- Theo Trí Thức Trẻ | 27/10/2016 0:00 AM
Đi rừng là vị trí quan trọng nhất Liên Minh Huyền Thoại, người chơi vừa phải điều tiết trận đấu, vừa kiểm soát tầm nhìn và vừa đảm nhiệm sát thương chính của team nếu cầm Carry. Bởi vậy, người đi rừng vừa yêu cầu tư duy cao vừa cần kĩ năng lại am hiểu sát thương và phối hợp đồng đội trong giao tranh. Phiên bản 6.21 vừa qua chứng kiến rất nhiều bất ngờ tại vị trí đi rừng, giờ chúng ta cùng điểm qua vài cái tên đang rất mạnh ở vị trí này nhé.
1. Nasus
Nasus phiên bản 6.21 tăng sức mạnh kinh hoàng sau phi vụ đổi chiêu cuối đến từ Riot. Từ giờ, Nasus sẽ tăng rất nhiều giáp và kháng phép thay vì sát thương như trước, càng chống chịu khoẻ càng gây được nhiều chiêu Q nhờ đập sát thương.
Giai đoạn farm Q luôn là giai đoạn khó khăn nhất của Nasus, vị tướng này vấp phải khá nhiều trở ngại đến từ các tướng tay dài Harass Skill và tướng tay ngắn khoẻ như Irelia, Garen, Darius,… ở thời điểm đầu. Vẫn biết 1vs1 người chơi Nasus chắc tay không sợ nhưng nếu có rừng băng trụ, người chơi thọt đi trông thấy. Bởi vậy, Nasus Jungle Farm Q dù chậm hơn đi đường một xíu, người chơi vẫn có thể đạt tầm 400Q ở phút 20 mà không vấp phải nhiều khó khăn.
Còn về trang bị, việc đi rừng sẽ khiến Nasus thuận lợi hơn hẳn vì nếu Gank kết hợp với Farm, nguồn tài chính cực dư dả. Lên sớm Tam Hợp Kiếm (Theo chúng tôi đã Test) hiệu quả nhất, y như Hecarim vậy, sau đó đóng trang bị một chút giáp, một chút kháng phép sau đó đóng max máu hiệu quả nhất (Vì chiêu cuối đã có giáp và kháng phép cộng thêm nên không cần lên quá nhiều nữa). Ngoài ra, Nasus Jungle cần phải chú ý đầu trận vì sức mạnh yếu, khả năng Clear lính rừng chậm.
Thoải mái tích Q thôi.
2. Kindred
Sau Nasus, Kindred tiếp bước theo sau trở lại đấu trường công lý và xuất hiện cực nhiều ở Rank Hàn hiện tại. Thực sự thì Kindred đã bị nerf quá nhiều nhưng khi kĩ năng game thủ lên cao, vị tướng này vẫn đảm bảo được vị thế nhất định.
Kindred khá yếu ở thời điểm đầu, cần farm nhiều và di chuyển để tích ấn. Hơn nữa, vì nội tại có cơ chế thay đổi, Kindred phải phụ thuộc nhiều vào Team nhằm mục đích lấy ấn bởi khi xâm lăng rừng, đồng đội cũng phải dâng cao theo. Do đó, đồng đội thọt tức Kindred thọt dẫn tới Snowball đến chết. Giờ đây, Kindred lên đồ theo dạng nửa tốc độ đánh nửa sát thương, bù đắp cho việc tích ấn khó khăn của mình, tránh thiếu sát thương trên đòn đánh cơ bản. Ví dụ như Cuồng Cung Runaan + Rìu Đen + Chuỳ Gai Malmortius thay vì Cuồng Cung + Đại Bác Liên Thanh + vài trang bị khác.
Có thể do một số tướng đi rừng khác yếu đi, tướng đi rừng Tank không kéo Team mạnh nên Kindred quay trở lại, tuy nhiên cách Build đồ mới ảnh hưởng vào vị tướng hơn cả - một vị tướng yêu cầu trí thông minh và độ tinh tế cao.
Kindred đã trở lại với lối Build mới.
3. Leesin
Leesin vẫn được cảm tình của tất cả các game thủ trên toàn thế giới bởi vị tướng này có khả năng gánh team, lối chơi hấp dẫn, đẹp mắt, phong cách Men lỳ và độ khó cao cho người thích chinh phục.
Leesin mới được buff gần đây thông qua Kiên Định/Hộ Thể. Buff này tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng khá mạnh đến vị tướng này bởi người chơi tốn ít máu khi ăn rừng hơn hẳn thời điểm đầu. Hơn nữa, Leesin giờ được nâng W max sau Q, thời gian hồi chiêu ngắn và buff lượng khiên cực khủng, tăng chống chịu, hỗ trợ đồng đội kèm độ cơ động nhất định. Bởi vậy, các cao thủ thường xuyên có xu hướng Gank cực mạnh đầu trận, sau đó cướp rừng đối thủ, hạ sát để Snowball đối phương.
Hơn nữa, người chơi Leesin bây giờ biến hoá ảo diệu cùng các Combo với tốc độ chóng mặt đến nỗi không kịp phản xạ chống đỡ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất với Leesin là quyết định thời điểm băng vào giao tranh, điều mà Gosu vẫn “Sai rồi” liên tục. Có lẽ do một phần các Hot Jungle đang yếu, một phần vì lối chơi, chất tướng mà Leesin luôn hot qua từng phiên bản.
Leesin thì luôn được ưa thích theo thời gian.
4. Olaf
Sức mạnh của Olaf đã được khai phá sau chung kết thế giới, đặc biệt là lối chơi, lối di chuyển và cách Build đồ, bảng ngọc, bảng bổ trợ hợp lí. Quả thực Olaf đạt tới đỉnh điểm sức mạnh kể từ khi được chỉnh sửa chiêu thức sau mùa 2.
Olaf quá mạnh trong giai đoạn đầu và giữa trận đấu, một phong cách cực hợp với Solo Queue. Clear lính rừng nhanh và tốn ít máu, vị tướng này thoả sức cơ động đảo đường gank địch, hỗ trợ đồng đội ngay từ cấp độ 3 với chỉ số cơ bản quá khoẻ. Olaf thường lấy phép bổ trợ Tăng Tốc, liên tục nhặt rìu Slow kẻ địch khiến tỉ lệ Gank thành công cực cao. Olaf nguy hiểm nhất với Item Vinh Quang Chân Chính, Item vừa hỗ trợ hồi năng lượng vừa là phép bổ trợ tăng tốc thứ 2, gọi như Gank phát nào chết phát đấy.
Điểm yếu lớn nhất của Olaf nằm ở thời điểm trận đấu kéo dài. Khi đó, Tận Thế Ragnarok không hỗ trợ nhiều, trang bị thủ bị Counter bởi Hút Máu + Xuyên Giáp % nên người chơi kết thúc sớm trận đấu tránh đêm dài lắm mộng.
Sức mạnh của Olaf đầu và giữa trận quá ghê.
5. Zac
Zac đang rất hot ở phiên bản trước nên Riot đã nerf khá nhiều sức mạnh của vị tướng này qua bản 6.21. Duy chỉ chiêu Súng Cao Su cho đối phương địa chỉ bay đến thôi, đối thủ đã dễ dàng né được rồi.
Zac khó chịu đến lầy lội.
Zac cực kì khó chịu – vô cùng khó chịu – vô cùng ức chế, rất nhiều từ khó nói về vị tướng này. Mặc dù sát thương không nhiều (Thường lên Tank) nhưng Zac gây hàng tấn hiệu ứng khống chế, đeo bám cực sát kẻ địch khiến họ không có góc tấn công tuyến sau. Trong tất cả những pha giao tranh từ 2vs2 cho tới 5vs5, ai ai cũng ngại một vị tướng “Bầy nhầy” lao thẳng vào mặt mình, thậm chí lấy hết máu cũng chưa chắc giết được. Vào tay các game thủ khéo léo, sức mạnh của Zac thực sự khiến rất nhiều người chơi đối đầu cảm thấy ái ngại.
Hơn nữa, Zac có thể mở giao tranh bằng Súng Cao Su, sau đó xài Nảy Nảy Nảy (R) đưa kẻ địch hất văng về phía đồng đội. Chất tướng không quá nổi bật gánh team nhưng ổn định và khó chịu, vị tướng này luôn được game thủ có tầm nhãn quan chiến thuật tốt, khả năng hỗ trợ đồng đội yêu thích.