11 mẹo để tăng tốc quá trình thiết kế game của bạn (P2)

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 27/06/2015 0:00 AM

Nối theo kỳ trước, chúng ta tiếp tục đến với những mẹo nhỏ hữu ích giúp các nhà thiết kế game có đẩy nhanh quá trình làm việc một cách hiệu quả.

Nối theo kỳ trước, chúng ta tiếp tục đến với những mẹo nhỏ hữu ích giúp các nhà thiết kế game có đẩy nhanh quá trình làm việc một cách hiệu quả.

6. Học cách viết mã

Lập trình gameplay là một phần của bộ kỹ năng cơ bản mà bất cứ nhà thiết kế game nào cũng phải có. Đầu tiên, chúng ta cần phải liên hệ thường xuyên với các nhà phát triển. Chỉ vì điều này thôi cũng cho thấy độ hữu ích của sự hiểu biết về về mã lập trình. Nhưng quan trọng hơn, nó cho phép bạn tự thử nghiệm được những ý tưởng của mình. Nhờ vậy mà giúp chúng ta độc lập, hiểu biết, và trên hết là hiệu quả hơn.

Một nhà thiết kế game biết viết mã là nhân tố lý tưởng cho hầu hết các studio game. Bạn chỉ cần biết kiến thức cơ bản cùng một vài mẫu thử nghiệm tự làm để chứng tỏ kỹ năng của mình, là sẽ không gặp phải khó khăn gì khi tìm việc. Nếu bạn có thể viết mã, các nhà phát triển khác sẽ không cần phải dịch hồ sơ của bạn và lặp lại quá trình nhập tư liệu nữa. Thay vào đó, bạn sẽ có khả năng cung cấp cho họ một mẫu thử chạy được thể hiện rõ ý tưởng mà bạn hướng tới. Trong toàn bộ chu trình phát triển của game, bạn sẽ luôn luôn giữ được năng suất của mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kỹ năng lập trình tốt cực kỳ hữu ích nếu bạn đang hướng tới việc tiến lên chuyên nghiệp. Một người lãnh đạo tốt không những phải có kỹ năng giỏi, mà còn phải linh hoạt tới mức độ nào đó. Ngoài ra, có rất nhiều vị trí ổn định cho các nhà phát triển ngoài kia, thậm chí họ được săn đón, chứ không như các họa sĩ và các nhà marketing.

7. Sử dụng hình ảnh

Người ta thường nói: “Một bức ảnh đáng giá bằng một ngàn từ”. Điều khá là chính xác, đặc biệt là trong chuyện thiết kế game, bạn có thể thể hiện tốt bố cục, các thử thách một màn chơi với một kế hoạch. Ngoài ra miêu tả các hệ thống bằng biểu đồ đơn giản thì dễ dàng hơn rất nhiều so với việc dùng từ ngữ đơn thuần.

Phát kiến ra những hình tượng phù hợp cho hồ sơ tài liệu của bạn có thể sẽ mất thời gian, song chúng có thể vừa truyền tải rõ nét ý tưởng của bạn, vừa nâng cao đáng kể trải nghiệm đọc của các đồng nghiệp. Một bức ảnh đẹp có thể còn giúp bạn bán được hồ sơ viết của mình. Đây là một sự thật không thể chối cãi: vẻ ngoài và cảm nhận tổng quan về hồ sơ thiết kế của bạn sẽ ảnh hưởng tới nhận định của đồng nghiệp về công việc của bạn. Tạo ra một mẫu hình tuyệt vời thôi chưa đủ, bạn còn phải biết cách trình bày nó một cách hiệu quả nhất.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

8. Cắt ngắn chu trình lặp lại

Đừng đợi cho tới khi có toàn bộ mảng gameplay rồi mới đưa dự án của bạn vào thử nghiệm. Bởi tới khi đó, bạn có lẽ đã phí thời gian đánh bóng cơ chế điều khiển nghèo nàn, quá tập trung vào một mảng kỹ thuật không quan trọng với người chơi, hay làm việc trên một hệ thống quá lớn mà bạn chỉ có thể điều chỉnh với một chi phí tốn kém. Trong bất cứ công việc nào liên quan tới thiết kế, yếu tố lặp lại là then chốt, và quan trọng là phải làm điều này nhanh chóng.

Chu trình lặp lại có nghĩa là trong một lúc, bạn chỉ nên làm việc trên một bộ tính năng thô có giới hạn, và nhận phản hồi lại trước khi hoàn thiện nó. Mất hàng giờ tập trung làm việc để viết mã hay thiết kế một bộ cơ chế nhỏ, nhưng chỉ mất vài phút để đồng nghiệp của bạn đảm bảo rằng công việc đó đang đi đúng hướng. Vậy nên nếu chưa cắt ngắn những chu trình lặp lại này thì tốt nhất là bạn nên vận dụng điều này càng sớm càng tốt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

9. Sử dụng phân tích từ đầu

Bất kể bạn có bao nhiêu nhân viên tester, bao gồm cả chính mình, bạn có thể theo dõi tất cả các thông tin hữu ích với một API (giao diện lập trình ứng dụng) phân tích. Bao nhiêu lần một người thử nghiệm thất bại tại một màn cụ thể? Bao nhiêu người vượt qua một thử thách cụ thể? Những mẩu thông tin đơn giản như vậy sẽ cho bạn nắm được rằng mình đã cân bằng game tốt hay chưa. Chúng rất khó có thể được theo dõi một cách thủ công, tuy nhiên lại đặc biệt hữu ích trong giai đoạn đầu của kế hoạch. Thêm vào đó, chúng cũng có vai trò trong giai đoạn thử nghiệm beta… thậm chí là cho tới sau khi trò chơi được phát hành.

Một công cụ như GameAnalytics sẽ theo dõi và biểu thị tất cả dữ liệu đó cho bạn. Nếu bạn đang sử dụng Unity, thậm chí còn có bộ công cụ phát triển phần mềm SDK tích hợp sẵn để tải vào IDE (môi trường phát triển tích hợp) yêu thích của bạn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

10. Làm việc với những công cụ hiệu quả

Vài IDE đặt biệt cho thấy sự hiệu quả hơn đáng kể khi tiến hành thử nghiệm. Cho tới nay, với các mẫu thử 2D, nhiều người thường chọn IDE HTML 5 – construct 2. Với bất kỳ dự án cụ thể nào, trong vòng 1 đến 2 giờ, chúng ta có thể làm ra một mẫu thử nghiệm đơn giản nhưng chính xác với nó. Bởi lẽ đó là HTML 5 nên cho chúng ta có khả năng chuyển tiếp game đó tới một đồng nghiệp trong khu vực để lấy phản hồi cực kỳ nhanh.

Các nhà phát triển chính của game đó có thể chọn bất kỳ engine nào khác để tạo mã cho sản phẩm cuối cùng. Rõ ràng, trong một đội ngũ cố định, sẽ là lý tưởng nếu tất cả đều làm việc với một bộ công cụ chung. Như bạn đã biết, một công cụ như Unity là tuyệt vời cho cả thử nghiệm và làm việc dài hạn, một lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang hướng tới các game native. Nếu như bạn là một nhà thiết kế game độc lập hoặc một freelancer, những công nghệ như HTML 5 hay Haxe cũng rất tuyệt cho việc thử nghiệm nhanh chóng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

11. Sử dụng những nội dung giữ chỗ

Không có thời gian để lãng phí với những chi tiết không cần thiết trong giai đoạn tiền sản xuất ban đầu. Khả năng cao là những mẫu thử đầu tiên sẽ không được giữ lại nguyên trạng. Chúng thường bị vứt bỏ bởi lẽ đây là bước tạo hình ý tưởng chủ đạo chứ không phải nền tảng cơ sở cho một sản phẩm. Tại giai đoạn này của một dự án, bạn không nên do dự việc sử dụng những mánh khóe, những nội dung giữ chỗ và những mẩu mã vụn vặt. Điều quan trọng nhất ở đây, khi xét tới ý tưởng chủ đạo của game, là bạn tìm ra được hướng thiết kế đúng đắn. Và tất nhiên, để tìm ra nó thì cần nhiều thử nghiệm và sai lầm.

Cố gắng để giữ được hiệu quả xuyên suốt quá trình thiết kế đòi hỏi một sự chuyển đổi trong tâm trí, khi mà chúng ta vẫn thường thấy việc sử dụng và tái sử dụng những nội dung giữ chỗ là không tự nhiên và tự giác đối với những đồng nghiệp chuyên nghiệp của mình.

Tóm lược

Tổng quan, danh sách trên có thể được tóm lại thành 3 điểm chung sau đây:

1. Sử dụng và lạm dụng các mẫu thử nghiệm

2. Nghĩ tới đồng nghiệp khi viết và làm mã

3. Và đừng sao nhãng việc trình bày rõ ràng

Theo GameAnalytics