Tiếp nối theo
phần trước, chúng ta sẽ đến với danh sách 20 điều phiền phức mà người bạn game thủ thường làm:
11. Hỏi bạn thích game gì rồi chê thậm tệ game đó
Không quan trọng là bạn thích thể loại game nào, một người bạn đặc biệt nào đó chắc chắn sẽ luôn ra mặt chê bai chúng. Trên thực tế, có khi họ vẫn buông lời chê bai nếu bạn nói bạn thích chơi một sản phẩm nào đó mà họ từng chơi qua. Cái vòng luẩn quẩn này không bao giờ kết thúc, kể cả khi người bạn nói rằng thích việc bạn đang làm, thì đó cũng chỉ là sự miễn cưỡng mà thôi.
12. Thích tham gia vào cuộc chiến hệ thống console
Vấn đề mấu chốt là ở chỗ không phải họ thích hệ thống console nào hơn, đơn thuần là họ thích tham gia vào cái gọi là cuộc chiến console. Cho dù họ bảo vệ chiến lược phát triển của Wii U, đánh giá về giá bán của Xbox One, hay bàn về thiết kế lại của PlayStation Store, họ luôn làm cho mọi thứ trở nên nghiêm trọng quá mức. Nếu bạn không về phía với họ, có khả năng họ sẽ “lải nhải” chuyện đó mỗi khi gặp mặt.
13. Để ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất của game
Bạn đang có một khoảng thời gian tuyệt vời khi được trải nghiệm một sản phẩm yêu thích cùng “đồng đội”, nhưng rồi bất chợt gặp một đoạn cốt truyện có đôi chút mẫu thuẫn với lịch sử của dòng game đó. Thay vì lắc nhẹ đầu và coi đây đơn thuần là một lỗi biên tập ngớ ngẩn nào đó, “đồng đội” của bạn lại quan trọng hóa nó và làm rùm beng mọi chuyện. Đến khi họ phát hiện ra đây chỉ là một sai lầm nhỏ, họ lại bỏ ra từng đấy thời gian để giải thích.
14. Không ngừng chỉ ra lỗi của game
Nếu như họ bắt gặp cho dù là một lỗi đồ họa nhỏ nhặt ở màn hình chuyển cảnh, họ sẽ không bao giờ buông tha cho nó dù tựa game hai người đang chơi có thú vị đến đâu. Thậm chí khi bạn không chơi nữa, họ vẫn cứ lôi chuyện đó ra nói. Nếu bạn chuyển sang một sản phẩm khác để xoa dịu họ, họ sẽ lại so sánh hai tựa game đó.
15. Game gì thì cũng không thèm quan tâm tới chiến thuật
Họ chẳng quan tâm tới những thứ như “mục tiêu” hay “chiến thuật”. Họ chơi game và chẳng suy nghĩ gì, điều khiển tùy tiện, nhặt đồ linh tinh rồi nhận lại sự thất bại. Họ còn dễ bị mất tập trung khi chơi game nữa, ví như lúc cả team đang bận combat căng thẳng, thì họ còn đang bận nghĩ tới việc tí nữa nên ăn gì.
16. Quá xem trọng những bài review game
Chăm chỉ theo dõi tin tức, đọc những bài đánh giá ở các website uy tín là điều tốt và cần thiết, nhưng nên biết rằng không phải lúc nào chúng cũng đúng 100%. Không may, thay vì chính mình trải nghiệm, họ lại từ chối chơi bất kỳ sản phẩm nào nhận được dưới 80 điểm từ Metacritic chẳng hạn, thậm chí nếu đó có là một phiên bản tiếp theo của thương hiệu họ vốn ưa thích.
17. Liên tục bỏ dở cuộc chiến giữa chừng
Cứ 20 phút là hắn lại phải nghỉ để ra ngoài hút một điếu thuốc, cho dù tình huống hiện tại là hai người có đang săn Boss đi chăng nữa. Nếu như không phải là thuốc lá, họ cũng sẽ nghỉ giữa chừng vì một lý do nào đó khác. Nếu hai người có cùng chơi một game đòi hỏi sự teamwork như một MMO nào đó hay Diablo III, người bạn này cũng sẽ liên tục AFK và chẳng bao giờ quan tâm tới hậu quả ra sao.
18. Luôn coi mình là thủ lĩnh
Họ luôn có ý tốt, và chỉ muốn cả nhóm giành được thắng lợi. Nhưng vấn đề là ở chỗ họ luôn coi mình là người lãnh đạo, là vị thủ lĩnh tối cao cho dù những người xung quanh có muốn hay không, để rồi luôn miệng ra lệnh chỉ huy người này chơi ra sao, người kia dùng kỹ năng gì. Chuyện này đôi khi gây ra sự khó chịu cho cả nhóm mà họ lại không để ý dù có được nhắc nhở.
19. Biện hộ cho một game mà bạn hoàn toàn không hứng thú
“Không, cậu không hiểu nó! Nó thực sự là trò chơi rất hay nếu cậu thử qua”, chắc hẳn câu nói này chả lạ gì đối vời nhiều bạn đọc giả. Đôi khi đây cũng là điều hợp lý, nhưng họ cũng sẽ nói như vậy sau khi bạn tỏ rõ quan điểm rằng mình hoàn toàn không hứng thú với tựa game mà họ đang nói tới. Chuyện này giống như họ cố tình không hiểu vậy.
20. Chơi game với bạn là cái cớ để mượn tiền
Bạn lên lịch hẹn các chiến hữu cùng đi chơi game hay tham gia một sản phẩm nào đó cùng nhau, để rồi phát hiện ra rằng luôn có một người quên mang tiền. Điều thú vị là ở chỗ, chuyện đó diễn ra thường xuyên, và rồi bạn có thể tự hỏi mình rằng: “Tại sao mình luôn phải trả tiền cho nó nhỉ ?”.