Có thể nói trong Tây du ký những năm tháng Tôn Ngộ Không bị giam dưới Ngũ Hành sơn chắc chắn là khoảng thời gian tồi tệ nhất của Ngộ Không. Vốn dĩ là một Mỹ Hầu Vương tiêu diêu tự tại ở Hoa Quả sơn, còn là một Tề Thiên Đại Thánh có địa vị không nhỏ trên Cửu Trùng Thiên, vậy mà trong nháy mắt đã bị đánh rớt xuống phàm trần, còn bị núi đè không thể nhúc nhích, chỉ có thể vọng tưởng về cuộc sống tự do trong ký ức.
Tôn Ngộ Không dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm.
Tuy rằng nguyên tác không có nhắc đến, người Tôn Ngộ Không hận nhất, nhưng theo diễn biến truyện với tính khí của Tôn Ngộ Không, người mà Đại Thánh hận nhất chính là Phật Tổ Như Lai.
Tuy nhiên, mới đây có một số giả thuyết cho rằng, Tôn Ngộ Không phải cám ơn Phật Tổ Như Lai, nếu không có Như Lai xuất hiện, Đại Thánh có khi đã bị tiêu giệt.
Nhớ năm xưa, Tôn Ngộ Không lúc đại náo Thiên cung hết sức mạnh mẽ uy phong. Đến Ngọc Đế còn bị Đại Thánh làm cho sợ hãi phải chui xuống gầm bàn và chỉ có thể hét lớn: "Mau đến Linh Sơn mời Như Lai Phật Tổ".
Sau đó, Như Lai Phật Tổ không cần tốn công tốn sức, chỉ cần một ván cược nhỏ đã có thể giam Tôn Ngộ Không dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm.
Thế nên, rất nhiều người đã nói rằng nếu như có Phật Tổ Như Lai, thì nguyện vọng lật đổ Ngọc Đế của Ngộ Không đã thành hiện thực.
Nhưng sự thật theo nguyên tác Tây du ký, đầu tiên là Như Lai không phải được mời đến, mà là Ngọc Đế hạ chỉ tuyên đến. Lúc xuất phát Như Lai còn dặn các đệ tử: "Các người ngồi yên ở đây, ta phải đi cứu giá".
Sau đó, Như Lai nhanh chóng đến gặp Tôn Ngộ Không. Trước khi Như Lai đánh cược với Ngộ Không, có một chi tiết nhỏ mà ít người chú ý. Như Lai đã nói với Ngộ Không rằng: "Mau chóng quy y, đừng nói nhiều lời hồ đồ. Chỉ sợ gặp phải độc thủ, tiếc cho vận mệnh nhà ngươi".
Như Lai đã cảnh báo Ngộ Không cẩn thận không gặp phải "độc thủ". "Độc thủ" ở đây chắc chắn không phải người nhà Phật hay Như Lai, mà muốn diệt trừ Đại Thánh lúc đó chỉ có người của Thiên Đình.
Ngay đến Như Lai cũng nói như vậy, thì chứng tỏ cho dù ông không đến thì Thiên Đình vẫn còn người có thể thu phục, thậm chí hạ độc thủ lấy đi tính mạng của Ngộ Không.
Trên Thiên Đình thực chất có rất nhiều đại tiên thừa sức thu phục được Tôn Ngộ Không, và trong diễn biến truyện đã chứng minh điều đó, khi Ngộ Không phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh, đã có những lần đụng độ với những thú cưỡi hay tiểu đồng của các vị đại tiện và phải Đại Thánh phải chấp nhận thất bại cay đắng.
Có ý kiến cho rằng, dù đến những giây phút cuối cùng, khi Ngộ Không đại náo Thiên cung không một vị thần tiên nào có thể đánh bại Đại Thánh, thì Ngộ không cũng không thể phế ngôi Ngọc Đế được.
Vì suy cho cùng, Ngọc Đế cũng là người lãnh đạo có địa vị cao nhất, chủ của Tam giới, chưa đến đường cùng thì Ngọc Đế sẽ tuyệt đối không thể hiện bản lĩnh thực sự.
Còn về Như Lai vốn có thể dễ dàng khiến Tôn Ngộ Không tan biến, nhưng đức phật từ bi, không sát giới, nên đã bày trò cá cược với Tôn Ngộ Không.
Tôn Ngộ Không dù trổ hết bản lĩnh không thể nhảy ra khỏi bàn tay của Phật tổ. Sau khi thua cược, Tôn Ngộ Không liền dùng Cân đẩu vân để chạy trốn. Nhưng kết cục vẫn không thoát khỏi bàn tay Như Lại, bị đày dưới núi Ngũ Hành 500 năm.
Như Lai đã phái sáu vị "quản ngục" trông coi Ngộ Không tại Ngũ Hành sơn, một trong số đó là Thần Thổ Địa, 5 người còn lại là Ngũ Phương Yết Đế Hộ Pháp Thần của Phật môn. Có thể thấy Ngũ Hành sơn ngoài mặt là một nhà lao, nhưng cũng có thể coi là một vòng an toàn để bảo vệ tính mạng cho Đại Thánh.