- Theo Helino | 19/09/2019 09:30 PM
Sẽ là một pha "tự sát" nếu các NPH (nhà phát hành) đem đến cho cộng đồng sản phẩm nào đó mà hoàn toàn… miễn phí. Là một game thủ, hẳn bạn sẽ hiểu được điều này, chẳng có thứ gì trong thế giới ảo là "free" cả. Một điều hiển nhiên, nếu chẳng có ai nạp tiền vào game, đội ngũ vận hành sẽ không đủ kinh phí để duy trì sự hoạt động của sản phẩm đó, một cái kết "đóng cửa" là đã được dự đoán trước. Tiếp đó, phần lớn lợi nhuận của các NPH lại thường chỉ đến từ các cá nhân "nhỏ lẻ" mà chúng ta vẫn hay gọi là "đại gia".
Phần lớn doanh thu của game mobile chỉ đến từ các... "đại gia"
Trong một cuộc khảo sát mới nhất của GameAnalytics, một sự thật khác nữa về ngành game mobile đã được hé lộ: Lượng người chơi duy trì và gắn bó với sản phẩm bất kỳ không hề lâu dài chút nào.
Với hơn 100.000 tựa game được nghiên cứu và 1.2 tỉ người chơi, GameAnalytics đã chỉ ra được rằng, phần lớn game thủ "bỏ game" ngay từ ngày đầu tiên ra mắt, cụ thể hơn, chính là từ bước "tải game". Quả thật, rất nhiều người có tâm lý chán nản, kiệt sức khi phải ngồi chờ cả tiếng đồng hồ chỉ để "download" game về máy điện thoại của mình. Đương nhiên, họ đủ kiên nhẫn để hoàn thành cho tới những file cài cuối cùng…
Số đông game thủ cũng có xu hướng bỏ game ngay từ khâu download
Những sản phẩm thuộc dạng "bom tấn", có sức hút thật sự khó cưỡng và gameplay siêu chất lượng mới sở hữu được con số "35%" người chơi ở lại sau ngày đầu tiên. Một vài ví dụ có thể kể đến như VLTK Mobile, Tiêu Dao Quyết Mobile (Tencent phát hành trong năm ngoái) hay Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile (YC Game)… Còn về mức trung bình, gọi là "tạm được" thì lượng người chơi ở lại sau ngày đầu tiên chỉ dừng ở 25% mà thôi.
Có thể bạn chưa biết: Bom tấn Tiêu Dao Quyết đã được mua về Việt Nam và chuẩn bị phát hành dưới tên gọi Cửu Kiếm 3D
Mặc dù người chơi không ở lại trải nghiệm sản phẩm quá lâu nhưng trên thực tế thì ngay từ NSX (nhà sản xuất) hay NPH cũng đã nắm được tình hình này. Sau 1 tuần ra mắt, đội ngũ lập trình viên chỉ mong giữ được 11% người chơi vẫn còn hoạt động. Đến ngày thứ 28, cũng chỉ có một số ít các bom tấn thật sự chất lượng (lối chơi, đồ họa và rất nhiều yếu tố khác không có gì để chê trách) mới giữ chân được 4% lượng người chơi.
Đây cũng là một trong những tựa game hiếm hoi có chỉ số giữ chân người chơi tốt nhất hiện tại
Một con số khác cũng khá bất ngờ về game mobile là bình thường, một người chơi trung bình sẽ chỉ bỏ ra từ 7 tới 8 phút để trải nghiệm tựa game mới. Sau khoảng thời gian này họ sẽ quyết định từ bỏ để tìm kiếm sân chơi khác phù hợp hơn hoặc đóng góp vào con số 4% ở trên.
Những chỉ số mà GameAnalytics chỉ ra có đôi chút khác biệt khi xét về các thể loại khác nhau, từ bắn súng, nhập vai, game thẻ bài, chiến thuật… Tuy nhiên, đứng đầu bảng xếp hạng bị "rớt" người chơi nhiều nhất lại chính là MMORPG.
Pha khảo sát của GameAnalytics đã chỉ ra có sự khác biệt giữa các thể loại game
Pha khảo sát này của GameAnalytics đã cho chúng ta thấy được phần nào cách hoạt động mà ngành game mobile trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng đang hiện hữu như thế nào. Là một người chơi lâu năm, có vẻ như đây cũng là điều khá dễ hiểu. Chỉ tính riêng ở Việt Nam trong năm ngoái, số lượng game mobile ra mắt đã lên tới gần cả nghìn…
Chúng hầu hết đều là những tựa game "free-to-play" nên rất dễ thu hút game thủ vào trải nghiệm thử. Tuy nhiên, không phải toàn bộ đều được chăm chút tỉ mỉ về chất lượng nên việc rơi rớt user là hoàn toàn thường xuyên.
Chính vì ra mắt quá nhiều sản phẩm, lựa chọn của người chơi cũng vì thế mà đa dạng hơn nhưng lại đi kèm hậu quả khó lường
Tất nhiên, Apple và Google cũng nhận ra các chỉ số đáng lưu ý này, thậm chí họ đã có nhiều biện pháp để khắc phục. Bằng chứng là trong thời gian gần đây, có rất nhiều sản phẩm ở Việt Nam gặp vấn đề khi cố gắng đăng ký lên store. Để hạn chế các tựa game kém chất lượng, có vô số yếu tố mới trong khâu kiểm duyệt đã được bổ sung, phần nào đã khiến nhiều NPH phải "chao đảo".
Cả Apple và Google đều đang có những biện pháp để khắc phục tình trạng này
Trong những năm 80, từng có một vụ chấn động trong ngành game console, khi mà các NSX quá thiếu thốn nhân lực và thị trường thì tràn ngập sản phẩm kém chất lượng được "sale" với giá hời. Đây thực sự là thảm họa mà không "ông lớn" nào muốn tái diễn trong thời kỳ hiện nay. Mối lo của Apple và Google là hoàn toàn chính xác khi nhanh chóng đưa ra những động thái cụ thể để chặn đứng nạn "game rác".
Dù vậy, liệu phương án đang được sử dụng có thể đem đến một tương lai sáng lạn hơn, khiến những con số khảo sát ở trên được cải thiện? Có vẻ như chúng ta sẽ vẫn phải chờ thêm một khoảng thời gian rất lâu nữa mới có được câu trả lời!
Ngoài lề: Cửu Kiếm 3D (tiền thân là Tiêu Dao Quyết do Tencent phát hành tại Trung Quốc năm ngoái) hiện đang là cái tên gây được sự chú ý lớn từ giới game thủ. Với nền đồ họa tân tiến, hệ thống môn phái có chiều sâu và cơ chế PK độc đáo, bom tấn này ngay khi còn ở thị trường tỉ dân đã tung hoành trên khắp các BXH và nhận được nhiều lời khen từ giới chuyên môn. Tin rằng Cửu Kiếm 3D sẽ sớm góp mặt vào danh sách những tựa game MMORPG hot nhất trên di động tại Việt Nam giai đoạn cuối năm 2019.
Bạn đọc có thể tìm hiểu về Cửu Kiếm 3D và "hóng" thêm nhiều thông tin chi tiết hơn nữa tại: https://www.facebook.com/cuukiem3d.vn/
Nguồn: GameAnalytics