Chúng ta sẽ điểm lại một số xu hướng nổi trội và bất ngờ ở diễn ra ở thị trường game Trung Quốc trong năm 2014 này.
1. Game mobile tiếp tục tăng trưởng
Thị trường game mobile của Trung Quốc tiếp tục có những bước tăng trưởng trong năm 2014, tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng đã cho thấy những dấu hiệu chậm lại. Trong quý 3 năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng thị trường game mobile Trung Quốc đã giảm xuống còn 72,8% so với cùng kỳ năm ngoái, và giảm rõ rệt so với những quý trước đó, nhưng dù sao đó vẫn là một tỷ lệ ấn tượng khiến nhiều người khâm phục. Vì vậy, ta có thể chắc chắn rằng thị trường game mobile Trung Quốc vẫn còn rất nhiều khoảng trống để tiếp tục phát triển.
Ảnh minh họa
Mặc dù có tỷ lệ tăng trưởng nhanh và thu hút được sự chú ý của nhiều người sử dụng, nhưng năm 2014 không phải là quãng thời gian “hoàng kim” dành cho game mobile Trung Quốc. Cụ thể hơn, báo cáo từ cơ sở SAPPRFT của Trung Quốc cho thấy rằng có đến 92% game mobile Trung Quốc chịu thất bại và thua lỗ trong năm nay. Và kể cả là số lượng người sử dụng smartphone tại Trung Quốc đang nhiều gấp 2 lần số người sử dụng PC, thì doanh thu từ game PC vẫn hoàn toàn áp đảo doanh thu game mobile.
2. Bắt đầu có game console
Kể từ khi lệnh cấm game console được bãi bỏ, Trung Quốc đang bắt đầu mở cửa chào đón các hãng game console nổi tiếng đến với mình. Hệ thống Xbox One đã chính thức ra mắt tại Trung Quốc trong năm 2014, còn PlayStation 4 sẽ bắt đầu thâm nhập trong năm 2015. Cuối cùng, các nhà hãng sản xuất game console lớn nhất thế giới đã có hội tiếp cận với một thị trường khổng lồ với hàng trăm triệu game thủ.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, điều đáng buồn là đại đa phần số game thủ ở Trung Quốc lại chẳng hề quan tâm tới game console, đặc biệt là khi các hệ thống console được phát hành ở đây lại hạn chế bởi những tính năng như khóa khu vực (region lock). Game console có thể đã đến với Trung Quốc, nhưng chúng có thể thành công và lôi kéo được người chơi khỏi game PC hay không thì đó lại là câu chuyện khác.
3. eSports ngày càng lớn mạnh
2014 là một năm lớn đối với bức tranh eSports của Trung Quốc. Giá trị chuyển nhượng các tuyển thủ tiếp tục theo thang và số lượng người xem các giải đấu thì ngày một đông đảo. Và thành tựu cao nhất của eSports Trung Quốc trong năm 2014 chính là thành tích ấn tượng tại giải The International của DOTA 2.
Ảnh minh họa
Nhưng ở mặt trặn League of Legends (game moba số 1 tại thị trường Trung Quốc), các team Trung Quốc vẫn phải tiếp tục nhận những thất bại cay đắng trước người láng giềng Hàn Quốc, mặc dù đã bỏ ra rất nhiều tiền để “nhập khẩu” về những tuyển thủ hàng đầu từ chính Hàn Quốc.
4. Streaming kết hợp thương mại điện tử
Xu hướng live stream game đã tạo ra làn sóng mới trên toàn cầu trong năm 2014, và Trung Quốc cũng không phải là một ngoại lệ. Những streamer hàng đầu xứ tỷ dân có tới hàng triệu lượt view và vô cùng phổ biến. Nhưng điểm đáng chú ý là ở chỗ, các streamer tại Trung Quốc để kết hợp triệt để với những trang thương mại điển tử ví như Taobao để bán đủ thứ mặt hàng tới người xem và kiếm bộn tiền.
Ảnh minh họa
Đương nhiên, chỉ những pro hàng đầu mới có thể tận dụng được xu hướng độc đáo tại Trung Quốc này. Báo cáo cho thấy rằng tuyển thủ đã giải nghệ là Misaya có thể đã kiếm khoảng 1,5 triệu USD doanh thu từ các cửa hàng thương mại điện tử của mình trong năm qua.
5. Đặt nền móng thiết bị thực tế ảo
Oculus Rift đã gây tiếng vang trên toàn cầu vài năm qua, nhưng ở Trung Quốc thì năm 2014 này mới là thời điểm người ta bắt đầu chú ý tới các thiết bị thực tế ảo. Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà phát triển nội địa Trung Quốc đã cho ra mắt và phát triển vài thiết bị như ANTVR hay Depth-VR với nhiều công năng tiên tiến có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ảnh minh họa
Nhưng cũng giống như với trường hợp của Oculus Rift, hầu hết những thiết bị thực tế ảo của Trung Quốc vẫn chưa thực sẵn sàng và còn cần kiên nhẫn để chờ thời “hoàng kim” của mình.
6. Game online bắt đầu phá bỏ hình thức miễn phí
Trung Quốc là thị trường game online miễn phí hàng đầu thế giới, và từ lâu người ta đã truyền tai nhau rằng đó là mô hình có khả năng mang lại thành công cao nhất cho bạn khi đến với xứ gấu trúc. Do đó, nhiều sản phẩm nổi tiếng thế giới đều lựa chọn thay đổi sang mô hình miễn phí với hi vọng thu hút được nhiều game thủ Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Nhưng trong năm 2014, chúng ta đã được chứng kiến vài game online nước ngoài được phát hành tại Trung Quốc đã phá bỏ quy luật trên mà vẫn thành công. Ví dụ điển hình có thể kể tới trường hợp của Guild Wars 2 và Final Fantasy XIV: A Realm Reborn, hai sản phẩm này đều giữ nguyên mô hình trả phí của mình giống như ở các thị trường khác nhưng vẫn thu hút được rất đông game thủ Trung Quốc tham gia.
>>Thể loại MOBA sẽ thành hiện tượng trên game mobile trong năm 2015