Sony và 10 sai lầm "ngớ ngẩn" khiến thương hiệu Spider-man "tụt dốc không phanh"

Mẹ Sề  - Theo Helino | 23/09/2019 11:00 AM

Spider-man hiện đang là tâm điểm gây tranh cãi, các fan trên toàn thế giới vẫn mong chờ trong vô vọng rằng một thỏa thuận muộn màng nào đó giữa Sony và Disney sẽ được xác lập. Thế nhưng, số phận của Nhện nhọ vẫn chưa được định đoạt.

Và đây cũng là lúc thích hợp để chúng ta cùng nhìn lại quá trình phát triển thương hiệu Spider-man của Sony. Không thể phủ nhận rằng họ đã làm ra những tựa phim kinh điển, nhưng lại mắc một số sai lầm mang tính chiến lược khiến phim không được thành công như kỳ vọng.

1. Tobey Maguire đã quá tuổi để đóng Người Nhện

Sony và 10 sai lầm ngớ ngẩn khiến thương hiệu Spider-man tụt dốc không phanh - Ảnh 1.

Tobey Maguire là một diễn viên xuất sắc, nhờ diễn xuất của anh mà Spider-man 2002 trở thành một tượng đài bất hủ của dòng phim siêu anh hùng. Thế nhưng rõ ràng là anh hơi lớn tuổi để vào vai Spider-man ngay từ đầu.

Trong phần lớn thời gian, Peter Parker là một học sinh trung học, một thiếu niên với những cảm xúc phức tạp của tuổi mới lớn. Mặc dù Maguire vẫn cố gắng thể hiện được sự trẻ con cần có cho vai diễn, nhưng vào thời điểm đó anh cũng đã 26 tuổi rồi nên những nỗ lực đó tỏ ra khá gượng ép.

2. Không có đột phá trong cốt truyện

Sony và 10 sai lầm ngớ ngẩn khiến thương hiệu Spider-man tụt dốc không phanh - Ảnh 2.

Kịch bản luôn được giữ nguyên một cách rập khuôn cho những phần phim của Sam Raimi, có thể đây là một yếu tố tạo nên sự "kinh điển" theo mindset của Sony. Thế nhưng chắc chắn sẽ gây nhàm chán với một bộ phận người xem.

Spider-man của Maguire đơn giản là theo công thức: chiến đấu, cứu Mary Jane, xung đột tâm lý, chiến thắng bản thân và chiến thắng kẻ ác. Đây là một quy trình xây dựng nhân vật chính diện cũ kỹ khá dễ đoán.

3. Cho Venom xuất hiện quá sớm

Sony và 10 sai lầm ngớ ngẩn khiến thương hiệu Spider-man tụt dốc không phanh - Ảnh 3.

Hai phần đầu trong trilogy của đạo diễn Sam Raimi mang về doanh thu không nhỏ, nhưng lợi nhuận lại không cao, rõ ràng điều này khiến Sony mất bình tĩnh, họ quyết định tung ra phản diện quan trọng nhất của Người Nhện là Venom.

Trong Spider-man 3 (2007), có đến 2 phản diện là Sandman và Venom, khiến phim bị loãng đi rất nhiều, nhân vật Eddie Brock không được chú ý xây dựng đúng mực, cũng rất khó để đạo diễn Sam Raimi và các biên kịch có thể hoàn thiện một kịch bản chuẩn mực.

Như vậy, Sony đã sử dụng con át chủ bài Venom một cách khinh suất. Hậu quả là Spider-man 3 trở thành phim có doanh thu và lợi nhuận kém nhất trong 3 phần, sau đó đạo diễn Sam Raimi cũng rời bỏ thương hiệu Spider-man, chấm dứt một trilogy "có tiếng nhưng không có miếng" của Sony.

4. Lãng phí nhiều vai phản diện

Sony và 10 sai lầm ngớ ngẩn khiến thương hiệu Spider-man tụt dốc không phanh - Ảnh 4.

Ngoài Venom ra, nhiều phản diện khác cũng không được xây dựng đến nơi đến chốn, bao gồm cả Harry Osborn và Sandman (kẻ bị nghi ngờ là người giết bác Ben).

Như vậy, Sony đã giết chết 3 phản diện có giá nhất của Người Nhện, họ xuất hiện chóng vánh, không đáng nhớ trong khi mỗi nhân vật này đều là những cái tên lớn trong toàn bộ franchise.

Tương tự với Amazing Spider-man 2 (2014), liên tục 3 phản diện được nhồi nhét gồm Green Goblin, Electro và Rhino, dường như Sony không nhận ra được sai lầm này. Kết quả là thất bại của Amazing Spider-man 2 khiến loạt phim này chấm dứt trước thời hạn, buộc Sony phải đi đến thỏa thuận chia sẻ nhân vật cho MCU.

5. Chất lượng phục trang đi xuống

Sony và 10 sai lầm ngớ ngẩn khiến thương hiệu Spider-man tụt dốc không phanh - Ảnh 5.

Trong trilogy của Sam Raimi, Tobey Maguire khoác lên bộ quần áo Người Nhện được chăm chút tỉ mỉ và trông rất "cao cấp", thế nhưng đến thời của Andrew Garfield thì chất lượng rõ ràng là sút giảm đáng kể, có thể dễ dàng nhận ra khi xem phim. Đối với một phim siêu anh hùng, phục trang là chi tiết rất quan trọng, bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào cũng sẽ bị các fan chất vấn.

6. Lạm dụng cái chết của bác Ben

Sony và 10 sai lầm ngớ ngẩn khiến thương hiệu Spider-man tụt dốc không phanh - Ảnh 6.

Ý đồ tái hiện lại cái chết của bác Ben trong Amazing Spider-man rõ ràng là phản tác dụng, vì nó không tạo được nhiều cảm xúc như với phân cảnh mà Tobey Maguire đã diễn nhiều năm trước đó. Một lần nữa, không ít khán giả sẽ thấy đây là một cảnh rập khuôn sáo rỗng. Đây cũng là lý do mà trong MCU nhân vật bác Ben không xuất hiện.

7. Tập trung giới thiệu cha mẹ của Peter Parker là vô ích

Sony và 10 sai lầm ngớ ngẩn khiến thương hiệu Spider-man tụt dốc không phanh - Ảnh 7.

Nếu không nhắc đến thì thậm chí rất nhiều fan sẽ không nhớ được sự tồn tại của hai nhân vật Richard và Mary Parker - cha mẹ ruột của Peter Parker. Lần đầu tiên đấng sinh thành của Người Nhện xuất hiện trong truyên là vào năm 1968, mãi đến năm 1992 mới được khai thác một lần nữa, nhưng cũng không ai để ý. Thế nên sử dụng tuyến truyện này để làm phức tạp thêm kịch bản Amazing Spider-man là một lựa chọn tồi.

8. Sắc thái đen tối không phù hợp với Spider-man

Sony và 10 sai lầm ngớ ngẩn khiến thương hiệu Spider-man tụt dốc không phanh - Ảnh 8.

Sự hài hước, hồn nhiên vốn dễ tiếp nhận với hầu hết khán giả, nó cũng là sắc thái thường được khai thác trong loạt truyện Người Nhện. Với Spider-man 3, những nhà làm phim đã thử nghiệm một phong cách khác, biến Tobey Maguire thành nhân vật đen tối hơn khi bị giống loài Symbiote chiếm lấy cơ thể. Tất nhiên sự lựa chọn này không gây được nhiều ấn tượng với khán giả.

The Amazing Spider-Man 2 cũng có lỗi tương tự, vài giây trước còn xem Gwen vui cười đùa giỡn, vài giây sau đã thấy Electro chuẩn bị giết chết cư dân thành phố New York. Tất nhiên chúng ta hiểu ý đồ muốn mang lại cảm xúc trái ngược nhưng rõ ràng là nó không có hiệu quả.

9. Không xem trọng các nhân vật khác trong franchise

Sony và 10 sai lầm ngớ ngẩn khiến thương hiệu Spider-man tụt dốc không phanh - Ảnh 9.

Trong Amazing Spider-Man, một số nhân vật quan trọng như Norman Osborn, Felicia Hardy (Mèo Đen) và Donald Menken cũng xuất hiện nhưng chỉ cho có, không có liên kết gì, cũng không có vai trò rõ rệt. Norman Osborn thì bị giết từ sớm, Felicia Hardy chỉ xuất hiện vài phút và Donald Menken thì còn không có thoại.

10. Những câu chuyện dang dở

Sony và 10 sai lầm ngớ ngẩn khiến thương hiệu Spider-man tụt dốc không phanh - Ảnh 10.

Xung đột giữa Sony và Disney đã cắt đứt mối liên hệ giữa Người Nhện Tom Holland và MCU, đồng nghĩa với những gì được khơi gợi từ after credit của Far From Home sẽ không bao giờ được viết tiếp.

Điều này cũng không lạ với những phần phim trong quá khứ, cuối Spider-man 3, quan hệ giữa Peter Parker và Mary Jane rất không rõ ràng. Chúng ta cũng không được biết tiếp những phản ứng của Peter Parker trước cái chết của Gwen Stacy sau Amazing Spider-man 2.

Thêm nữa, tuyến truyện của Harry Osborn - một trong những nhân vật quan trọng của thế giới Marvel (về sau là Iron Patriot), cũng như số phận của nhóm Sinister Six sẽ không được viết tiếp trên màn ảnh rộng.

Cre: Duy Trọng Nguyễn / Hội Mê Phim