III. Cách chiến đấu và vũ khí
Chính vì mục đích khác nhau, mà cách thức chiến đấu của 2 phe này trở thành 2 hướng đối lập nhau.
Samurai và Ninja
Samurai là những chiến binh được huấn luyện kĩ càng, được học về thiền định và gần như là không hề sợ chết. Họ tự ý thức được rằng bản thân họ vốn là những cỗ máy hủy diệt bất khả xâm phạm, và khả năng để ai đó "không phải Samurai" hạ gục được họ trong 1 trận đấu tay đôi gần như là không thể.
Chính vì thế, Samurai tập trung phần lớn vào kiếm thuật, cách vận dụng nhiều loại vũ khí sát thương "đường đường chính chính" khác như Naginata, và kĩ thuật chiến đấu. Họ luyện cho đến khi cả thân thể và tinh thần của họ trở nên vững chãi còn phản xạ thì nhanh như cắt, cho đến khi từng đường kiếm của họ mạnh tới mức kết liễu kẻ địch chỉ với 1 chiêu.
Samurai rất thông thạo các dạng kĩ thuật như Kenjutsu (Kiếm thuật), Iaijutsu (Thuật rút kiếm), Jujutsu (Nhu thuật) và các kĩ thuật khác như Bojutsu (Côn thuật), Naginatajutsu (Thế đao thuật), Sojutsu (Thương thuật), Kodachijutsu (Đoản đao thuật) lẫn Niten (Song kiếm thuật).
Samurai không có nghĩa là họ chỉ biết dùng kiếm, khi có rất nhiều samurai xuất chúng bằng vũ khí khác như Benkei (với naginata). Theo huyền thoại được lưu lại, Benkei đã đứng trên cầu Gojo từ năm 17 tuổi, hạ bất cứ ai định đi qua cầu và thu lấy kiếm của họ. Ông đã bất bại trong 999 trận cho tới khi thất bại dưới tay 1 Samurai trẻ - Minamoto no Yoshitsune rồi trở thành thuộc hạ của ngài.
Yoshitsune và Benkei
Nhưng nhìn chung thì họ đều là những kiếm sĩ rất giỏi. Chính xác thì, nước Nhật không có dưới 10 kiếm sĩ xuất chúng, bởi thời đại nào cũng có vô số cái tên. Tuy nhiên, chúng ta có thể liệt kê những cái tên như: Bất bại kiếm sư Miyamoto Musashi, Bạo chúa Oda Nonunaga, Uesugi Kenshin, Hattori Hanzou, Minamoto no Yorimitsu và Minamoto no Yoshitsune.
Miyamoto Musashi trong manga
Trong lịch sử, kiếm thuật của các samurai đã phát triển và phân hóa thành rất nhiều kiếm phái. Dĩ nhiên, có những kiếm phái đã lụi tàn do không còn thế hệ nào thừa kế chúng. Chính những samurai đã tạo nên sự phong phú cho nền võ thuật Nhật Bản thời kỳ phong kiến.
Thông thường, samurai sử dụng tới 2 thanh kiếm. Một thanh là katana, và 1 thanh ngắn hơn giắt ở hông là wakizashi. Khác với những liên tưởng cho rằng samurai thường dùng katana để chiến đấu, họ sẽ sử dụng wakizashi nhiều hơn bởi katana đối với những kiếm sĩ đều là vật quý nên họ không muốn làm mẻ nó. Katana thường sẽ chiếm vinh quang trong những việc mang tính hình thức, màu mè như cắt đầu kẻ địch, chém dân chúng hay seppuku. Nhưng khi họ gây lộn với giết địch, họ sẽ phải dùng wakizashi.
Miyamoto Musashi là người đầu tiên đã tạo ra và cải tiến kĩ thuật sử dụng cả 2 thanh kiếm này trong chiến đấu
Khác với samurai, những kĩ thuật của ninja dù rất đỉnh cao nhưng khi đối chiến công bằng, cơ hội của họ lại không được cao lắm. Vậy nếu đánh không lại thì họ làm gì? Họ sẽ tìm cách cắt cổ họ bằng phương thức ám sát. Vốn dĩ thì họ cũng đâu có hiếu chiến.
Hoặc ít nhất là họ dùng shuriken giỏi hơn là samurai thông thường.
Shuriken của ninja
Nhẫn giả rất giỏi trong các kĩ thuật như kĩ thuật phi thân (cũng gần giống với Parkour), kĩ năng ẩn thân, lẩn trốn và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như leo móc. Họ có xu hướng sử dụng những món vũ khí nhẹ, nhỏ gọn mà hiệu quả cao như shuriken (thủ lý kiếm), shoku (gai tay), kusari-gama (liềm xích),... và những loại kiếm ngắn như Tantou (đoản đao) và wakizashi. Hay thực tế hơn, họ sử dụng 1 loại kiếm chuyên dụng có tên là Ninjatou.
Thanh kiếm của những nhẫn giả
Và kể cả... súng. Những ninja thời phong kiến đã biết chế tạo bom khói để tung hỏa mù, rồi súng để ám sát mục tiêu, cụ thể là Tanegashima. Nhìn chung, nhẫn giả không chỉ có sức mạnh, kĩ thuật hơn người mà cũng sở hữu khí tài đặc biệt hơn so với các samurai.
Súng hỏa mai Tanegashima
IV. Tổng kết
Mặc dù có nhiều điểm khác nhau, nhưng samurai và ninja đều có những điểm chung. Chính họ đã trở thành đại diện cho văn hóa nước Nhật, trở thành sự tự hào, kiêu hãnh của cả 1 quốc gia. Đề tài về họ đã tạo nên vô số những tác phẩm từ phim ảnh, truyện tranh cho đến game nổi danh trên toàn thế giới.
Naruto và Kenshin
Chính vì thế, hình ảnh của họ sẽ không bao giờ bị phai nhạt đi mà vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cho đến những thế hệ mai sau.