Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 02/01/2014 0:00 AM

Chúng ta cùng nhìn lại những tin tức đáng chú ý liên quan tới ngành game Hàn Quốc trong năm 2013.

Game Hàn Quốc bị thất thế tại G-star 2013

Trong khoảng thời gian từ 14 – 17 tháng 11 vừa qua, hội chợ game được mong đợi nhất Hàn Quốc là G-Star 2013 đã được diễn ra. Như những năm trước, sự kiện lần này vẫn thu hút 1 lượng lớn các game thủ, doanh nghiệp và truyền thông từ mọi nơi trên thế giới tới tham dự, trong số đó có rất nhiều người háo hức được góp mặt tại đây.

 Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 1

Tuy nhiên có 1 điều đáng bất ngờ nhất tại G-Star năm nay đó là các thương hiệu của Hàn Quốc không hề có 1 sản phẩm game client mới nào tỏa sáng, trong khi các sản phẩm tới từ Trung Quốc lại gây được sự chú ý.
 
Doanh nghiệp Hàn Quốc bị chính phủ kìm kẹp
 
Tại G-Star 2013, các sản phẩm như Black DesertPeria Chronicles,Kingdom Under Fire II… đều có những biểu hiện xuất sắc và rất hứa hẹn. Mặc dù số lượng game bom tấn không ít, nhưng điều làm cho giới truyền thông ngỡ ngàng là tất cả các sản phẩm này đều đã được giới thiệu và tạo điểm sáng ở những lần triển lãm, còn ở lần này thì thực sự không hề có 1 game client Hàn Quốc mới nào mang tính đột phá cả.

Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 2

Điểm lại những năm trước, G-Star 2010 có Blade & Soul, 2011 có Lineage Eternal và Guild Wars 2, 2012 có Mabinogi 2, mỗi năm G-Star đều có 1 – 2 sản phẩm khiến cho cả giới truyền thông lẫn game thủ phải kinh ngạc và trầm trồ. Do triển lãm lần này không có game mới nào đã khiến cho chất lượng của sự kiện bị giảm đi đáng kẻ.

 Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 3

Lí do xảy ra tình trạng này có 2 nguyên nhân. Thứ 1 là do thời gian gần đây chính phủ Hàn Quốc đang thắt chặt kiểm soát ngành công nghiệp game của nước này và xếp hạng game vào thành phần chất gây nghiện. Để phản đối những động thái trên, các doanh nghiệp game tiêu biểu cho Hàn Quốc là NCsoft, CJ E&M… không những đã từ chối tham dự G-Star 2013 mà còn quyết liệt phản đối quyết định này. Thứ 2 là do phát triển game client Hàn Quốc đang có dấu hiệu dừng lại và chuyển hướng sang lĩnh vực game mobile vốn đang tăng trưởng thần tốc.
 
G-Star thành “siêu thị bán game mobile”
 
Cùng với cơn thủy triều đang lên của game mobile toàn cầu, 1 nước có ngành công nghiệp game hàng đầu thế giới như Hàn Quốc cũng chịu sức ảnh hưởng của nó. Trong bối cảnh đó, mọi doanh nghiệp game xứ kim chi từ nhỏ tới lớn đều có động thái thăm dò và tấn công sang lĩnh vực này.

 Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 4

Khu vực B2B (Business To Business) ở G-Star năm nay có quy mô lớn hơn năm trước đáng kể và thu hút 1 lượng lớn các thương hiệu game trên thế giới tới lập gian hàng. Tuy nhiên có tới 60 – 70% số sản phẩm được mang tới đây đều là game mobile và các gian hàng chủ yếu lập ra để tìm khách bán hàng, điều này khiến cho hội chợ trở thành 1 khu siêu thị buôn bán game mobile khổng lồ.
 
Các thương hiệu lớn như Nexon vốn có chuyên môn về phát triển game client truyền thống, nhưng đồng thời họ cũng đã thành lập bộ phận nghiên cứu game mobile. Tuy nhiên các sản phẩm này mới chỉ ở tầm trung, không gây được nhiều sự chú ý và chưa chắc đã có thể mang lại thành công vang dội như game MMO trước đây.

 Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 5

Trong khi đó, các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ của Hàn Quốc đều không do dự lao đầu vào cuộc chiến game mobile, và 1 vài người đã kiếm được những thắng lợi từ miền đất mới này. Trước mắt, có tới gần ¾ các công ty game Hàn Quốc bắt đầu làm trò chơi di động, thậm chí có những công ty đã cho điều chỉnh toàn bộ nhân lực từ lĩnh vực game client sang game mobile.
 
Đối với những doanh nghiệp có cùng mối quan tâm tới game mobile từ Trung Quốc , đa phần trong số đó đã tìm được đối tác và mục tiêu của mình tại G-Star 2013. Các doanh nghiệp này đã đàm phán hợp tác làm đại lý, hoặc đầu tư sản phẩm, thậm chí là xem xét việc mua lại hay sát nhập với mục đích hy vọng có thể đạt được vị trí dẫn đầu trong cơn thủy triều lên của game mobile.
 
Doanh nghiệp game Trung Quốc tạo điểm nhấn tại G-Star 2013
 
Trong khi game Hàn Quốc không có sản phẩm mới, thì ngược lại đại diện cho Trung Quốc là NetEase lại tạo được sự quan tâm của giới truyền thông và nhận được sự đánh giá tốt với các sản phẩm mới như Thiên Dụ hay Long Kiếm. Do không có sự góp mặt của game bản địa, rất nhiều nhà truyền thông Hàn Quốc đều tập trung tại gian hàng của NetEase để đưa tin tức.

 Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 6

Ngoài NetEase, các công ty lớn khác của Trung Quốc như ChangYou, Tencent… đều tạo được ấn tượng tốt tại triển lãm G-Star năm nay, điều này có thể coi là 1 chiến thắng lợi nho nhỏ và mang lại hương vị mới cho sự kiện lần này.


Mặc dù ngành công nghiệp game mobile của Hàn Quốc có giá trị chỉ là bằng 1/7 so với thị trường game mobile khổng lồ của Nhật Bản, nhưng nó vẫn là một trong những thị trường game lành mạnh và có sức tăng trưởng tốt nhất trên thế giới. Thời gian gần đây, game mobile tại Hàn Quốc đang ngày càng phổ biến cũng như được nhiều thương hiệu lớn ủng hộ, trong khi đó thì cả ngành công nghiệp game và các công ty tại Nhật Bản đang gặp nhiều vấn đề và chịu sự sụt giảm.

 Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 7
Ảnh minh họa

Một bản báo cáo từ Cơ quan sáng tạo nội dung Hàn Quốc mới đây đã cho chúng ta một cái nhìn sâu hơn về ngành công nghiệp game phát triển của Hàn Quốc với những con số quan trọng nhất gồm:
 
Tổng thị trường game Hàn Quốc có trị giá 9,16 tỷ USD (khoảng hơn 180 nghìn tỷ đồng).
 
Tổng doanh thu thị trường game mobile trong nước đã đạt 754 triệu USD.
 
Thị trường game mobile đã tăng 33,8% trong năm 2011.
 
Hai nước nhập khẩu game hàng đầu của Hàn Quốc là Trung Quốc (38,2%) và Nhật Bản (27,4%).
 
Trung bình người Hàn Quốc bỏ hơn 1 giờ mỗi ngày để chơi game.
 
Game online thống thị mọi nền tảng vơi hơn 43,9% thị trường.
 
Game nhập vai là thể loại được chơi nhiều nhất của người Hàn Quốc.
 
Như những con số ở trên cho thấy, game online vẫn luôn có chỗ đứng quan trọng tại Hàn Quốc trong tương lai, đặc biệt là các công ty mobile như Kakao với vai trò tiên phong cho việc thức đẩy mobile game tại nước này. Với doanh thu năm ngoái lên tới 45 triệu USD, Kakao dường như là nền tảng nhắn tin dẫn đầu thị trường game mobile Hàn Quốc hiện nay.

 Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 8
G-Star 2013

Tuy nhiên, khi thị trường game mobile đang gặp nhiều điều kiện thuận lợi thì thị trường game client trực tuyến truyền thống đã tạo nên tên tuổi cho Hàn Quốc lại đang đối mặt với rất nhiều chuyện phức tạp như ngày càng bị cạnh tranh mạnh và không được chính phủ ủng hộ. G-Star 2013 mới qua cũng đánh dấu mốc người tham quan thấp nhất từ trước tới nay và có thể sẽ là lần cuối được tổ chức.


Theo báo cáo từ phương tiện truyền thông địa phương, Hiệp hội những nhà phát triển game Hàn Quốc gần đây đã thông qua các trang mạng xã hội phổ biến như Twitter, Facebook và nhiều diễn dàn khác nhau để tiền hành một cuộc khảo sát đối với 1200 người trong ngành game nước này, và kết quả đã được công bố rộng rãi.

 Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 9

Cụ thể kết quả điều tra cho thấy 9,2% số người được hỏi cho biết họ đang làm việc dưới tình trạng không hề có hợp đồng lao động. 34,7% số người trả lời tạm ổn vì công ty đã trải qua giai đoạn khoản khủng nợ tiền lương, trong đó có 52,8% số người đã phải thông qua các hoạt động như tố tụng, thỏa thuận và các phương tiện khác để lấy được tiền lương mà công ty còn nợ họ.
 
Điều đặc biệt gây chú ý trong bản khảo sát này chính là lượng giờ làm thêm trung bình vào buổi tối mỗi tuần,cụ thể với các khung thời gian như từ 5 giờ hoặc ít hơn chiếm 48,5%, 10 giờ hoặc ít hơn chiếm 23,8%, 15 giờ hoặc ít hơn chiếm 12,4%, 84% số người được hỏi cho biết số giờ phải làm thêm mỗi ngày trung bình khoảng 3 giờ hoặc ít hơn. Đối với vấn đề giờ tan làm, 20,3% số người cho biết họ thường tan làm từ sau 9 giờ tối, trong khi đại diện của 3,2% nói họ thường xuyên làm việc thông tới ngày hôm sau.

 Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 10

Về những vấn đề nhạy cảm như bạo lực công ty, quấy rối tình dục và phân biệt giới tính, 8% lượng nhân viên được hỏi trả lời họ từng bị bạo lực công ty, 10% thú nhận đã có kinh nghiệm với việc bị quấy rối tình dục, tỷ lệ phụ nữ bị quấy rối tình dục là 36,3%, cao hơn một chút so với các ngành khác ở Hàn Quốc thường có tỷ lệ trung bình khoảng 33,6%.
 
Về khảo sát sự hài lòng đối với công ty, chỉ có 49% số người được hỏi bày tỏ sự hài lòng, 12,6% người tỏ ra bất mãn, lý do không hài lòng chủ yếu là do những vấn đề như trò chơi và môi trường làm việc không được thoải mái và đồng bộ, 29,7% số người  cho biết vì muốn tìm một môi trường làm việc tốt mà họ mới tìm tới những công ty này.

 Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 11

Qua những con số ở bản khảo sát này, chúng ta có thể thấy ngay tại những nền công nghiệp game phát triển bậc nhất trên thế giới như Hàn Quốc cũng đang tồn tại những khó khăn và bất cập của riêng mình.


Thị trường game online Trung Quốc luôn là một mỏ vàng mà bất cứ một quốc gia nào có thế mạnh về game đều muốn tấn công, trong đó bao gồm cả Hàn Quốc, một đất nước có nền công nghiệp game online hàng đầu trên thế giới. Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên cho thị trường của mình thì đã luôn có một làn sóng game từ Hàn Quốc tràn tới và chưa hề rút đi cho tới tận bây giờ.
 
Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 12
Ảnh minh họa
 
Gần đây khi mà các công ty lớn tại Hàn Quốc như NC Soft, Nexon, CJ E&M đều đã công bố báo cáo tài chính quý 1 năm 2013 của mình, chúng cho thấy một điểm chung đó là sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc của các công ty Hàn Quốc không hề thay đổi, thu nhập tại thị trường tỷ dân này luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.
 
Tăng cường doanh thu từ thị trường Trung Quốc
 
Trong báo cáo tài chính quý 1 năm 2013 của CJ E&M cho thấy lợi nhuận từ game online  tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái là 700%, trong đó doanh thu ở nước ngoài chiếm 56%, tương lai khi mà sản phẩm Ghouls 'n Ghosts Online phát triển bởi công ty con Seed9 thâm nhập vào Trung Quốc thì công ty này hy vọng ​​sẽ nâng cao hơn nữa doanh thu ở nước ngoài.
 
Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 13
 
NC Soft có thu nhập quý 1 là 184,9 tỷ won (khoảng 170 triệu USD), hai sản phẩm bom tấn của công ty này là Guild Wars 2 và Blade & Soul đều sẽ được mở cửa tại Trung Quốc trong năm nay. NC Soft đang đặt niềm tin vào hai trò chơi này sẽ thu lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho mình.
 
Công ty Nexon trong quý đầu tiên của tổng doanh thu khoảng 440 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thì doanh thu tới từ Trung Quốc là nổi bật nhất và chiếm tới gần 1/2 tổng thu nhập. Trong quý 2 thì Nexon vẫn sẽ tiếp tục lấy thị trường Trung Quốc làm cơ bản, liên tục đẩy mạnh hoạt động của hai tựa game DNF và CS Online.
 
Bão game Hàn Quốc năm 2013 tại thị trường Trung Quốc
 
Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 14
 
Quy mô của ngành công nghiệp game tại Trung Quốc ngày một lớn, trong những năm gần đây nó luôn gây được ấn tượng với những số liệu về doanh thu, tốc độ tăng trưởng cũng như số lượng người chơi đang ngày một gia tăng và đến thời điểm năm 2012 vừa qua thì doanh thu toàn ngành đã đạt tới khoảng 9,7 tỷ USD
 
Chính tốc độ phát triển ấn tượng này này đã không ngừng thu hút sự chú ý của những công ty khổng lồ của Hàn Quốc không ngừng đầu tư và cố gắng đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường này.  Theo tờ báo "Kinh Tế Châu Á" của Hàn Quốc thì các công ty game hàng đầu Hàn Quốc đều khóa mục tiêu Trung Quốc làm thị trường nước ngoài trọng yếu. Mỗi nhà phát triển đều đang chuẩn bị kỹ lưỡng cho những sản phẩm đầy tham vọng và có "dã tâm" của mình như Blade & SoulArcheAgeGuild Wars 2,Mystic FighterKritika... để đem chúng tới game thủ Trung Quốc trong năm nay.
 
Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 15
 
Bao giờ thì game Trung Quốc có thể phản kích?
 
Có thể nói rằng các công ty game Hàn Quốc đều coi thị trường Trung Quốc là một miếng thịt mỡ béo ngậy, ngay cả những sản phẩm không mấy thành công ở nội địa thì khi sang Trung Quốc chúng vẫn gặt hái đủ để nuôi sống công ty, vì vậy mà sự sinh tồn của rất nhiều công ty Hàn Quốc hoàn toàn ỷ lại vào thị trường này. Do đó dẫn tới việc ngày nay mặc dù năng lực phát triển game của Trung Quốc đã tiến bộ và đạt chất lượng hơn trước rất nhiều nhưng một bộ phận lớn game thủ nước này vẫn hướng sự chú ý và chi tiêu dưới sự kiểm soát bởi game Hàn Quốc.
 
Bộ mặt ngành game Hàn Quốc trong năm 2013 16
 
Hiện nay Trung Quốc đã có những thương hiệu lớn mạnh như Tencent Games, NetEase, Perfect World... không những phát triển mạnh trong nước mà còn xuất khẩu sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng vẫn tồn tại các vấn đề như đồng bộ hóa chất lượng game, cách quản lý... chắc chắn sẽ ngăn cản các công ty Trung Quốc thoát khỏi sự cạnh tranh từ các công ty Hàn Quốc một thời gian nữa.