Những câu chuyện xoay quanh hãng phát triển Quantic Dream và sự ra đời của Detroit: Become Human
Được biết, Detroit: Become Human là tựa game độc quyền trên PS4 được phát triển bởi Quantic Dream. Từ lâu, nhà sản xuất này vốn đã nổi tiếng với những tựa game có biểu cảm nhân vật chân thực, sở hữu lối chơi tương tác độc đáo với nhiều cốt chuyện bẻ nhánh. Với sự xuất hiện của Detroit: Become Human, Quantic Dream đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào định hướng phát triển cũng như phong cách làm game của họ.
Công bố lần đầu tiên tại hội chợ E3 2015, Detroit gây được ấn tượng mạnh với người xem nhờ sự xuất hiện trở lại của Kara - người máy mang hình dáng phụ nữ từng xuất hiện trong demo giới thiệu công nghệ mô phỏng cảm xúc tuyệt vời do Quantic Dream xây dựng ở GDC 2012. Khác với những người máy khác, cô nàng android có khả năng nhận biết mình là robot và mình tồn tại, không cần nghe theo lệnh của con người. Ngoài Kara, Detroit: Become Human còn đem đến cho người chơi nhiều sự lựa chọn khác với phong cách khá giống Heavy Rain khi câu chuyện sẽ được kể dưới nhiều góc nhìn của các nhân vật khác nhau.
Lần này hãng Quantic Dream hướng tới việc đi sâu vào cốt truyện nhiều hơn thay vì kể 1 câu chuyện viễn tưởng. Họ dự tính sẽ sử dụng những xung đột giữa người và các android, như những câu chuyện đầy ẩn ý về những vấn đề xã hội ngoài đời thực. Nhà sản xuất đã khẳng định rằng "Detroit: Become Human" sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, từ bài ngoại, phân biệt chủng tộc, bạo lực gia đình, bất ổn kinh tế và hơn thế nữa. Vẫn khó có thể biết được liệu họ có xử lý vấn đề này một cách tinh tế hơn hay không? Nhưng thực tế cho thấy, họ đang rất cố gắng truyền đạt để có thể thu hút được ánh nhìn từ chúng ta.
Lần này, họ đã buộc phải xây dựng lại một engine mới, thể hiện một thế giới hoàn toàn chân thực, thực tế, các chi tiết phải vô cùng chặt chẽ với nhau. Mọi thứ trong engine này được cho là "phức tạp nhất" và vượt xa những gì mà hãng Quantic Dream từng làm.
Bối cảnh game Detroit: Become Human?
Bối cảnh của Detroit: Become Human được đặt ở tương lai, xoay quanh một nơi gần thành phố Detroit, câu chuyện xoay quanh công nghệ tối tân và tiên tiến về những người máy có trí tuệ nhân tạo (android). Nhưng câu chuyện sẽ đi hướng ngược lại so với những gì chúng ta đã tưởng tượng. Có lẽ khi nhắc đến android thì mọi người đều nghĩ đến nhân loài bị sụp đổ dưới trí tuệ thông minh nhân tạo A.I. Thực chất chúng ta sẽ được thấy câu chuyện về cách nhân loại đang đối xử, điều khiển và ngược đãi các nhân bản Android như thế nào.
Gameplay của Detroit: Become Human
Với sự xuất hiện của 3 nhân vật, người chơi có thể hóa thân thành 1 trong 3 nhân vật đó để có cái nhìn tổng thể về từng nhân vật qua chính góc nhìn của họ. Nhìn chung cả 3 nhân vật đều có sự hấp dẫn từ diễn biến đến kết thúc của họ. Tương tự với Heavy Rain, cả 3 nhân vật đều có thể tác động đến cốt truyện của nhau từ các chi tiết nhỏ nhất.
Hơn nữa, các phân khúc lựa chọn căng thẳng đều dẫn người chơi đến những cái kết khác nhau. Việc lựa chọn và kết quả sau đó, đều tùy thuộc vào sự tinh ý và tính tỉ mỉ, quyết đoán của người chơi. Và như ông bà xưa thường nói, "sai một li, đi một dặm" là điều hoàn toàn có thế xảy ra trong Detroit: Become Human, cho dù người chơi có vô tình dẫn nhân vật đến cái chết thì mọi chuyện đều diễn ra bình thường mà không hề được báo "Game over"
Mất bao lâu để "phá đảo" Detroit: Become Human?
Giống như các game trước của hãng như Beyond Two Souls, hay Heavy Rain, các game thuộc thể loại phiêu lưu tương tác & tuyến tính theo cốt truyện, Detroit: Become Human dự tính sẽ kéo dài từ 8-12 tiếng, tùy thuộc vào phong cách chơi của người chơi.
Nhưng các bạn cũng đừng nghĩ đến việc có thể "phá đảo" game ngay trong 8-12 tiếng, vì có rất nhiều lựa chọn dẫn đến các kết thúc khó lường khác nhau. Điều này buộc người chơi phải chơi đi chơi lại khiến thời gian hoàn thành game có thể lên đến hơn 40 tiếng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nhưng may mắn, hãng cũng đã nghĩ đến cảnh người chơi phải bỏ hàng giờ đồng hồ ra để chơi lại từ đầu. Nên hãng cũng đã cung cấp cho người chơi 1 cá bảng "flow chart", cụ thể cho phép người chơi chơi lại bất kì phân đoạn nào để sửa sai nếu muốn mà k cần chơi lại từ đầu của các chapter.
Nhưng theo mình nghĩ thì các bạn vẫn nên dành ra một lần chơi một mạch từ đầu đến cuối để có trải nghiệm đầy đủ nhất, rồi sau đó mới nên "thí nghiệm" các lựa chọn khác. Vì thế, sẽ không phá vỡ mạch truyện cũng như cảm xúc của mấy bạn.
Game độc quyền cho PS4
Đối với PS4 bản thường, chúng ta có độ phân giải 1080p, khung hình 30fps, đầy đủ hiệu ứng như volumetric lights, screen-space reflections, HDR.
Còn đối với bản Pro, chúng ta sẽ có độ phân giải 4k checkerboard rendering, khung hình 30fps [ai dùng TV thường sẽ được "supersampling" từ độ phân giải cao hơn xuống 1080p giúp hình ảnh trong và sắc nét hơn khi soi "từng điểm ảnh so với bản thường"]. Cải thiện hiệu ứng volumetric lights, các chi tiết trên bề mặt thật hơn, HDR …
Một trong những lí do mà Detroit: Become Human chỉ 30fps, là vì những tựa game phân khúc "như coi phim" luôn đề cao mặt hình ảnh hơn là tốc độ khung hình, để trải nghiệm mang tính "cinematic" tốt hơn. Và nếu ai đã chơi bản demo của Detroit: Become Human thì sẽ thấy khung hình không phải là vấn đề với tiết tấu game chậm [mà gay cấn] của trò chơi.
(Tham khảo ChiiKen Gamer)