Đối với những người hâm mộ lâu năm game nhập vai Nhật Bản (JRPG) mà nói, 1 tựa game JRPG hay thực sự là 1 tác phẩm nghệ thuật. Nó chứa đựng 1 cốt truyện được xây dựng tuyệt vời cùng với phong cách thiết kế độc đáo và các nhân vật đầy cá tính. Và cũng giống như tất cả hình thức nghệ thuật trên thế giới, JRPG mang ảnh hưởng nặng nề từ nền văn hóa đã sản xuất ra nó là Nhật Bản.
Vậy nền văn hóa Nhật Bản là gì? Bản thân những người chơi JRPG đến từ nước ngoài như chúng ta có lẽ chả bao giờ có thể hiểu hết mọi khía cạnh của nó. Đây là 1 chủ đề quá lớn, phức tạp và dễ gây lẫn lộn, do đó trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào 4 điều cơ bản mà mọi người nên biết để hiểu và trải nghiệm JRPG được tốt hơn.
Chủ nghĩa tượng trưng ở khắp nơi
Người dân Nhật Bản vốn được biết tới với đức tính gián tiếp. Khi bạn nói chuyện trực tiếp với họ, 1 lời chê bai đơn giản có thể biến thành 1 cuộc nói chuyện dài dòng mà không ai muốn. Và khi họ đến 1 công việc đòi hỏi đầy sức sáng tạo nghệ thuật như game, chắc chắn họ sẽ sử dụng nhiều tính tượng hình và ẩn dụ để nói lên quan điểm của mình.
Lấy tựa game Persona 4 làm điển hình, mỗi 1 nhân vật trong game đều có 1 Persona riêng biệt sau khi họ đối mặt với bản chất thật bên trong mình. Bạn đã bao giờ dừng lại và chú ý vào những Persona chưa? Ví như nhân vật Yukiko, cô luôn cảm thấy mắc kẹt bởi công việc gia đình và muốn thoát ra ngoài. Do vậy mà Persona đầu tiên của Yukiko là gì? 1 con chim bị nhốt trong lòng. Nó không thực sự chuẩn xác, nhưng chắc chắn nó tượng trưng cho những cảm xúc thật của nhân vật.
Tất cả mọi sản phẩm JRPG mà bạn tiếp xúc qua đều sẽ có rất nhiều tính tượng trưng ở khắp chi tiết. Hiểu được ý nghĩa đằng sau những biểu tượng này sẽ tăng thêm chiều sâu cho game và giúp bạn trân trọng JRPG hơn nữa.
Tên nhân vật nói lên tất cả
Nếu như bạn đến với 1 JRPG mà có sử dụng tên tiếng Nhật cho các nhân vật, bạn có thể chắc chắn rằng sẽ có 1 nghĩa nào đó đằng sau những cái tên tưởng chừng vô hại kia. Đôi khi chúng chỉ đơn giản là 1 sự miêu tả, ví như Pikachu có nghĩa là con chuột tia sáng chẳng hạn. Ở lúc khác, các cái tên lại dùng để nói lên tính cách và bản chất của nhân vật.
Chúng ta có thể lấy ví dụ ở tên Ryu trong Street Fighter hay Ryu ở Ninja Gaiden hay Ryu ở bất kỳ 1 tựa game nào khác. Trong tiếng Nhật, Ryu có nghĩa là rồng, đây là 1 cái tên điển hình cho thấy nhân vật sẽ là 1 người mạnh mẽ, kiên định và anh hùng. Thường thường những tên nhân vật trong JRPG có thể không mang nghĩa đen nào cả mà sẽ có liên hệ tới các nhân vật trong truyền thuyết. Có sự hiểu biết 1 chút về ngôn ngữ và các truyền thuyết sẽ bạn hiểu rõ hơn về các nhân vật.
Phạm vi tôn giáo
Như ở trên đã nói, hiểu nghĩa tên gọi sẽ giúp bạn hiểu rõ nhân vật và tính chất của họ. Bạn sẽ gặp những cái tên như Amaterasu (Thần Mặt Trời), Fujin (Thần Gió) và Raijin (Thần Sấm) trong mọi tựa game có liên quan tới thần thoại Nhật Bản của JRPG, và các nhân vật này chắc chắn cũng sẽ sử dụng loại nguyên tố gắn liền với vị thần mà tên của họ được dựa trên.
Có chút hiểu biết cơ bản về những vị thần Shinto là đủ hữu ích, nhưng nếu bạn muốn tiến xa hơn nữa, bạn có thể bắt đầu bằng việc học quan điểm của Nhật Bản về các tổ chức tôn giáo. Người dân Nhật cảm thấy rằng không có lý do gì mà họ lại phải bó mình trong 1 dạng tín ngưỡng trong khi họ lại có thể kết hợp tất cả những khía cạnh tốt đẹp nhất của chúng và sống tự do hơn. Điều này được minh chứng trong 1 số series JRPG, điển hình như vài sản phẩm Final Fantasy, nơi bạn dấn thân vào 1 cuộc hành trình với mục đích vượt qua sự đàn áp của chế độ tôn giáo và hủy diệt các vị thần.
Cho dù đó là thông qua các vị thần trong truyền thuyết hay quan điểm phản đối của thế hệ hiện nay mà luôn có 1 vài dạng tôn giáo điển hình ảnh hưởng trong các game Nhật Bản. Hiểu được sự ảnh hưởng này sẽ giúp bạn đắm mình sâu hơn vào thế giới của game và có được 1 trải nghiệm trọn vẹn hơn.
Chủ nghĩa tập thể
Một khía cạnh lớn trong văn hóa Nhật Bản đó là tư duy tập thể. Là 1 quốc gia tiên tiến, Nhật Bản đã và đang làm nên những công việc thần kỳ nhờ vào sự gắn bó với nhau, và hoạt động như 1 tập thể vượt qua mọi khó khăn. Để hiểu được Nhật Bản, bạn phải hiểu rằng người dân ở đây luôn muốn làm việc cùng nhau như một toàn thể.
Teamwork để cùng vượt qua thử thách luôn được chuộng hơn solo, và quan trọng hơn là ý tưởng mọi người đều cần phải đồng tâm, đồng lòng để thực hiện công việc. Điều này được thể hiện qua 1 số đoạn thoại hội thoại có phần hơi sến giữa các nhân vật và điểm mấu chốt trong cốt truyện của game, nhưng dù gì đó cũng là 1 phần lớn trong văn hóa Nhật.
Tu duy tập thể không những quan trọng trong chiến đấu mà nó còn giúp bạn hiểu rõ hơn những quyết định của nhân vật trong quá trình chơi game. Lại lấy Persona 4 làm ví dụ, có 1 thời điểm bạn và đồng đội đã dồn ép được 1 tên giết người, lúc này 1 đồng đội sẵn sàng lấy mạng hắn để trả thừ, nhưng bạn lại phải đưa ra 1 quyết định tập thể trước khi bất kỳ hành động nào xảy ra.
Mặc dù đây là 1 tình huống tương đối đặc biệt, nhưng nó cũng không quá khác thường và nói lên được phần nào khả năng đưa ra quyết định của người Nhật. Hiểu được suy nghĩ tập thể sẽ giúp bạn thưởng thức tốt hơn 1 số JRPG nhất định.