Sự thật bất ngờ: Tôn Ngộ Không hoàn toàn không phải nhân vật hư cấu mà còn có thật trong lịch sử?

Tiểu Long Nữ  - Theo Helino | 09/05/2019 10:00 PM

Thần Ma Mobile
01/05/2019 NCB: Trung Quốc NPH:

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Tôn Ngộ Không rất có thể không hoàn toàn là sản phẩm từ trí tưởng tượng của tác giả Ngô Thừa Ân.

Tây Du Ký là tác phẩm có sức ảnh hưởng rất lớn lên khán giả toàn Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Cứ mỗi mùa hè đến, giai điệu quen thuộc lại vang lên, báo hiệu cho cuộc hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng tiếp tục. Vì sự phủ sóng rộng đến vậy, hình tượng Tôn Ngộ Không luôn là niềm cảm hứng cho nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, đặc biệt là trong giới game online. Nhiều game thủ chắc hẳn đã không còn lạ lẫm khi được nhìn thấy chú khỉ đá quen thuộc bay lượn trong thế giới ảo mà mình đang gắn bó.

Sự thật bất ngờ: Tôn Ngộ Không hoàn toàn không phải nhân vật hư cấu mà còn có thật trong lịch sử? - Ảnh 1.

Hình tượng Tôn Ngộ Không đã trở thành đề tài được khai thác trên nhiều phương tiện truyền thông

Câu hỏi về sự tồn tại của Tôn Ngộ Không trong lịch sử luôn khiến các nhà nghiên cứu đau đầu. Nếu có thể chứng minh được nhân vật này hoàn toàn có thật, tư tưởng Phật Giáo, Đạo Giáo sẽ còn được phổ biến đi xa hơn nữa. Chưa hết, nó còn củng cố thêm niềm tin cho nhiều độc giả về một thế giới cực lạc đẹp mê hồn, đến mức mà chẳng bút mực nào tả xiết nổi.

Sự thật bất ngờ: Tôn Ngộ Không hoàn toàn không phải nhân vật hư cấu mà còn có thật trong lịch sử? - Ảnh 2.

Đặc biệt là trong giới game online (trên ảnh là phiên bản Tôn Ngộ Không của Thần Ma Mobile)

Thần Khỉ trong Ấn Độ Giáo

Trước đây, một số học giả đã chỉ ra rằng, rất có thể Tôn Ngộ Không được lấy hình tượng theo "Thần Khỉ" Hanuman trong Ấn Độ Giáo (con trai của Thần Gió Vayu). Các đền thờ trên khắp Ấn Độ đều có hình ảnh Hanuman, vị thần khỉ nổi tiếng là biểu tượng của lòng dũng cảm. Thần thoại Ấn Độ qua mấy ngàn năm không ngừng truyền tụng các kỳ tích của Hanuman, để rồi Hanuman sớm trở thành một hình ảnh quen thuộc, phổ biến của mỹ thuật Ấn Độ Giáo.

Sự thật bất ngờ: Tôn Ngộ Không hoàn toàn không phải nhân vật hư cấu mà còn có thật trong lịch sử? - Ảnh 3.

Thần Khỉ Hanuman trong Ấn Độ Giáo

Vết tích lịch sử khó tin

Vào năm 2005, một số nhà khảo cổ học phát hiện trong miếu Song Thánh Bảo Sơn ở tỉnh Phúc Kiến có 2 ngôi mộ được ẩn giấu bên trong. Đáng chú ý, trên 2 ngôi mộ này lại khắc chữ "Tề Thiên Đại Thánh" và "Thông Thiên Đại Thánh", chi tiết này đã gây một làn sóng tranh cãi trên khắp Trung Quốc. Chưa dừng ở đó, cũng theo phân tích của nhóm khảo cổ thì 2 ngôi mộ này xuất hiện trước so với bộ Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân hơn… 2 thế kỷ.

Sự thật bất ngờ: Tôn Ngộ Không hoàn toàn không phải nhân vật hư cấu mà còn có thật trong lịch sử? - Ảnh 4.

Có một bộ hí kịch Tây Du Ký đã xuất hiện trước tác phẩm của Ngô Thừa Ân cả 2 thế kỷ

Cũng theo dòng sự kiện này, các nhà sử học đã chỉ ra, dưới thời nhà Nguyên, từng có một nhân vật mang tên Dương Hiền Cảnh từng sáng tác bộ hí kịch mang tên Tây Du Ký. Liệu đây có phải chính là nguồn cảm hứng để nhà văn Ngô Thừa Ân tạo ra tác phẩm để đời của mình?

Tôn Ngộ Không thực chất là một người Trung Quốc cổ đại?

2 nghiên cứu dưới đây có lẽ sẽ khiến cho nhiều độc giả phải ngã ngửa khi chỉ ra được khả năng cao, Tôn Ngộ Không chính là nhân vật có thật.

Đầu tiên, từng xuất hiện một người đàn ông có tên là Thạch Bàn Đà, vì hình dáng kì quái, xấu xí nên bị người xung quanh gọi là "hầu hình nhân" (người khỉ). Thạch Bàn Đà có võ công cao cường, lại rất hay giúp đỡ người dân xung quanh, tấm lòng tốt bụng và nhiều lần diệt trừ thú dữ nên được nhiều người yêu quý. Năm 629, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được Đường Tăng giảng Phật. Vì giác ngộ và được Đường Tăng cảm hóa, nên Thạch Bàn Đà nguyện từ bỏ hồng trần, theo tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh.

Sự thật bất ngờ: Tôn Ngộ Không hoàn toàn không phải nhân vật hư cấu mà còn có thật trong lịch sử? - Ảnh 5.

Pháp sư Huyền Trang trên đường thỉnh kinh

Một tài liệu nghiên cứu khác lại hướng đến người có tên Thích Ngộ Không (731 - 812), ông có liên quan tới Thác Bạt Thị (bộ lạc từng thống nhất toàn miền Bắc Trung Hoa). Ngộ Không từ nhỏ đã yêu thích Nho học, được theo Trương Quang Thao đi sứ tới Tây Vực. Đáng buồn là vì mắc trọng bệnh, ông phải ở lại nước Kiền Đà La (Pakistan hiện nay) và không thể hồi hương.

Sau này, Ngộ Không nhận pháp sư Tam Tạng làm sư phụ và đi tu, mãi đến năm 789 mới trở về kinh thành. Thích Ngộ Không đồng hành với Tam Tạng tận 40 năm, ông ở lại phương Tây cùng tham gia phiên dịch và truyền giáo, ít nhiều được nhiều người dân biết tới, nể trọng.

Sự thật bất ngờ: Tôn Ngộ Không hoàn toàn không phải nhân vật hư cấu mà còn có thật trong lịch sử? - Ảnh 6.
Sự thật bất ngờ: Tôn Ngộ Không hoàn toàn không phải nhân vật hư cấu mà còn có thật trong lịch sử? - Ảnh 7.

Nhiều tài liệu chỉ ra Tôn Ngộ Không là nhân vật có thật trong lịch sử

Sự xáo trộn nhỏ trong lịch sử nhưng lại tạo ra nhân vật mà cả triệu người biết tới ngày nay

Nhiều người tin rằng, rất có thể những tài liệu trên đã bị trộn lẫn vào nhau để tạo ra câu chuyện thỉnh kinh đầy gay cấn, kịch tính mà thầy trò Đường Tăng phải trải qua. Mặc dù rất khó để chứng minh đây là sự thật 100% nhưng chỉ với những vết tích mà người xưa để lại, niềm tin của độc giả vào Tây Du Ký lại càng mãnh liệt hơn.

Theo một khía cạnh nào đó, chính những kiếp nạn mà thầy trò Đường Tăng trải qua cũng trở thành vô số bài học cho người xem sau này. Thế nên, dù cho Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời hay chỉ là sản phẩm tưởng tượng đi nữa thì hình tượng chú khỉ sinh ra từ đá sẽ in sâu mãi trong tâm trí của mỗi người xem sau này.

Nguồn: Tổng hợp