- Theo Helino | 01/04/2019 11:11 AM
Gia Cát Lượng và Tào Tháo là hai cái tên nổi tiếng bậc nhất thời Tam quốc. Nếu xét về tài trí, rõ ràng Tào Tháo không thể nào bì được với Gia Cát Lượng. Tuy nhiên, nên nhớ một điều, xét về thế cục, cuối cùng người nắm lợi thế sau cùng lại chính là Tào Ngụy. Theo hướng ngược lại, Thục Hán của Gia Cát Lượng lại chính là nước bị triệt hạ sớm nhất. Vậy điểm khác biệt ở đây là gì? Đó chính là cách nhìn người, dùng người. Rõ ràng, nếu so về cách nhìn người thì Tào Tháo quả thật là đáng nể.
Nguyên tắc dùng người của Tào Tháo
Là chủ công của một nước, dưới tay của Tào Tháo có rất nhiều anh hùng kiệt xuất như Hứa Chử, Trương Liêu, Nhạc Tiến,… Ở bên kia chiến tuyến, Gia Cát Lượng cũng không kém khi nắm trong tay những vị tướng như Quan Vũ, Mã Tắc, Ngụy Diên,… Sự khác biệt ở đây chính là cách dùng người. Tào Tháo có một câu nói nổi tiếng:”Không tin thì không dùng, đã dùng thì nhất định phải tin.” Có lẽ điều đó đã giúp cho Tào Tháo chiếm được lòng trung thành của tát cả các tướng lĩnh dưới tay ông. Kể cả những tướng ông thu nạp từ đối thủ như Trương Liêu cũng một mực trung thành với nước Ngụy.
Nguyên tắc đầu tiên của ông chính là trọng dụng người tài nhưng phải có phẩm chất đạo đức. Ví dụ rõ ràng nhất chính là Lữ Bố, tên “gia nô ba họ” này thật sự là có một sức mạnh thiên hạ vô địch. Nhưng đối với Tào Tháo, hắn cũng chỉ là muỗi, không đáng để sử dụng. Vì Lữ Bố vỗn dĩ không hề có chí lớn, là một kẻ ngu muội, sẵn sàng bán rẻ chữ trung nghĩa để có được cái lợi trước mắt. Nguyên tắc thứ hai, chỉ dùng người tài, không câu nệ xuất thân. Ví như Viên Thiệu và Đổng Trác, một kẻ là Thứ sử Tây Lương, kẻ còn lại 3 đời đã làm đến tận chức Tam công. Tào Tháo tuy ngoài miệng xua nịnh nhưng bên trong thật sự không hề xem hai kẻ đó ra gì. Nguọc lại, một kẻ đan giày thất phu như Lưu Bị, miễn là có chí lớn, trượng phu trung nghĩa, Tào Tháo lại đánh giá rất cao. Hay như Trương Liêu, khi xưa ông từng là viên tướng dưới tay Lữ Bố, cũng được Tào Tháo trọng dụng vì nể phục khí phách anh hùng của người này.
Sai lầm trong cách dùng người của Gia Cát Lượng
Là một nhân sĩ tài trí vẹn toàn, nhưng cả đời của Gia Cát Lượng phải ôm hận vì đã mắc một sai lầm lớn trong cách nhìn người. Có thể tóm gọn lại trong hai mấu chốt chính là không chú trọng bồi dưỡng nhân tài và vấn đề về Ngụy Diên. Sau khi Lưu Bị mất, nước Thục trở nên thiếu hụt nhân tài trầm trọng. Thay vì đẩy mạnh bồi dưỡng nhân tài, Gia Cát Lượng lại cứ mãi bận tâm đến việc Bắc phạt. Một đất nước dù mạnh tài nguyên đến đâu mà không có nhân lực thì chẳng khác gì một con rắn mất đầu. Điển hình là hai tấm gương Mã Tắc và Ngụy Diên,
Mã Tắc là một trong những học trò ưu tú của Gia Cát Lượng. Ông thừa hiểu vị học trò này tài cán như thế nào. Tuy nhiên, mặc cho Lưu Bị đã từng có lúc can ngăn, Lượng vẫn tin và dùng Mã Tắc. Cho đến khi Nhai Đình bị mất, Mã Tắc cũng phải đền tội. Chưa hết ở đó, dùng Mã Tắc đã là một sự khinh suất của Lượng, việc chém Mã Tắc lại càng là một sai lầm lớn của ông. Trong tình thế nước Thục khan hiếm nhân tài, lẽ ra ông phải để cho Mã Tắc có một cơ hội sửa sai.
Về phần Ngụy Diên, phải nói rằng Gia Cát Lượng có lẽ đã quá đa nghi. Không giống như Tào Tháo, Gia Cát Lượng tuy vẫn dùng Ngụy Diên nhưng trong lòng chưa hề dám đặt niềm tin vào vị tướng này. Đến nỗi mỗi khi Ngụy Diên hiến một kế sách gì, Lượng cũng đều cho đó là một kế phản sách và bỏ ngoài tai. Sau này, vì quá phẫn uất, Ngụy Diên cuối cùng cũng đã đứng lên làm phản. Có thể nói, chính Gia Cát Lượng mới là người đẩy Ngụy Diên vào con đường tạo phản.
Cốt lõi về nghệ thuật dùng người
Như những gì đã nói ở trên, Tào Tháo cuối cùng lập được cơ đồ phần lớn là nhờ vào việc ông trọng dụng nhân tài đúng cách. Nhờ có sự phò trợ của những người thực sự giỏi, Tào Tháo mới có thể hoàn thành sự nghiệp thống nhất miền Bắc. Những nguyên tắc dùng người của Tào Tháo thậm chí còn được áp dụng cho đến tận ngày nay. Nếu như Gia Cát Lượng nắm bắt được cách dùng người của Tào Tháo thì có lẽ không ai biết chắc được thiên hạ sẽ về tay người nào.