Quên đứt cáp đi, game thủ sắp được trải nghiệm dịch vụ Internet siêu khủng từ Vũ Trụ

Nguyễn Tuấn Tài  - Theo Trí Thức Trẻ | 23/06/2017 04:23 PM

Mong rằng nỗi lo đứt cáp sẽ sớm đi vào dĩ vãng.

Đối với đa số mọi người, đây thực sự là một giấc mơ từ rất lâu: mạng internet có tốc độ cực nhanh, không lag sử dụng cho máy tính cá nhân hoặc điện thoại thông minh được cung cấp thông qua các vệ tinh thay vì những đường dây dẫn vào trong nhà của bạn.

Facebook, Google và thậm chí cả SpaceX đều đã nghĩ đến ý tưởng này, một phần bởi kỳ vọng sẽ bán được băng thông truy cập lớn cho một thị trường đang phát triển với tiềm năng to lớn – chính là thế giới đang phát triển của chúng ta.

Nhưng giờ đây, một cựu nhân viên của Google và là bạn của Elon Musk đã đánh bại tất cả bọn họ, trở thành người đầu tiên nhận được sự cho phép để thực sự xây dựng một dịch vụ internet vệ tinh thế hệ tiếp theo nhắm tới khách hàng là người Mỹ.

Nếu này được triển khai, dự án này có thể đem lại lợi ích mang tầm quốc gia đối với Mỹ bằng việc cung cấp băng thông rộng ở bất kỳ đâu trên nước Mỹ, đặc biệt là những khu vực nông thôn, nơi rất khó để triển khai và kết nối internet nếu sử dụng phương pháp truyền cáp thông thường.

Tại trung tâm mạng lưới mới của Greg Wyler bao gồm một hạm đội 720 vệ tinh, tất cả đều có quỹ đạo quay quanh Trái Đất ở độ cao 1.200 km. Các vệ tinh đầu tiên sẽ được phóng vào năm tới, và dịch vụ sẽ được bắt đầu cung cấp vào đầu năm 2019.

Trong hôm thứ Năm, các nhà chức trách liên bang đã bỏ phiếu cho Wyler và công ty của ông, OneWeb, chấp nhận sử dụng sóng vô tuyến để truyền internet xuống mặt đất. Dịch vụ internet vệ tinh hiện đã có sẵn, nhưng công nghệ hiện nay khá chậm, đắt đỏ và ngoài tầm với đối với người tiêu dùng cá nhân. Để có một kết nối đủ nhanh để hỗ trợ Netflix, người dùng có thể phải dành đến 200 USD/ngày – biến nó trở thành một mặt hàng chỉ áp dụng đối khách hàng là doanh nghiệp.

Ngược lại, dịch vụ internet vệ tinh thế hệ tiếp theo hứa hẹn sẽ làm giảm đáng kể chi phí bằng cách đưa các vệ tinh lại gần mặt đất hơn. Thay vì đặt quỹ đạo địa tĩnh học, nhà cung cấp đặt các vệ tinh trong quỹ đạo thấp của Trái Đất, dữ liêu internet sẽ tốn ít thời gian hơn trong việc lưu chuyển, biến internet thành một trải nghiệm mượt mà và nhanh chóng hơn.


Mong rằng nỗi lo đứt cáp sẽ sớm đi vào dĩ vãng

Mong rằng nỗi lo đứt cáp sẽ sớm đi vào dĩ vãng

OneWeb có thể là đơn vị đầu tiên được chấp thuận bởi FCC, nhưng chắc chắn nó không phải cuối cùng. Cơ quan này hy vọng đây sẽ là hành động bật đèn xanh cho những dự án tương tự, Chủ tịch Ajit Pai cho biết

Trong năm 2007, Wyler đã thử nghiệm ý tưởng này bằng cách thiết lập một mạng lưới vệ tinh tương tự nhằm hướng đến những khách hàng doanh nghiệp. Dự án này được biết đến với tên gọi O3b, hiện có 12 vệ tinh trên quỹ đạo trung bình, cách mặt đất khoảng 8.000 km.

Công ty này tự hào họ có khả năng cung cấp tốc độ truy cập lên đến 1Gbps – nhanh tương đương với Google Fiber – nhưng ít bị lag hơn. Bằng cách đặt các vệ tinh ở quỹ đạo thấp, độ trễ của internet sẽ được giảm xuống nhưng cái giá cho việc này là hệ thống sẽ cần nhiều vệ tinh hơn. Đó cũng là lý do OneWeb phải lên kế hoạch cho hàng trăm vệ tinh.

Trong khi đó, SpaceX có một kế hoạch tham vọng hơn với 4.400 vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Công ty này cùng với 10 đơn vị khác để đệ trình kế hoạch lên FCC hồi năm ngoái để được phê duyệt.

Về phía FCC đã có thông báo hôm thứ Năm, nếu những công ty trên nhận được sự chấp thuận, chính phủ cũng sẽ áp dụng chính xác những ưu tiên đối với họ cho OneWeb.

Tham khảo Sciencealert