Sau 5.126 lần thất bại, người đàn ông tạo ra 1 thứ được sử dụng trên khắp thế giới

Khánh An  Tri Thức Trẻ | 05/06/2020 11:42 AM

Tại đây, máy hút bụi của ông được đón nhận một cách ngoài mong đợi, lượng tiêu thụ tăng mạnh và đạt được giải thưởng trong triển lãm thiết kế quốc tế năm 1991.

Ngày 23/1/2019, bảng xếp hạng những người giàu có tính cho thấy rằng: James Dyson người sáng lập Công ty Dyson - một công ty công nghệ của Anh, là người sở hữu số tài sản có giá trị lên đến 13,8 tỷ USD, trở thành người có tài sản lớn nhất nước Anh.

Đằng sau ánh hào quang ấy là sự kiên trì, theo đuổi hết mình của ông đối với mỗi sản phẩm.

5126 lần thất bại

Chẳng ai nghĩ rằng James Dyson - người nổi tiếng với danh hiệu "Vua thiết kế nước Anh" trước khi phát minh ra máy hút bụi đã từng thất bại 5.126 lần.

James Dyson từ rất sớm đã bộc lộ tài năng thiết kế thiên bẩm, khi đang theo học tại Học viện nghệ thuật Hoàng gia Anh, ông đã nổi tiếng với những phát minh như tàu sân bay "Sea Truck" hay xe cút kít chân bóng.

Vào một ngày năm James Dyson 31 tuổi, trong lúc sửa chữa một chiếc máy hút chân không tại một trang trại, ông phát hiện ra rằng càng nhiều bụi bặm bị hút vào càng dễ tạo ra tình trạng tắc nghẽn khiến lực hút bị yếu đi.

Là một người được mệnh danh là "cuồng kỹ thuật", ông quyết định sẽ giải quyết vấn đề hóc búa này, đặt nền móng cho cho việc phát minh ra máy hút bụi của mình.

Sau 5.126 lần thất bại, người đàn ông tạo ra 1 thứ được sử dụng trên khắp thế giới - Ảnh 1.

James Dyson đã thành công ở lần thứ 5.127 khi tạo ra mẫu máy hút bụi khí cuốn không túi G-Force năm 1983.

Sau đó, James Dyson đã nghiên cứu và chế tạo ra hơn 100 mô hình nhưng không có cái nào thành công. Nhưng ông không dễ dàng từ bỏ. Dù phải gánh khoản vay ngân hàng với lãi cao, cùng khoản nợ 2 triệu bảng Anh ông cũng kiên quyết làm đến cùng.

Trải qua 5 năm cố gắng nỗ lực không ngừng, James Dyson đã thành công ở lần thứ 5.127 khi tạo ra mẫu máy hút bụi khí cuốn không túi G-Force năm 1983.

Nhưng chưa kịp tận hưởng niềm vui sướng của thành công, James Dyson đã ngay lập tức gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường.

Đứng lên từ khó khăn

Thời điểm đó, các đơn vị kinh doanh ở Anh chủ yếu sản xuất loại máy hút bụi có túi đem lợi nhuận cao, máy hút bụi kiểu mới do James Dyson sáng chế không được xem trọng và chú ý đến.

Đối mặt với khó khăn lớn khiến công ty ông đứng trên bờ vực phá sản.

Để giải quyết tình trạng này James Dyson quyết định hướng đến thị trường Nhật Bản, quốc gia có nền văn hóa say mê với đồ gia dụng.

Tại đây, máy hút bụi của ông được đón nhận một cách ngoài mong đợi, lượng tiêu thụ tăng mạnh và đạt được giải thưởng trong triển lãm thiết kế quốc tế năm 1991.

Năm 1993, James Dyson quyết định một lần nữa đánh vào thị trường Anh Quốc. Ông thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Anh, đồng thời thông qua chiến dịch quảng cáo trên truyền hình có tên "Nói tạm biệt với túi bóng" để thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm máy hút bụi của mình.

Sau 5.126 lần thất bại, người đàn ông tạo ra 1 thứ được sử dụng trên khắp thế giới - Ảnh 2.

James Dyson.

Cũng trong khoảng thời gian này James Dyson vẫn luôn cố gắng tìm kiếm một con đường mới để phát triển. Ông hợp tác cùng Paul Smith - nhà thiết kế của một thương hiệu thời trang nổi tiếng và tiến hành bán máy hụt bụi ngay tại của hàng của họ.

Điều bất ngờ là lượng máy hút bụi tiêu thụ ở đây còn cao hơn cả ở các cửa hàng bán thiết bị điện thông thường.

Từ đó, máy hút bụi mang thương hiệu Dyson dần chiếm lĩnh thị trường Anh Quốc, và ngày các có xu hướng vươn ra toàn cầu.

Cùng với sự ra đời của quạt không cánh, máy hong khô tay sử dụng màng lọc HEPA và hàng loạt các sản phẩm mang tính cách mạng, James Dyson thành lập nên đế chế Dyson hùng mạnh, đây được coi là chiến thắng của người mang tư tưởng "Chủ nghĩa sản phẩm".

Steve Jobs của ngành đồ gia dụng

James  Dyson được mệnh danh là "Steve Jobs của ngành đồ gia dụng" bởi ông rất giống Steve Jobs - đều là những người mang nặng chủ nghĩa sản phẩm.

Hiện tại, dù đã ở hơn 70 tuổi James Dyson vẫn luôn duy trì thần thái của một nhà phát minh.

Ông thích "mày mò nghiên cứu" các loại mô hình,  luôn nắm bắt và hiểu rõ mọi dự án của công ty, phần lớn thời gian ông đều ở trong phòng thí nghiệm, cùng với các kỹ sư tiến hành các loại thí nghiệm kiểm tra đối với sản phẩm

Sau 5.126 lần thất bại, người đàn ông tạo ra 1 thứ được sử dụng trên khắp thế giới - Ảnh 3.

Ông thích đi sâu vào nghiên cứu nhưng không hề sợ thất bại. "Tôi không hề thất bại, tôi chỉ là tìm ra vô số các phương pháp không hiệu quả mà thôi.

Thất bại là một loại gen của nhà phát minh, bạn sẽ không bao giờ học được bất cứ điều gì đáng giá từ thành công nhưng ta có thể làm được điều đó từ những lần thất bại."