Việc sử dụng tín hiệu WiFi cảm biến vật thể chuyển động có nhiều kết quả hứa hẹn. Nhưng khi áp dụng với vật thể tĩnh lại gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, một nhóm nghiên cứu ở Đại học California Santa Barbara phát triển phương pháp mới mang tên Wiffract dùng sóng vô tuyến của máy thu phát WiFi để mô phỏng hình ảnh vật thể tĩnh ở sau bức tường.
Dựa trên Thuyết nhiễu xạ hình học (GTD) của Joseph Keller, Wiffract khai thác ký hiệu mà phần rìa để lại trên lưới thu nhận. Đỉnh sóng xuất hiện khi sóng va đập với phần rìa, gọi là nón Keller, theo GTD. Tương tác đó giúp dễ thấy tất cả bề mặt của đồ vật. Lưới thu nhận được các nhà khoa học lắp đặt ở gần phần rìa. Các tia phản xạ lưu lại những tín hiệu khác nhau trên lưới thu nhận, giúp xác định hình ảnh của vật thể đang theo dõi.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với các ký tự của chữ "BELIEVE". Họ đặt dòng chữ này đằng sau một bức tường và dùng wifi để đọc. Kết quả họ đã có được ảnh chụp rõ nét của bảng chữ. Nhóm nghiên cứu kết luận, công nghệ Wiffract dễ dàng xác định các ký tự và chụp được cả chi tiết chữ cái.
Sau đó, Mostofi và cộng sự đã tiến hành 30 thí nghiệm chụp ảnh chữ cái tiếng Anh viết hoa để nâng cấp hình ảnh bằng công cụ hoàn thiện.
Các nhà nghiên cứu cho biết, ngoài ‘nhìn’ đồ vật sau bức tường bằng WiFi, Wiffract còn có những ứng dụng khác như phân tích đám đông, nhận dạng người, sức khỏe và không gian thông minh.