc có thừa năng lực để sản xuất ra những game tuyệt vời.

Với sự thành công của Blade and Soul (và nhiều tựa game Hàn Quốc khác) tại thị trường Trung Quốc đã chứng minh, các công ty đến từ Hàn Quốc có thừa năng lực để sản xuất ra những sản phẩm tuyệt vời. Tuy nhiên nếu như bạn hỏi 1 gamer phổ thông đến từ khu vực Đông Nam Á hay Mỹ rằng họ đã được thưởng thức bao nhiêu game Hàn có chất lượng cao, câu trả lời có lẽ là không hoặc vô cùng ít ỏi. Tại sao lại như vậy? Bởi vì các công ty Hàn Quốc luôn chậm rãi đến độ nực cười trong việc phát hành game của họ tới khu vực nước ngoài.

 Các nhà phát triển Hàn Quốc cần sự thay đổi trong năm 2014 1

Chúng ta có thể lấy ví dụ từ ngay những game online đang phổ biến nhất tại Hàn Quốc hiện nay như Sudden Attack chẳng hạn. Tựa game MMOFPS này được ra mắt tại Hàn Quốc trong năm 2005, nhưng phải cho đến 2007 nó mới bắt đầu được phát hành tại thị trường nước ngoài đầu tiên là Nhật Bản, sau đó là 1 khu vực khác trong năm 2009, một số nơi như Đài Loan thì phải chờ đến tận năm 2012, khi đó Sudden Attack đã bước sang tuổi thứ 7.
 
Hay trường hợp gần đây là sản phẩm MMORPG đình đám Blade and Soul. Tựa game này được phát hành chính thức tại Hàn Quốc vào khoảng giữa năm 2012, nhưng phải đến cuối năm 2013 vừa qua thì 1 phiên bản tại thị trường Trung Quốc mới đi vào thử nghiệm rộng rãi, còn các khu vực khác thì vẫn chưa có tín hiệu gì. Dungeon and Fighter là 1 cái tên khác đến từ Hàn Quốc được sản xuất trong năm 2005, và hơn 2 năm sau nó mới tới được Trung Quốc, còn Đài Loan được chậm tay vào tựa game này trong năm 2009, khu vực Bắc Mỹ thậm chí phải chờ tới năm 2010.

 Các nhà phát triển Hàn Quốc cần sự thay đổi trong năm 2014 2

Mọi người có thể hiểu rằng quá trình bản địa hóa những trò chơi này không phải là công việc đơn giản như chỉ cần thuê vài phiên dịch viện hay diễn viên lồng tiếng địa phương. Bởi vì hầu hết những game online Hàn Quốc phổ biến nhất đều là thể loại MMORPG, và để phát hành tại 1 đất nước khác sẽ cần nhiều công tác hậu cần như: đối tác địa phương để vận hành game, cài đặt server khu vực, giá cả và phương thức thanh toán game cần thay đổi để phù hợp… Điều này thực sự không đơn giản và chúng ta tôn trọng nó.

 Các nhà phát triển Hàn Quốc cần sự thay đổi trong năm 2014 3

Nhưng điều trên cũng không thể ngăn chúng ta nghĩ rằng các nhà phát hành Hàn Quốc đang vứt đi cả núi tiền và cơ hội chia sẻ game của họ với thế giới bởi quá trình bản địa hóa quá sức chậm (thậm chí họ còn chả buồn làm). Bởi vì kể cả khi có 1 tựa game Hàn Quốc được phát hành phiên bản toàn cầu tiếng Anh hay chính thức ra mắt tại 1 khu vực nào đó, ta cũng khó có thể hào hứng bởi nó đã được 4 hay 5 tuổi rồi. Lấy ví dụ thực tế là Dungeon and Fighter, sản phẩm này là 1 trong những cái tên phổ biến nhất tại Đông Á nhưng lại chết yểu tại Bắc Mỹ 1 cách chóng vánh. Tại sao vậy? Bởi vì khi đến nước Mỹ thì tựa game này đã bước sang tuổi đời thứ 5, đồ họa và phong cách của nó đã trở nên quá lỗi thời.

 Các nhà phát triển Hàn Quốc cần sự thay đổi trong năm 2014 4

Nếu cứ đà này thì sợ rằng ngay đến Blade and Soul cũng sẽ phải chịu chung số phận như vậy. Tựa game này đang tạo ra cơn bão tại Hàn Quốc và Trung Quốc, sắp tới nó cũng sẽ sớm được phát hành tại Nhật Bản, nhưng phiên bản tiếng Anh vốn đã được hứa hẹn bấy lâu nay vẫn biệt vô âm tích và có lẽ phải lâu nữa mới có thông tin xác thực. Một trong những yếu tố chính khiến Blade and Soul được yêu thích chính là nhờ có nền tảng đồ họa cao và phong cách thiết kế độc đáo. Nhưng liệu nó có giữ vững được độ hot như bây giờ khi trong vài ba năm tới có những game khác còn đẹp hơn gấp nhiều lần?

 Các nhà phát triển Hàn Quốc cần sự thay đổi trong năm 2014 5

Trên thực tế, hiện trạng trên biến thành 1 vòng luẩn quẩn khi các tựa game Hàn được phát hành ra nước ngoài chậm, do đó chúng không đạt thành công tại những thị trường khu vực khác, vì thế nên các nhà phát triển Hàn Quốc chẳng buồn quan tâm tới phiên bản quốc tế cho game của họ, và game của họ cứ thế mà tiến độ bản địa hóa chậm… và cứ như vậy tiếp diễn.
 
Cho dù lí do là gì đi chăng nữa, các nhà phát triển Hàn Quốc cũng nên thay đổi cách suy nghĩ của mình và chịu khó chia sẻ những sản phẩm của mình với phần còn lại của thế giới. Bởi với tốc độ phát triển của công nghệ như hiện nay, 1 tựa game sẽ rất nhanh chóng trở nên lỗi thời, cho dù game thủ vẫn thích những tựa game cũ bởi phong cách hoặc gameplay, nhưng chắc chắn hầu hết bọn họ sẽ muốn được thử những món mới có vẻ ngoài bóng bẩy, hấp dẫn hơn.