Shadow of the Colossus: Hành trình gian khổ tiêu diệu quái vật khổng lồ để hồi sinh người yêu nhưng cái kết của game sẽ khiến bạn đau lòng

Thanh Lâm  - Theo Helino | 21/04/2018 08:00 PM

Nếu đã từng chơi Shadow of the colossus năm 2005 trên PS2, người chơi sẽ không thể nào quên được những gì mà tựa game này đã mang lại vào thời điểm đó. Nó như một tượng đài vĩnh cữu đã làm nên tuổi thơ của nhiều game thủ. Và như một tin mừng không thể kể xiết, tháng hai vừa qua, tựa game huyền thoại này đã chính thức được phát hành với phiên bản remake trên PS4. Với những thành công mà phiên bản trước đem lại, nhà phát hành đã không phụ lòng mong đợi của hàng triệu game thủ trước trò chơi này.

1. Cốt truyện

Với phiên bản remake (làm lại), cốt truyện của Shadow of the Colossus vẫn không mấy thay đổi so với bản gốc. Không có thêm các phân cảnh hay cốt truyện mở rộng khác, phiên bản remake này đem lại một cách toàn vẹn nhất những gì mà cuộc phiêu lưu trên PS2 ngày đó đem lại.

Cốt truyện kể về hành trình của chàng trai Wander cưỡi chú ngữa Argo tìm đường để cứu người yêu Mono của mình. Bắt đầu game là cảnh Wander đặt Mono xuống bệ đá giữa một ngôi đền cổ, lúc này Mono đã chết. Sau đó Wander đã cố gắng thương lượng với Dormin - kẻ có thể hồi sinh người chết, để có thể cứu người yêu của mình. Và Dormin đã yêu cầu chàng trai trẻ phải tiêu diệt 16 sinh vật khổng lồ Colossi để có thể cứu Mono, Wander đã đồng ý.

Cuộc hành trình theo chân của Wander cùng người bạn đồng hành, ngựa Argo đi tiêu diệt những sinh vật khổng lồ huyền thoại. Trải qua bao nhiêu thử thách và khó khăn. Cuối củng Wander cũng tiêu diệt xong 16 sinh vật đó. Nhưng thật không may, điều đó cũng khiến Wander trở thành ác quỷ, chàng trai bắt đầu biến đổi, da sạm đi và mọc sừng. Sau đó là một kết thúc mở dành cho cả tựa game, không rõ ràng nhưng để lại sự khó tả trong lòng mỗi người trải nghiệm tựa game này.

2. Lối chơi

Là một tựa game thế giới mở kết hợp phiêu lưu, hành động. Shadow of Colossus để cho người chơi trải nghiệm tựa game một cách tự nhiên nhất. Những cách đồng bao la, những ngọn núi hùng vĩ, những công trình đồ sộ làm cho trải nghiệm game trở nên cực kỳ thích thú.

Những cảnh chiến đấu, của game cũng thực sự không quá khó đối với một game thủ. Chúng khá là nhẹ nhàng, nhiệm vụ của game thủ chủ yếu chỉ là tìm đường đi đến những điểm yếu của sinh vật khổng lồ này và tấn công vào đó. Kèm với hệ thống chiến đấu, game thủ cũng nên có một số phản xạ để có thể tránh được sự tấn công từ các sinh vật này, nhưng tất cả cũng dừng ở mức độ trải nghiệm, không thực sự quá tryhard như những game hành động khác.

3. Đồ họa - âm thành

Đối với một phiên bản remake như tựa game này, đồ họa là thứ được thay đổi nhiều nhất. Thực sự không thể so sánh được giữa đồ họa giữa PS2 và PS4, vì đơn giản nó quá khập khiễng. Đồ họa của tựa game sau khi remake này khiến cho game thủ thực sự hài lòng.

Những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bầu trời cực kỳ chi tiết, chân thật, những cánh đồng trải dài được chăm chút khiến cho cảm giác game rất thật. Những công trình bỏ hoang khổng lồ được tạo hình tỉ mỉ, đến nỗi những hoa văn, rêu phong diễn tả sự cổ kính của nó cũng làm người chơi cực kỳ thõa mãn.

Điểm đặc biệt nhất làm nên thương hiệu của tựa game này đó chính là sự hùng vĩ và to lớn của những sinh vật khổng lồ. Và đúng như thế, tựa game remake này đã làm cực kỳ thành công điều đó. Những sinh vật được diễn tả như những ngọn núi với những chi tiết cực kỳ cao, ví dụ như sinh vật khổng lồ Hydrus được tạo hình cực kỳ chân thật, những cánh vây to lớn sần sùi, những vân da dày cộm được phủ rêu phong khiến sự hùng vĩ kèm ghê rợn của sinh vật này lên tới đỉnh điểm; hay “nhỏ bé” hơn là người khổng lồ pháo đài Malus, tạo hình cực kỳ to lớn cùng những mảnh hoa văn trên thân hình, những cánh tay đồ sộ như những quả núi, khuôn vô thần khiến cho người chơi cảm nhận được sự nguy hiểm của sinh vật này.

Âm thành là một phần không thể thiếu của trò chơi, tiếng phong cảnh như: gió, tiếng mưa, tiếng nước chảy, tiếng ngựa, tiếng chim hót,.. được làm cực kỳ chân thật. Những tiếng gầm rú của những sinh vật Colossus cũng làm người chơi cảm thấy nhà phát hành đã chăm chút cho tựa game này một cách tỉ mỉ như thế nào. Những bản nhạc nền lúc nhẹ nhàng, lúc dồn dập, lúc cao trào, lúc lại bay bổng làm cho người chơi thực sự trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khi trải nghiệm tựa game này.

4. Một số điểm còn thiếu sót

Tuy được gọi là remake, nhưng thật sự tựa game này không có quá nhiều sự thay đổi ngoài đồ họa. Cốt truyện vẫn giữ nguyên, gameplay vẫn giữ nguyên khiến dễ gây sự mất hứng với những game thủ đã chơi tựa game này trên PS2. Tuy nhiên đối với những game thủ lần đầu đến với tựa game này, điều này không thực sự quá ý nghĩa.

Ngoài đồ họa, thay đổi còn lại duy nhất của tựa game này là gán nút nhảy cho nút X.

Điều thiếu sót còn hiện diện khi nhà phát hành quá cứng đầu khi không điều chỉnh lại góc nhìn của tựa game này, góc nhìn này đã thực sự quá cũ và lỗi thời. Mong nhà phát hành sẽ có điều chỉnh sớm nhất trong thời gian tới.

5. Kết

Tóm lại, Shadow of Colossus vẫn là một phiên bản remake cực kỳ đáng trải nghiệm. Nếu có cơ hội, hãy thử chơi lại tựa game này để có thể sống lại những ký ức cực kỳ xúc động trên máy PS2 nhé. Còn đối với những game thủ chưa chơi qua tựa game này lần này, hãy tìm cách trải nghiệm nó ngay đi.