Tâm sự của một người Việt làm game tại Trung Quốc: Ở đây toàn đạo nhái, nhưng cũng đã tiến bộ dần

Rogue Knight  - Theo Trí Thức Trẻ | 03/10/2016 04:45 PM

Chúng tôi xin được giới thiệu bài viết về nghề phát triển game tại Trung Quốc do một người Việt làm việc tại đất nước tỷ dân này chia sẻ trên trang fanpage ViNa Ludens.

Rõ ràng, Trung Quốc đang nổi lên như một quốc gia có nền công nghiệp game lớn nhất thế giới ở cả doanh thu cho tới vận hành và phát triển. Tất nhiên với sự thăng tiến mạnh mẽ như vậy thì nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành này cũng rất lớn và các Game Designer (GD) cũng xuất hiện rất nhiều.

Sau đây, chúng tôi xin được giới thiệu bài viết về nghề phát triển game tại Trung Quốc do một người Việt làm việc tại đất nước tỷ dân này chia sẻ trên trang fanpage ViNa Ludens. Qua những dòng tâm sự này, chúng ta có thể thấy rõ hơn về ngành game tại đây:


(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Sau 3 năm làm GD (Game Designer) ở Tàu thì bản thân đúc kết được một số thứ hay ho, hôm nay chả biết viết gì nên đem ra chém , không biết có khác VN nhiều không chứ chắc chắn là khác Tây Lông một trời một vực đấy. Khác với GD ở Tây (linh hồn của game ) thì GD ở TQ , phần nhiều sẽ đảm bảo cho quá trình dev game được nhanh gọn nhẹ, đương nhiên vẫn phải xây dựng linh hồn của game rồi, nhưng do... e hèm... đặc thù clone và clone nên...

Class-tree :

Default Character : do ngành GD là ngành mới ở TQ, không có đào tạo chính quy và quy mô như Coder và Artists, nên ngưỡng vào rất thấp, chỉ cần thích là được, nhưng để lên cao thì rất khó, vì đa phần vẫn là tự mày mò, (costly) trial và error, ngay cả những công ty lớn như NetEase, PerfectWorld, Tencent thì hệ thống đào tạo GD của họ cũng không giống nhau, và đều dựa trên kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm. Tất cả những người vừa vào thì đều gọi chung là GD chấp hành (hoặc tạp vụ, trainee), nhiệm vụ là làm tất cả những gì mà Senior GD của bạn muốn bạn làm, rồi khi làm lâu và đủ hiểu nghề thì sẽ bắt đầu đi chuyên sâu hơn vào từng mảng của GD.

Evovole: bước qua giại đoạn học việc thì mỗi GD sẽ được (hoặc tự chọn) cho mình một nhánh class sâu hơn ( nôm na là đủ level thì bắt đầu tiến hóa ^^), như sau:

Level Designer: phụ trách thiết kế level, nhiệm vụ trong game, độ khó. Phân bố quái vật, phân bố cạm bẫy, environment, AI quái vật, nói chung là người tạo ra thế giới trong game. Phải làm việc nhiều cùng cả artist và coder

System Designer: Người quyết định các quy tắc của mỗi hệ thống, cho cả trò chơi, có tư duy logic và khả năng làm việc tốt với coder.

Balancing: Phụ trách tất cả các phần có số má trong game, bao gồm độ khó, AI, hệ thống, hay phải đâm chọc đến cả bọn coders lẫn các GD khác, ngoại trừ cái thằng viết cốt truyện ra, cố làm sao cho cả game nó mượt đừng để xuất hiện 1 hoặc 2 hệ thống có cost effective quá thấp làm hỏng hoàn toàn balance của cả game, ảnh hưởng đến các hệ thống khác, nhiệm vụ trọng đại, năng lực đòi hỏi cao. Quan trọng nhất là làm sao hút máu người chơi....

Script Designer: Ít gặp, đòi hỏi phải biết ít nhất 1 ngôn ngữ lập trình, thường là Python và LUA , có thể hiểu là một dạng kết hợp giữa Coder và system designer, có thể giúp coder làm các prototype hoặc các tool trong công việc designer.

UI (Graphic) Designer: thiết kế UI cho game, làm việc nhiều với Artist, chủ yếu làm UI, phần graphic (quái trông ra sao, nhân vật thế nào , thường sẽ để lead artist và lead designer làm, nên ít khi gọi graphic designer mà gọi luôn là UI).

Document Designer: phụ trách tất cả các text trong game, description của quest, nhân vật, quest, đối thoại trong cốt truyện. Thiết lập thế giới quan, sáng tác cốt truyện... làm việc độc lập, ít phải đi đánh nhau với coder và artist

Operator : phụ trách sắp xếp các event trong game, ngoài game, online offline sau khi game đã online, phụ trách luôn tiếp thu ý kiến của người chơi và chuyển về cho lead designer. Thường chỉ có bên công ty phát hành game thôi, các dev đa phần tự vận hành với lực lượng dev game hoặc để bên phát hành phụ trách vận hành.

Boss fight: lên tiếp Lead Designer, sau nữa là Game Producer, game producer là người đứng đầu mỗi dự án ở trong hệ thống dev game TQ, phụ trách cả dev game lẫn project manager, cũng là bộ mặt công chúng của game, được khen bị chửi , tất cả đều tìm game producer.

Nhưng nói chung hệ thống như trên chỉ thấy ở các công ty lớn có bộ máy dev quá đồ sộ thôi, chứ đa phần các công ty vừa và nhỏ thì chỉ có 2 loại GD tồn tại, là lead designer và trainee, leader designer bàn bạc và thống nhất ý kiến với producer, sắp xếp công việc cho các GD khác làm.

Lead Designer cũng phụ trách luôn giao tiếp với Lead Coder, Lead Artist. Ngoài ra do các công việc thường có liên quan đến nhau nên ở cty vừa nhỏ, system + balancing + level design sẽ đi cùng nhau, UI/grapic designer/ operator do Lead Designer làm, vì BI chỉ có lead và producer mới được xem nên thường không có chỗ cho operator làm, và các ý kiến(yêu cầu) về vận hành sẽ được platform đưa ra mỗi tuần.

Skill-Tree

Skill quan trọng nhất của GD chắc vẫn là khả năng làm việc theo team, vì phần lớn các công việc đều phải có sự support của code và artist, của các designer khác, của người chơi. Nói tóm lại là đánh nhau chí chóe, war, war never ends! Thứ hai là khả năng bóc vỏ game người khác, do ngành game TQ chủ yếu là clone, nên ngày xưa khi bảo mật còn chưa được chú tâm thì đa phần không cần GD mà cứ crack game rồi lấy excel về xong ráp lại vào game là được. Về sau thị trường game cạnh tranh gay gắt hơn, clone xong phải đổi IP, thêm mắm dặm muối, mới có chỗ cho GD vào, dần dà là sẽ phải làm mới nhiều thứ nên vị trí của GD ở TQ ngày một được khẳng định.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Do không có hệ thống đào tạo chính quy nên hệ skill build lên cũng vô cùng lắm, cũng ko biết là có skill xong unlock class hay là unlock class rồi acquire skill nữa:

Excel: skill bắt buộc của GD tàu, vì tất cả số liệu đều setup trên excel rồi build file config, sau đó update lên game. Đơn giản thì xử lý chuỗi string, text, tính toán đồ. Hơn chút thì dùng VBA để giả lập mở rương mở hộp rút thẻ, test tỉ lệ mình set có đúng không, ngon hơn nữa thì tự viết battle stimulator, đỡ phải lệ thuộc vào bên dev quá nhiều.

Visio, Axure, dùng để làm chart trình bày logic, demo UI, quy trình trong game các thứ, có cũng được, không có dùng excel thay thế, bất tiện hơn chút thôi

Word, PPT, để viết GDD, thường thì viết dông dài nhưng chả ai thèm đọc, tốt nhất viết ngắn và dùng excel, visio để demo hết , chủ yếu ghi chép các phần quan trọng để khi tester làm việc thì thuận tiện hơn, có vấn đề cũng biết tại ai

Photoshop: không bắt buộc, để chắp vá demo các thứ thôi . . .

Kết

Ngưỡng vào thấp nên dẫn tới lương cũng thấp, nhưng là ngành dễ lên đến producer nhất trong 3 ngành GD, C, A. Lương của GD ở TQ cũng ko thể nào cao được, vì đặc thù ngành thiết kế là vẽ bánh nên thường sẽ ăn tiền thưởng nhiều hơn là lương. Tất cả các kĩ năng của một GD đều không thể quyết định được mức lương của họ (rừ biết code), mà chủ yếu là do kinh nghiệm THÀNH CÔNG.

Làm bao nhiêu game thất bại cũng không bằng có 1 game thành công, chỉ cần tham gia qua các game kiếm ra được tiền thì sẽ rất có giá, ngược lại có làm bao lâu mà ko may mắn được làm cùng game nào thành công thì mức lương sẽ cứ ỳ ạch ở 10k ~ 15k RMB (1500~2500$).


(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Sau đợt bùng nổ, khi các công ty bắt đầu cắt giảm biên chế thì bị đào thải ghê nhất vẫn là GD, một phần vì nhiều DEV chuyển qua làm out-source, một phần vì nhiều năm làm clone dẫn đến trình độ dặm chân tại chỗ, cách tư duy của GD TQ cũng rất tù, mặc dù họ đào lỗ hút máu rất giỏi, ngành GD của tây có chút gì đó nghệ thuật hơn, còn GD TQ thì lại kỹ thuật hơn, cách họ đánh vào tâm lý user vẫn rất chuẩn bài.

Ngoài ra khi đổi nghề cũng gặp rất nhiều bất lợi, vì trái với code và art, rất khó để nhìn nhận 1 GD năng lực đến đâu nếu chưa qua thời gian làm việc cùng, vì ông nào nói cũng hay cả... há há... Nên sau nhiều năm làm GD mà không bò lên được lead designer hoặc producer, thì nhiều người bỏ của chạy lấy người lắm, nhưng những ai vẫn ở lại thì con đường phía trước có phần tươi sáng hơn khi ngành game TQ đang dần đi vào con đường chính quy và đàng hoàng hơn.

Người Việt làm game - Nhiều khó khăn, nhưng đầy lửa đam mê