Bí quyết kinh doanh của Sử Ngọc Trụ: Hạ giá là tự sát

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 30/06/2013 03:00 PM

Những doanh nghiệp có danh tiếng trên thế giới chưa từng có tiền lệ nào nhờ vào giảm giá mà gia tăng tổng doanh thu.

Vượt qua chặng đường 24 năm với nhiều thăng trầm, Sử Ngọc Trụ – CEO Giant Network đã chính thức từ chức CEO và cho xuất bản cuốn sách: “Sử Ngọc Trụ tự thuật – Tâm đắc kinh doanh của tôi”. Những kinh nghiệm thành bại trong 24 năm kinh doanh với nhiều lịch trình về chiến lược game online, những hiểu biết về chiến lược quảng cáo, tiếp thị, đầu tư đều được ông thuật lại trong cuốn sách này.
 
Bí quyết kinh doanh của Sử Ngọc Trụ: Hạ giá là tự sát 1
Cuốn sách tự thuật của ông Sử Ngọc Trụ

Làm game online: Tôn trọng nguyên tắc tám chữ vàng
 
Về phương diện sản xuất game từ những kinh nghiệm có được Sử Ngọc Trụ đúc kết ra 8 chữ: “Danh tiếng, mục tiêu, tương tác, bất ngờ”. “Chỉ cần làm tốt 4 khâu này sẽ có chỗ đứng trong làng game online Trung Quốc”.
 
Điều đầu tiên mà người chơi muốn đạt được khi đến với game đó là muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác, họ muốn giành được danh tiếng. Sử Ngọc Trụ nói: “Khi chúng ta lên kế hoạch xây dựng tính năng game, việc đầu tiên cần nghĩ đến là tính năng này liệu có thể thỏa mãn một cách triệt để nhu cầu về danh tiếng của người chơi hay không. Bất cứ một tính năng nào đều phải vượt qua cửa ải về danh tiếng, nhất là phải thỏa mãn cả những người chơi yếu nhất.”
 
2 chữ mục tiêu ở đây muốn nói đến: ở bất cứ một mốc thời gian nào cũng cần phải có mục tiêu, ở bất kỳ thời điểm nào cũng đồng thời tồn tại 3 mục tiêu ngắn, trung và dài hạn. Sử Ngọc Trụ lấy ví dụ trong một phiên bản phát hành năm ngoái của Giant, người chơi chỉ cần chơi game một giờ đồng hồ sau khi thăng cấp là có thể trực tiếp học được những kỹ năng như bơi, mở khóa, khiêu vũ… Những cái này có thể thỏa mãn mục tiêu theo đuổi tầm trung của người chơi trong một tuần nhưng một tuần sau đó còn gì để cung cấp cho người chơi nữa? Đây là một điển hình về phương án quản lý mục tiêu lộn xộn.
 
Về tương tác Sử Ngọc Trụ cho rằng nhất định phải thông qua lợi ích để làm cho mối quan hệ giữa những người chơi trở nên mật thiết hơn, cùng gánh vác khó khăn; săn BOSS cần nhiều người cùng đánh, BOSS càng mạnh thì quan hệ bạn bè giữa những người chơi trong quá trình săn BOSS mới càng gắn bó. Ngoài ra, thù hận cũng là một loại tương tác nhưng cố gắng ít tạo nên mâu thuẫn trong nội bộ một quốc gia bởi vì bên yếu hơn rất dễ bị bên mạnh hơn đánh đuổi. Thù hận nên cố gắng tạo ra giữa những quần thể lớn.
 
Với bất ngờ trong game, Sử Ngọc Trụ cũng khẳng định nếu không có tính ngẫu nhiên, game online sẽ không có tính lâu bền; không có ngẫu nhiên sẽ không có game. Ở Trung Quốc rất nhiều yêu thích chơi mạt chược, nó có gì hấp dẫn đến vậy? Theo cá nhân Sử Ngọc Trụ ông cho rằng khi chơi mạt chược ngoài sự tính toán còn có sự ngẫu nhiên rất lớn, hai thứ này kết hợp sẽ tạo ra một phản ứng kỳ diệu đem đến sức hút lớn cho người chơi. Đối với game thiết kế 4 phần nỗ lực cá nhân, 6 phần ngẫu nhiên là một thiết kế tương đối khả quan.
 
Bí quyết kinh doanh của Sử Ngọc Trụ: Hạ giá là tự sát 2

Quảng cáo là đầu tư vào bộ não của người tiêu dùng
 
Quảng cáo thực chất là một dạng đầu tư. Quảng cáo nằm sâu bên trong bộ não của người tiêu dùng, nếu cứ một hai năm lại thay slogan quảng cáo khác thì tất cả những gì đã tích lũy được đều bỏ đi hết. “Quảng cáo sợ nhất là được một thời gian lại thay đổi, vì vậy nên cố gắng không thay đổi slogan quảng cáo”.
 
Ông lấy ví dụ về năm 1994 trong lúc chưa suy nghĩ thấu đáo đã liền cho ra mắt hàng loạt sản phẩm như dược phẩm, thực phẩm chức năng, máy tính, phần mềm… Khi đó chi phí quảng cáo trong vòng 1 tuần đã lên đến 50 triệu NDT (8.13 triệu USD) với hơn 100 biển quảng cáo lớn trên khắp toàn quốc. Nội dung quảng cáo là một hàng vĩ nhân như Marx, Einstein nắm tay nhau đi về phía trước, bên trên là dòng chữ “Giant Group”.
 
Lúc đó tôi thực sự muốn làm thật hoành tráng nhưng vụ quảng cáo này trên thực tế là hoàn toàn thất bại không đem lại bất cứ tác dụng gì cho công ty”. Sử Ngọc Trụ giải thích thêm: “Tôi đã phạm phải 2 sai lầm: thứ nhất là quảng cáo quá nhiều, quá màu mè; thứ hai là nhầm phương hướng khi toàn dùng tiền để quảng cáo hình tượng trong khi sản phẩm lại ở một góc quá nhỏ không đem lại hiệu quả gì”.
 
Hạ giá là tự sát
 
Theo quan điểm của Sử Ngọc Trụ hạ giá là tự sát, kiên quyết không bao giờ được hạ giá để thúc đẩy tiêu thụ. “Chúng tôi theo đuổi lợi ích bền vững vì thế không thể chỉ coi trọng lợi ích trước mắt. Lợi ích trước mắt không nằm ngoài 2 điểm: thu lời nhanh chóng và giảm giá để tiêu thụ”.
 
Sử Ngọc Trụ cho biết ông đã từng xem qua một thống kê, những doanh nghiệp có danh tiếng trên thế giới chưa từng có tiền lệ nào nhờ vào giảm giá mà gia tăng tổng doanh thu. Những ví dụ sau khi thực hiện giảm giá khiến tổng doanh thu đi xuống và dẫn đến sản phẩm bị chết thì lại nhan nhản.
 
Theo cách nhìn của Sử Ngọc Trụ, hạ giá chính là thuốc độc: “Sau khi bạn giảm giá một lần, đến lần thứ 2 bắt buộc phải giảm giá mạnh hơn lần thứ nhất. Sau 1 năm hạ giá, tuy lợi nhuận quý có tăng, nhưng cái giá phải bỏ ra là một con số khổng lồ.
 
Vậy nên định giá như thế nào? Sử Ngọc Trụ tổng kết: “Vĩnh viễn không được để người tiêu dùng cảm thấy đắt, phải để cho họ có thể chấp nhận.”
 
Có một siêu vũ khí trong game, muốn khảm nạm ngọc lên đó, người chơi phải tốn 1000 NDT. Nếu như bảo anh ta dùng 1000 NDT để mua viên ngọc, chắc chắn anh ta sẽ không mua, nhưng sau đó thiết kế phương thức là để cho anh ta mua viên ngọc với giá 10 NDT, nhưng tỉ lệ khảm nạm thành công là 1%, thực ra cuối cùng anh ta vẫn phải tốn 1000 NDT. Với phương thức tiêu dùng mà người dùng có thể chấp nhận thì mức tiêu dùng tự nhiên sẽ rộng rãi hơn.
 
 Theo Innoflex.vn