- Theo Helino | 27/05/2019 06:00 PM
Trong những bộ phim truyện kiếm hiệp Kim Dung, Cái Bang thường được giới võ lâm đồng đạo nhắc đến như một môn phái có độ ảnh hưởng danh thế cùng phạm vi hoạt động cực kỳ rộng lớn. Bên cạnh đó, môn phái này cũng nổi tiếng khắp chốn giang hồ với hai bộ võ công độc môn Giáng Long Thập Bát Chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp. Đặc biệt xét riêng về Đả Cẩu Bổng, chắc chắn 100% fan kiếm hiệp sẽ "té ngửa" khi biết sự thật, đây là bộ võ công mà phái Cái Bang sáng tạo ra từ nỗi sợ bị... chó cắn.
Văn hóa dân gian Trung Quốc có hẳn một câu chuyện ngụ ngôn riêng để kể về điển tích này, theo đó vào thời Bắc Tống, có một tên địa chủ giàu có nhưng rất keo kiệt tên là Vương Toán, lần nọ có một người ăn xin tới gõ cửa gia phủ của Vương Toán để cầu thực, Vương Toán vốn không có ý cho đồ ngược lại còn muốn đuổi người ăn xin đi, nhưng do trong nhà đang tiếp khách quý nên hắn muốn tỏ ra là một người tốt bụng. Hắn liền nghĩ tới một kế bảo gia nhân mời người ăn mày vào trong phủ, lấy cơm thừa của chó bố thí cho ông ta sau đó lập tức đóng cửa thả chó.
Trong phim kiếm hiệp, bất kỳ người ăn xin nào cũng luôn mang theo bên mình một chiếc gậy "phòng cẩu"
Dĩ nhiên sau đó người ăn mày đáng thương không những không nhận được chút đồ ăn nào mà còn bị đám chó nhà Vương Toán hành cho một trận tơi tả. Nuôi hận trong lòng, người ăn mày đó đã tự dùng cây gậy của chính mình và sáng tạo ra những thế đòn chống trả lại loài chó, tiếp đến ông đặt tên cho nó là "Đả Cẩu Bổng Pháp" và phổ biến võ công này cho những huynh đệ cùng cảnh hành khất như mình. Mục đích bộ võ công cốt dùng để trị đám chó dại hay cắn bậy, đặc biệt là những kẻ giàu tiền tài, tâm tà ác như lão địa chủ Vương Toán.
Vậy còn phái Thiếu Lâm thì sao?
Tuy không sở hữu danh hiệu "Thiên Hạ Đệ Nhất Bang" lẫy lừng như Cái Bang, tuy nhiên Thiếu Lâm Tự lại được biết đến như môn phái có công khởi nguồn võ học cho toàn giang hồ. Và giống như mọi môn phái khác trong bối cảnh giang hồ kiếm hiệp đặc sắc được tô vẽ bởi nhà văn Kim Dung, đệ tử Thiếu Lâm cũng có những nỗi sợ, yếu điểm riêng không lẫn đi đâu được. Trong bài viết hôm nay, các fan kiếm hiệp sẽ tiếp tục được hiểu hơn về câu chuyện thú vị này!
Sợ Tàng Kinh Các bị trộm cướp
Võ lâm thời nào cũng có kẻ muốn đánh cướp Tàng Kinh Các, vì luôn tin rằng bên trong nơi này chứa đựng những tuyệt kỹ võ học lợi hại.
Nếu đã từng theo dõi qua nhiều bộ phim truyện kiếm hiệp Kim Dung, hẳn bạn sẽ thấy rất quen thuộc khi nghe nhắc đến cái tên "Tàng Kinh Các". Trong bối cảnh truyện, đây là địa danh truyền đời được phái Thiếu Lâm bảo vệ rất nghiêm ngặt. Việc này cũng là lý do chính dấy lên lời đồn đại rằng: Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự chứa đựng vô số tuyệt kỹ võ học, giúp người sở hữu chúng có thể bá thành thiên hạ. Rồi từ lời đồn đại mù quáng này, trên giang hồ không ít kẻ máu làm liều, đến Thiếu Lâm Tự tấn công vào Tàng Kinh Các để nhằm cướp sách, một số khác thì dùng mưu mẹo của mình để đột nhập trộm sách.
Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự là một địa danh có thật ngoài đời
Điển hình nhất là vụ hai nhân vật Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử lấy trộm bộ Cửu Dương Thần Công từ Tàng Kinh Các rồi bỏ trốn, tuy Tảo Địa Tăng - người gánh vác trách nhiệm bảo vệ Tàng Kinh Các đã đuổi theo nhưng sau đó ông cũng không giành lại được bộ bí kíp này, đành phải chịu nhìn nó thất lạc trong giang hồ, gây nên những hệ quả khó lường. Bởi vậy nên nếu nhắc đến điều lo sợ của đệ tử Thiếu Lâm Tự thì nỗi lo sợ Tàng Kinh Các bị trộm cướp sách là lớn nhất!
Sợ đối đầu với Thập Bát Đồng Nhân
Trong một số bộ tiểu thuyết và phim ảnh khai thác câu chuyện về Thiếu Lâm Tự, các fan kiếm hiệp vẫn thường xuyên được diện kiến với Thập Bát Đồng Nhân, tương truyền, đây là 18 vị đệ tử chùa Thiếu Lâm sở hữu võ công thượng thừa, ngoại công của họ được ví như mình đồng da sắt, đau thương bất nhập. Có thuyết nói, để đề phòng đệ tử Thiếu Lâm khi công phu chưa luyện thành mà tự ý xuống núi, bị kẻ khác đánh bại làm ô danh phái Thiếu Lâm, các cao tăng đã đặt 18 người đồng này đứng trấn trước cửa ra, đệ tử nào có thể đánh lui người đồng tức là công phu đã đạt tới mức thâm hậu
Thập Bát Đồng Nhân chính là thử thách lớn nhất đối với người của Phật Gia
Sợ... gái
Theo giáo lý nhập môn của Thiếu Lâm Tự, bất kỳ môn đệ nào cũng phải thuộc nằm lòng câu "nam nữ thụ thụ bất thân" (ý chỉ đệ tử Phật gia không được phép có tư tình nam nữ). Nếu phạm phải điều này, đệ tử Thiếu Lâm sẽ phải chịu hình phạt rất nặng, từ việc gánh nước, quét chùa 5 năm hoặc còn có thể bị trục xuất khỏi chùa.
Phàm là đệ tử tục gia, ai cũng đều rất sợ... tiếp xúc với con gái.
Bởi vậy khi theo dõi những bộ phim kiếm hiệp mà có xuất hiện tình tiết một cô nương nào đó vô tình tiếp xúc với một vị tiểu hòa thượng trẻ, chúng ta sẽ thấy vị hòa thượng lập tức đẩy cô nương ấy ra cách mình... chục mét. Kế đến họ sẽ nói kèm câu thoại quen thuộc: "Cô nương xin hãy giữ lễ! Đừng khiến bần tăng khó xử!"
Thậm chí ban đầu, điều này còn được giữ theo nguyên tác khi Thiếu Lân phái bắt đầu xuất hiện trong các tựa game thuộc thể loại kiếm hiệp: đầu trọc, tính tình điềm tĩnh, tránh xa thị phi, thích cô đơn và đặc biệt là... không thể kết hôn. Tuy nhiên thật may mắn là càng ngày, với sự "nổi dậy" đòi quyền công bằng của các fan võ lâm mà hình tượng Thiếu Lâm phái cũng dần dần được nới lỏng, có thể vương vấn nữ nhi, thành gia lập thất như tất cả các môn phái khác. Thậm chí trong một số tựa game đời mới như Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile, Thiếu Lâm còn trở thành "hot boy" được săn lùng từ trong game ra đến ngoài đời, là "mỹ nam" trong lòng Đường Môn hay Bách Hoa, khiến các nàng "nguyện chết".
Thiếu Lâm phái trong Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile vẫn giữ được nét uy phong dũng mãnh...
...cùng sự điềm tĩnh vốn có của phật gia
...nhưng đã có thể "vờn hoa ghẹo nguyệt"
...sở hữu kho "mẫu tóc" thời thượng, gái theo không ngớt
...từng trở thành "hiện tượng" trên Tiktok...
...thậm chí "thầy" bây giờ đã có thể cưới vợ rồi nhé
Sợ đối phó với Ác Tăng
Thiếu Lâm Tự trong sách truyện kiếm hiệp cũng không thiếu những câu chuyện kể về những kẻ môn đệ biến chất, sau khi gia nhập phái Thiếu Lâm thường sẽ lẻn vào trong Tàng Kinh Các ăn trộm bí kíp võ công, luyện thành rồi tự ý bỏ phái, xuống núi gây họa cho giang hồ. Những kẻ này khi làm chuyện xấu đều tự xưng danh nghĩa đệ tử Thiếu Lâm Tự nên được người đời gán danh là Ác Tăng, nhận thấy những Ác Tăng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy danh trấn phái nên Thiếu Lâm phải cử những cao tăng võ công thâm hậu xuống núi, lùng bắt những tên này về chùa quy án. Tuy nhiên, đây không hề là việc dễ dàng đối với đệ tử Thiếu Lâm Tự.
Bạn đã được biết về những nỗi sợ khôi hài của đệ tử hai phái Cái Bang và Thiếu Lâm, vậy bạn có muốn biết thêm về yếu điểm các môn phái như Côn Lôn, Thanh Thành, Bách Hoa hay Nga My? Hãy tham gia khám phá cùng cộng đồng Thục Sơn Kỳ Hiệp TẠI ĐÂY.