8 bài học cần biết để xây dựng trải nghiệm thực tế ảo

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 15/03/2015 0:00 AM

Sau đây là 8 bài học quan trọng nhất đối với công nghệ thực tế ảo mà các nhà phát triển cần biết đến nếu muốn xây dựng một trải nghiệm thực tế ảo tốt.

Trong quãng thời gian gần đây, công nghệ thực tế ảo (virtual reality - VR) đang nhanh chóng trở thành chiến lược quảng cáo đắt giá nhất, được đề cập tới ở mọi sự kiện công nghệ lớn nhỏ và những công nghệ như Oculus Rift đã hiện thực hóa việc tạo ra những trải nghiệm đa giác quan vô cùng sống động, đồng thời là tính ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Năm ngoái, trong thời gian diễn ra “World Cup”, hãng Coca-cola đã tổ chức một trải nghiệm thực tế ảo cho các fan hâm mộ, hé lộ cho họ khung cảnh trong những phòng thay đồ của sân vận động Maracana ở Brazil.

HBO cũng đã nhanh chóng tiếp nhận xu hướng này, tạo một bản sao của bức tường băng khổng lồ từ series truyền hình bom tấn “Game of Thrones” của mình. Bức tường bằng cho phép người dùng trải nghiệm những cơn gió buốt và sự rung lắc dưới sàn khi họ di chuyển trong một thang máy ảo dọc bề mặt băng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hay gần đây hơn là tại sự kiện GDC 2015, các hãng game lớn trên thế giới cũng đều hé lộ những kế hoạch liên quan tới công nghệ đang gây sốt này. Sau đây là 8 bài học quan trọng nhất đối với công nghệ thực tế ảo mà các nhà phát triển cần biết đến nếu muốn xây dựng một trải nghiệm thực tế ảo tốt:

1. Chiến lược đầu tiên: Công nghệ VR tuyệt nhất, đột phá nhất cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu nó không được gắn với một chiến lược thương hiệu. Thương hiệu của bạn là về cái gì, và làm thế nào VR giúp chuyển nó tới đối tượng tương ứng?

2.Cẩn thận “say xe”: Đây là một yếu tố lớn trong VR. Bạn cần phải cẩn thận đảm bảo rằng người dùng của mình nhìn thấy những cảnh tượng và chuyển động mà trí óc họ đang mong chờ. Nếu ai đó nhìn sang bên phải, nhưng điểm nhìn của họ lại dịch sang trái, sự mất liên kết này có thể khiến họ chóng mặt. Điều này yêu cầu một bộ sự lý và tốc độ khung hình mỗi giây đủ nhanh để theo kịp mắt người, và sự phát triển khéo léo để không làm đứt đoạn những phản ứng bình thường của một cá nhân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3.Công nghệ chính là chìa khóa: Thật dễ dàng để bị sao nhãng bởi việc sử dụng một hệ thống VR, nhưng miếng thịt béo bở thực sự của trải nghiệm công nghệ này phụ thuộc vào việc sở hữu một bộ xử lý đủ mạnh để hỗ trợ trải nghiệm trên mảng đồ họa. Như đối với Trailscape, một chương trình thực thế ảo đang được phát triển bởi hãng giầy leo núi Merrell, độ sâu của môi trường 3D và tốc độ mà engine cần để phản ứng lại với chuyển động đầu/mắt của con người không thể được hỗ trợ bởi một máy tính bình thường mà cần một CPU tự lắp đặt theo yêu cầu để chạy được.

4. Sẵn sàng cho những sự cố bất ngờ: Đối với những công nghệ phức tạp như VR, bất cứ yếu tố gì cũng thể gây ảnh hưởng và tạo lỗi cho hệ thống. Vậy nên, chúng ta cần luôn sẵn sàng trong mọi tình huống xấu nhất, có những “đêm trắng” để sửa lỗi, xây dựng lại và cầu nguyện may mắn để cơn khủng hoảng nhanh chóng qua đi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

5. Vươn xa hơn hình ảnh: Để có một trải nghiệm cảm biến thực sự chân thật, vươn xa hơn hình ảnh đồng nghĩa là cân nhắc những yếu tố như thiết kế âm thanh, tổ hợp xúc giác, và những yếu tố “4D”, như sự rung lắc hay gió nhân tạo. Sử dụng một headset VR như một phần trải nghiệm không còn là điều mới; bây giờ điều quan trọng là nội dung bên trong. Theo nhiều cách, câu chuyện về phần cứng/công nghệ là về nội dung và sử dụng headset VR theo cách hợp lý với tiêu chuẩn chứ không phải dùng công nghệ chỉ cho lợi ích của riêng nó.

6. Tối ưu hóa địa điểm của bạn: Đầu tư tài chính vào một điều gì đó như thế này có thể rất đáng chú ý, và số người có thể trải nghiệm nó thường là thấp, vậy nên có một kế hoạch để sự lắp đặt được chứng kiến càng nhiều càng tốt là một điều quan trọng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

7. Lưu tâm đến chi phí: Khi mà chi phí cộng dồn, số lượng cài đặt hoạt động mà bạn có thể đáp ứng có lẽ phải giảm xuống. Lượng người tham gia sẽ phải được cân nhắc, dự tính hợp lý.

8. Tiến tới “vẻ đẹp hình thức”: Điều cốt yếu là phải chú ý đến “vẻ đẹp hình thức” của trải nghiệm. Nếu ai đó bước ra khỏi khu phố, họ sẽ thấy điều gì? Trông nó có vui nhộn và chân thực không? Bởi lẽ lượng người sẽ được tham gia trải nghiệm là khá thấp, điều quan trọng cần ghi nhớ là việc chia sẻ hình ảnh về sự cài đặt sẽ là cách mà hầu hết mọi người sẽ lan truyền thông tin về việc bạn đang làm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặc dù, chúng ta vẫn chỉ đang trong giai đoạn đầu của phát triển và ứng dụng công nghê thực tế ảo, nhưng quả thực tiềm năng ứng dụng của nó là vô cùng lớn, và chắc chắn chúng ta sẽ còn được thấy nhiều chương trình hấp dẫn được thiết kế dựa trên các hệ thống VR trong tương lai.

 

>>Ngành game thế giới: Cuộc chiến giữa "ánh sáng" và "bóng tối"