[Review] Days Gone: Hứa hẹn bao nhiêu, thất vọng bấy nhiêu (p1)

Andrew Anh  - Theo Helino | 30/04/2019 11:57 PM

Không phải vô cớ mà giới phê bình lại chấm điểm Days Gone thấp đến vậy. Đây thực sự là nốt trầm buồn của Sony nói chung và hệ máy PS4 nói riêng.

Dù được xem là một trong số những bom tấn đáng chơi của năm 2019, thế nhưng sau vài ngày phát hành, Days Gone lại nhận về những nỗi thất vọng tràn trề từ game thủ cho dù bản thân nó có rất nhiều những điểm sáng đáng khen ngợi khi được so với những tự game khác.

[Review] Days Gone: Hứa hẹn bao nhiêu, thất vọng bấy nhiêu (p1) - Ảnh 1.

Trong khoảng 10 giờ trải nghiệm Days Gone, bạn dường như bị ném vào một thế giới với đầy hướng dẫn mà thực sự là chẳng có gì. Bạn sẽ vào vai Deacon, xách khẩu súng của mình và rồi chỉ cho bạn các lần dấu những con nai dù phần đó đã được thực hiện từ trước. Sau đó bạn còn phải nhận nhiệm vụ thu thập nhiều thịt hơn khi dự trữ của mình sắp cạn và làm một vài thứ bạn chẳng cần làm lại nữa. Bạn cũng không cần nấu và ăn, bạn có thể chỉ cần quyên góp thịt cho các trang trại xung quanh bản đồ để kiếm được số tiền không đáng kể và tạo dựng niềm tin với những người ở đó. Đôi khi, chỉ vài phút dừng lại để thịt con sói tấn công bạn quả thật cũng chẳng đáng.

[Review] Days Gone: Hứa hẹn bao nhiêu, thất vọng bấy nhiêu (p1) - Ảnh 2.

Giống như nhiều thứ khác trong Days Gone, việc săn bắn có lẽ luôn là một ý tưởng tốt, nó đã được thực hiện nhưng rồi lại bất chợt bị bỏ rơi. Đa số các nhiệm vụ của Days Gone thiếu mục đích. Mạch dẫn truyện của game dù khéo léo thực hiện sao cho thật sự có ý nghĩa và rất thú vị nhưng lại chẳng bao giờ đạt được như mong muốn, với các nhân vật mà hành động và động lực của họ chẳng rõ ràng. Cưỡi chiếc xe máy vòng quanh thế giới trong game, tiêu diệt lũ thây ma và bầy xác sống có thể làm bạn cảm thấy thỏa mãn khi so với các tưa game thế giới mở khác, nhưng cuối cùng, người ta vẫn sẽ đặt câu hỏi, "mục đích của nó là gì?"

[Review] Days Gone: Hứa hẹn bao nhiêu, thất vọng bấy nhiêu (p1) - Ảnh 3.

Chương đầu tiên của game dài khoảng 20 tiếng tạo ra nhiều tạo ra một vài vòng liên hệ nhân vật. Hai năm sau khi bùng phát đại dịch, đôi bạn thân Deacon St. John và Boozer đã trở thành những kẻ lang thang làm những công việc lạ thường cho các trại tị nạn gần đó và giữ được mối giao hảo tuyệt vời. Vợ của Deacon là Sarah đã tử nạn khi đại dịch bắt đầu. Dù Deacon đã cố gắng đưa Sarah lên chiếc trực thăng của chính phủ đến một trại tị nạn để được chăm sóc y tế, thì thật không may, lũ xác sống đã càn qua và Sarah có lẽ đã chết. Boozer đề xuất cùng Deacon nam tiến để quên đi nỗi đau, nhưng xe của Deacon lại hỏng và nhiều bộ phận bị lấy đi. Do vậy mục tiêu chính của Deacon là lấy được niềm tin và vật phẩm từ các trại gần đó để sửa sang lại chiếc xe.

[Review] Days Gone: Hứa hẹn bao nhiêu, thất vọng bấy nhiêu (p1) - Ảnh 4.

Chiếc motor gần như là trung tâm của tất cả mọi thứ trong Days Gone. Khi bạn muốn đến bất kì nơi nào, kể cả sử dụng fast travel, chiếc xe là thứ bạn buộc phải có. Do vậy, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, hay luôn để chiếc xe của mình luôn bên cạnh. Tuy nhiên, việc rời khỏi chiếc xe lại là cách tốt nhất để tiếp cận mục tiêu. Bạn cần phải đậu xe đủ xa để chúng không nghe thấy bạn, nhưng sẽ có lúc bạn cần phải chạy tới chiếc xe thật nhanh nếu kế hoạch đổ bể và bạn phải chạy trốn. Và khi bạn phải lén lút vượt qua hàng loạt tên xác sống để thu nhặt vật phẩm như băng cứu thương hay đạn dược, hãy chú ý thu nhặt thêm xăng và mảnh kim loại để luôn giữ xe ở trại thái tốt nhất, nếu không, chính chiếc xe sẽ là nỗi phiền toái của bạn đấy. Một điều có lợi của game là xăng và mảnh kim loại luôn tái sinh nếu bạn rời đi rồi quay trở lại tại 1 vị trí. Do vậy, đừng sợ hết tài nguyên, chỉ là liệu bạn có đủ thời gian hay không.

[Review] Days Gone: Hứa hẹn bao nhiêu, thất vọng bấy nhiêu (p1) - Ảnh 5.

Lúc đầu, bạn làm việc cho hai trại tị nan: một là thành trì của Copeland và trại lao động của Tucker. Copeland có một thợ máy có thể nâng cấp xe của bạn, trong khi Tucker lại sở hữu một kho đạn dược hoành tráng. Chiếc xe ban đầu của bạn sẽ tiêu tốn khoảng 1 gallon xăng trên 1 dặm, và xui xẻo thay, bạn chẳng thể trữ xăng trên trên xe hoặc trên người, do đó, bạn buộc phải quay lại trại để nạp đầy bình hoặc liên tục tranh giành những can xăng trong khu vực đầy xác sống. Điều này đôi khi khiến bạn phải đi lang thang hoặc làm những công việc mà bạn không muốn trong sự bực bội, với nhiều nhiệm vụ thật đáng bỏ qua để thực sự bắt đầu.

[Review] Days Gone: Hứa hẹn bao nhiêu, thất vọng bấy nhiêu (p1) - Ảnh 6.

Nhiều nhiệm vụ ban đầu bao gồm săn tiền thưởng và giải cứu mà trong đó, bạn phải đi đến một nơi, theo dấu những cá nhân sử dụng Survival Vision để làm nổi bật dấu chân và những manh mối khác, rồi ra tay giải quyết đám xác sống hay lũ cướp bóc. Những nhiệm vụ như vậy đòi hỏi bạn phải đưa mục tiêu sống sót trở về bằng mọi giá, có thể đuổi chúng trên chiếc mô tô của mình hoặc bắn thủng lốp xe của chúng. Thế nhưng nếu bạn hết xăng, hết đạn, hoặc xe lại hỏng, bạn sẽ thất bại và phải thực hiện nhiệm vụ đó từ đầu.

Trong một phân cảnh mà bạn phải truy dấu một tên trộm thuốc, một khi hoàn thành, nó thực sự sẽ không có liên quan đến tất cả những gì bạn đã chơi về sau. Và dù nó sau đó, bạn được phép chọn 1 trại tị nạn để trả lại số thuốc đó, hành động ấy cũng chẳng có một tác động rõ ràng đến cốt truyện về sau. Điều duy nhất mà bạn nhận được chỉ là tiền và niềm tin mà thôi. Nhưng nhiệm vụ sau đó, cũng mang trong mình một cấu trúc tương tự.

[Review] Days Gone: Hứa hẹn bao nhiêu, thất vọng bấy nhiêu (p1) - Ảnh 7.

Với hai trại tị nạn ban đầu, bạn có thể làm việc cho một trại này mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ với những trại khác. Thế nhưng sự tập trung vào hai trại tị nạn này vài tiếng đồng hồ cũng chẳng góp vào sơ đồ lớn của câu chuyện là bao. Một khi đến trại thứ ba, Lost Lake, 2 làn trại cũ rồi sẽ chìm vào quá khứ khi ở lán trại mới, họ có những thợ cơ khí giỏi và vũ khí tốt hơn.

(Còn tiếp)